Tự kỷ thoái lui là tình trạng trẻ đang phát triển bình thường nhưng đột nhiên mất đi khả năng nói cùng các kỹ năng xã hội khác mà không rõ nguyên nhân. Tự kỷ thoái lui rất hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 30 tháng tuổi. Các kỹ năng có thể bị thoái lui đột ngột hoặc dần dần.
Tìm hiểu về trẻ tự kỷ thoái lui
Trẻ tự kỷ thoái lui (hội chứng Heller hay tự kỷ thoái triển) là chứng rối loạn phức tạp gây ra nhiều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau trong sự phát triển của bé. Tình trạng hiếm gặp này với những đặc trưng bởi sự khởi phát muộn, được hiểu đơn giản là một đứa trẻ đang phát triển rất bình thường nhưng đột nhiên bị mất đi khả năng nói hay các kỹ năng giao tiếp xã hội mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Tự kỷ thoái lui thường hiếm gặp, xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 30 tháng. Các kỹ năng của trẻ có thể bị thoái lui đột ngột hoặc dần dần. Tự kỷ thoái lui được xếp chung nhóm với những rối loạn phát triển lan tỏa, cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra.
Đa phần, đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ thường khởi phát từ trước 12 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có một số trẻ phát triển bình thường cho đến sau 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ đã đạt được các mốc kỹ năng và xã hội thích hợp, tuy nhiên vì lý do nào đó khiến trẻ dần mất đi các kỹ năng. Ban đầu là những thoái lui về ngôn ngữ, sau đó đến các kỹ năng tương tác xã hội.
Theo thống kê, có từ 20 đến 49% trẻ tự kỷ bị thoái lui, từ ít nói dẫn đến ngừng nói, giảm dần các giao tiếp bằng mắt, mất dần các cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay, trẻ ít tương tác… Cứ 100.000 trẻ thì có một trẻ bị tự kỷ thoái lui, hội chứng này phổ biến nhiều hơn ở các bé trai.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ thoái lui
Biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ thoái lui là mất dần các khả năng nói cùng các kỹ năng, giao tiếp xã hội một cách nhanh chóng, đột ngột hoặc diễn ra từ từ. Từ đó, việc hình thành các kỹ năng mới ở trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn hoặc trì trệ, không thể phát triển. Một số biểu hiện ban đầu của trẻ bị tự kỷ thoái lui như:
- Trẻ không phản ứng khi gọi tên.
- Khi được hỏi, trẻ thường đưa ra câu trả lời không liên quan.
- Trẻ có xu hướng nhại lời, thường xuyên lặp lại các cụm từ hay từ do người khác nói.
- bé mất dần khả năng chỉ vào đối tượng hay các thứ mà bản thân quan tâm, muốn sở hữu.
- Bé không muốn giao tiếp xã hội, chỉ muốn ở một mình. hạn chế giao tiếp bằng mắt hay tiếp xúc cơ thể với người khác.
- Không biết cách sử dụng đại từ hoặc đảo ngược câu từ khi giao tiếp.
- Mất dần khả năng bắt chước hành động của người khác.
>>Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Có Biết Bắt Chước Không? Cách Dạy Bé Bắt Chước
Bên cạnh đó, ở trẻ tự kỷ thoái lui cũng bất gặp những triệu chứng điển hình của rối loạn phổ tự kỷ thông thường như:
- Trẻ bị nhạy cảm với âm thanh, khứu giác, vị giác cùng với xúc giác một cách bất thường.
- Có những hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại như vỗ tay, xoay tròn hay lắc lư cơ thể.
- Trẻ tự kỷ hay ăn vạ, la hét, có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ đối với những thay đổi trong sinh hoạt, thói quen hàng ngày.
- Trẻ bị lo lắng thái quá hoặc ám ảnh với một vấn đề tưởng chừng là bình thường.
- Thường có những bốc đồng hay hành động thiếu suy nghĩ, hiếu động.
- Thói quen ăn ngủ của trẻ bị thay đổi thất thường, trẻ thường đi kèm với chứng ngủ quên.
- Chỉ có sở thích với một vài món đồ chơi nhất định, thường xuyên chơi cùng một cách, chỉ chơi một chỗ.
- Các sở thích, hành vi của trẻ thường lặp đi, lặp lại, ám ảnh và bất thường.
- Trẻ thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến những bộ phận tiểu tiết của đồ chơi, ví dụ như bánh xe của ô tô đồ chơi, tóc của búp bê…
Các biểu hiện của trẻ tự kỷ thoái lui thường xuất hiện sau ít nhất hai năm trẻ phát triển bình thường trong mọi lĩnh vực, triệu chứng thường xảy ra khi trẻ được 3 đến 4 tuổi hoặc muộn hơn nhưng nhìn chung đều trước năm trẻ lên 10 tuổi. Sau giai đoạn phát triển bình thường với đầy đủ các kỹ năng thì trẻ bắt đầu mất dần các kỹ năng này.
Nhìn chung, trẻ tự kỷ thoái lui sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn so với trẻ chậm phát triển. Trẻ thường đối diện với nguy cơ cao hơn ở việc không thể diễn đạt, cần được quan tâm nhiều hơn, giáo dục nhiều hơn so với các phân loại tự kỷ khác.
Nguyên nhân gây tự kỷ thoái lui ở trẻ
Đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây tự kỷ thoái lui ở trẻ. Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng nguyên nhân gây tự kỷ có thể do trẻ bị mất khả năng sản xuất năng lượng trong tế bào, tăng stress oxy hóa cùng những thương tổn ty thể. Do ty thể không sản xuất đủ năng lượng cung cấp cho não nên có thể gây ra tự kỷ thoái lui.
Một số kết quả nghiên cứu khác cho thấy tự kỷ thoái lui có thể xuất hiện trong cơ chế sinh học thần kinh của não. Một nửa số trẻ bị tự kỷ thoái lui có điện não đồ bất thường. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chừng mối liên kết giữa tự kỷ thoái triển cùng với rối loạn chức năng miễn dịch.
Sự phát triển bất thường, tăng cao của các tế bào miễn dịch do sự mở rộng của hạch hạnh nhân chính là phần kiểm soát các cảm xúc của não. Tự kỷ thoái lui cũng có thể liên quan đến co giật, sự liên quan đến sinh học thần kinh của não.
Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác cơ chế hình thành của tự kỷ thoái lui nên việc can thiệp trị liệu còn nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào được công nhận điều trị dứt điểm tự kỷ thoái lui hay các dạng tự kỷ khác. Các biện pháp can thiệp hiện nay chỉ giúp khắc phục các triệu chứng, giúp trẻ nhận thức tốt hơn về hành vi, ngôn ngữ, nhận thức.
Các biện pháp can thiệp dành cho trẻ tự kỷ thoái lui cũng tương tự như tự kỷ thông thường. Trọng tâm của các phương pháp can thiệp đều là giáo dục sớm với cường độ cao, can thiệp dựa trên hành vi và có cấu trúc cao. Sau đây là một số phương pháp thường được chỉ định can thiệp dành cho trẻ tự kỷ thoái lui:
- Liệu pháp hành vi: Các liệu pháp hành vi thường được chỉ định như phân tích hành vi ứng dụng, dạy trẻ học lại các ngôn ngữ, tự chăm sóc bản thân, học lại các kỹ năng xã hội theo cách có hệ thống. Hình thức trị liệu này nhằm mục đích tập trung vào việc thay đổi các hành vi không mong muốn cũng như củng cố các hành vi mong muốn.
- Điều hòa, làm giàu cảm giác