Bố mẹ áp dụng tập các bài tập cho trẻ chậm phát triển tại nhà kết hợp với can thiệp cho con tại các trung tâm phục hồi chức năng là việc hết sức cần thiết. Sự đồng hành của bố mẹ sẽ giúp con trị liệu có hiệu quả và cải thiện nhanh chóng hơn.
8 bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển tại nhà
Hầu hết những trẻ chậm phát triển đều khó có thể kiểm soát được đầu, cổ và thân vì vậy việc tập luyện cho con rất khó khăn, thậm chí nhiều mẹ không dám tập luyện cho con vì lo lắng con sẽ bị đau.
Theo các nhà chuyên môn, bố mẹ cần áp dụng các bài tập cho trẻ chậm phát triển tại nhà để tình trạng của con sớm được cải thiện. Các bài tập vật lý trị liệu cho bé sẽ được nhà chuyên môn tại các trung tâm phục hồi chức năng hướng dẫn bố mẹ đảm bảo bố mẹ áp dụng tập cho trẻ hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi tại nhà đã được các nhà chuyên môn kiểm chứng, bố mẹ có thể tham khảo để kết hợp áp dụng tại nhà cho con.
Bài 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình cho trẻ
Bài tập này được đánh giá là bài tập đơn giản nhất trong các bài tập bố mẹ có thể tập kết hợp cho trẻ tại nhà. Với bài tập thứ nhất bố mẹ chỉ cần xoa bóp chân tay cho trẻ, con sẽ không cần vận động quá nhiều.
Bài tập này bố mẹ nên áp dụng hàng ngày cho con để các cơ của con được mềm hơn, khi đó việc trị liệu các bài tập nặng hơn của con tại trung tâm phục hồi chức năng sẽ có hiệu quả hơn và con hoạt động sẽ dễ dàng hơn.
Bài 2: Tạo thuận nâng đầu cổ
Bài tập này có mức độ khó hơn so với bài tập xoa bóp, tuy nhiên có mức độ hiệu quả cao và trực tiếp giúp trẻ nâng đầu, cổ tốt hơn.
Bài tập sẽ được thực hiện bằng các bước:
- Bước 1:Đặt trẻ nằm sấp trên giường hoặc một tấm đệm mềm
- Bước 2:Một tay bố/mẹ đặt cố định trên phía mông trẻ
- Bước 3: Đồng thời ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại ấn dọc theo hai bên từ dọc cột sống từ cổ xuống thắt lưng.
Bố mẹ nên tập bài tập này cho con hàng ngày hỗ trợ cổ của con cứng cáp, giúp con có thể nâng đầu và duỗi mình dễ dàng hơn. Bài tập được đánh giá rất cao cho trẻ lâu cứng cổ.
Bài 3: Tạo thuận lẫy
Bố mẹ tập cho trẻ bài tập này sẽ giúp trẻ có thể dễ dàng lật từ trạng thái nằm ngửa sang trạng thái nằm sấp.
Bài tập tạo thuận lẫy sẽ được thực hiện bằng các bước sau:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa lên giường hoặc một tấm đệm mềm
- Bước 2: Đặt 2 chân của trẻ duỗi thẳng xuống
- Bước 3:Gập từ từ một chân của trẻ chéo qua người
- Bước 4: Sau khi kéo chéo chân, trẻ ở trạng thái nằm nghiêng, bố mẹ để trẻ nằm ở trạng thái đó và để trẻ tự lật sang.
- Bước 5:Lặp lại với bên người còn lại của trẻ.
Bài tập này bố mẹ nên tập hàng ngày nhiều lần cho trẻ để trẻ có thể nhanh chóng lật nghiêng người từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại để trẻ chậm lẫy nhanh chóng cải thiện hơn.
Lưu ý: Không nên tập cho con khi con vừa ăn xong, lật lại nhiều lần khi đang no có thể sẽ khiến con bị trớ.
Bài 4: Giữ thăng bằng ở tư thế ngồi
Khi được tập bài tập này, trẻ sẽ tăng khả năng giữ thăng bằng, hành trình tập ngồi, tập đi của con sẽ dễ dàng hơn.
Bài tập giữ thăng bằng ở tư thế ngồi của con sẽ được thực hiện dưới các bước:
- Bước 1: Bố mẹ đặt trẻ ở tư thế ngồi ở trên sàn (nên trải cho con một lớp thảm mỏng ở dưới để nếu con bị ngã sẽ hạn chế khiến con bị đau)
- Bước 2:Bố/Mẹ sử dụng hai tay giữ chặt hai đùi của trẻ
- Bước 3:Đẩy nhẹ nhàng người của trẻ từ trước về sau, từ sau lên trước
- Bước 4: Dần dần bỏ hai tay ra khỏi đùi của trẻ, để trẻ tự lấy thăng bằng để ngồi
Tập luyện bài tập này hàng ngày, bố mẹ sẽ giúp con có khả năng con tự điều khiển bản thân, cân bằng khi ngồi, đứng, đi.
Bài 5: Tạo thuận bò trên đùi
Bài tập số năm tạo thuận bò trên đùi sẽ giúp bé tăng khả năng giữ bản thân khi đang trong tư thế bò.
Bài tập sẽ được thực hiện các bước:
- Bước 1: Bố/Mẹ duỗi thẳng hai chân
- Bước 2: Đặt trẻ ở tư thế bò trên đùi bố/mẹ
- Bước 3:Gập chân dưới và duỗi thẳng chân trên của trẻ
- Bước 4:Một tay bố/mẹ sử dụng để cố định mông trẻ
- Bước 5:Tay còn lại sử dụng để giữ chân trẻ
- Bước 6:Đẩy gót chân của trẻ về phía trước
- Bước 7: Sử dụng đùi hỗ trợ nâng thân của trẻ lên để trẻ ở tư thế bò
Mặc dù bài tập này phức tạp hơn so với các bài tập khác, tuy nhiên nếu bố mẹ tập luyện cho con hàng ngày sẽ can thiệp trực tiếp vào quá trình con biết bò.
Bước 6: Tạo thuận ngồi xổm và đứng dậy
Bài tập này sẽ giúp trẻ tăng khả năng thăng bằng khi đang ngồi xổm, thuận tiện cho trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bài tập số sáu sẽ được thực hiện bằng các bước:
- Bước 1:Bố/Mẹ ngồi quỳ xuống để thuận tiện giữ thăng bằng cho trẻ
- Bước 2: Đặt trẻ ở trạng thái ngồi xổm ở trước
- Bước 3: Dùng tay đặt vào đầu gối của trẻ, dồn một trọng lượng nhỏ lên bàn chân trẻ.
- Bước 4: Dần dần bỏ 2 tay ra khỏi đầu gối của trẻ, để trẻ tự ngồi xổm
- Bước 5:Động viên trẻ tự đứng dậy, nếu trẻ không đứng được bố mẹ sẽ hỗ trợ con.
Với bài tập này, trẻ sẽ được cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi ngồi xổm, thuận tiện cho trẻ khi ngồi chơi hoặc ngồi sinh hoạt vệ sinh cá nhân.
Bài 7: Tạo thuận đứng bám
Bài tập này được đánh giá khó khăn nhất trong quá trình tập luyện đối với cả bố mẹ và trẻ, tuy nhiên bài tập tác động rất lớn đến việc trẻ đứng và bước đi.
Bài tập tạo thuận đứng bám được thực hiện với các bước:
- Bước 1:Đặt trẻ đứng cạnh một vật thể ngang người trẻ để con bám vào được
- Bước 2: Bố mẹ dùng hai tay đặt cố định ở hai đùi hoặc háng trẻ
- Bước 3: Dần dần bỏ tay ra để có thể đứng vững
Lưu ý: Khi cho con đứng bám, bố mẹ không nên để con đứng cạnh mép bàn kính, hoặc những mép bàn vuông, nhọn, tập cầm nắm cho bé những đồ vật an toàn, hạn chế rủi ro khi con luyện tập. Có thể trẻ sẽ không đứng vững và bị ngã, khi đó sẽ rất nguy hiểm với con.
Bài 8: Dạy trẻ mặc áo
Với những trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng bố mẹ đã có thể áp dụng bài tập này cho con. Bài tập không chỉ giúp các cơ trên của trẻ được hoạt động linh hoạt mà còn hình thành cho con thói sinh hoạt độc lập.
Mẹ có thể hướng dẫn trẻ mặc áo qua 4 bước sau:
- Bước 1:Hướng dẫn con cầm áo lên
- Bước 2:Hướng dẫn con chui đầu qua cổ áo
- Bước 3:Hướng dẫn con xỏ lần lượt từng tay vào bên trong áo
- Bước 4:Hướng dẫn con kéo áo xuống
Bố mẹ nên khuyên con sau mỗi lần con mặc áo thành công để trẻ có thêm động lực tiếp tục thực hiện mặc áo vào lần sau.
Các bài tập cho trẻ chậm phát triển có hiệu quả?
Hiện nay, các bài tập vật lý trị liệu cho bé tại nhà là phương pháp được các nhà chuyên môn đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất đối với trẻ chậm phát triển nói chung và trường hợp đặc biệt của từng trẻ nói chung. Các bài tập đóng vai trò lớn trong quá trình trẻ cải thiện bằng phục hồi chức năng.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, nếu như trẻ chậm phát triển ở mức độ nhẹ thì có thể phục hồi nhanh chóng, thậm chí có thể phục hồi lại bình thường. Với những trẻ ở mức độ nặng hơn như trẻ sinh non thì sẽ mất nhiều thời gian vật lý trị liệu cho trẻ sinh non hơn, tuy nhiên bố mẹ vẫn sẽ thấy sự tiến bộ của con qua thời gian.
Gia đình chính là động lực, hành trang lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phục hồi của con. Vì vậy, khi đã lựa chọn phương pháp trị liệu cho con, bố mẹ nên tin tưởng vào phương pháp đó và hỗ trợ tập luyện kết hợp cho con tại nhà để con có thể phục hồi, trở lại với cuộc sống sinh hoạt tốt nhất.
Trên đây là những bài tập cho trẻ chậm phát triển hiệu quả bố mẹ có thể áp dụng để tự tập cho con tại nhà. Hy vọng với những nội dung có ở bài viết trên đây, bố mẹ sẽ nắm rõ các phương pháp và tập luyện hàng ngày cho con. Chúc bé sẽ luôn khỏe mạnh và tiến bộ nhanh chóng.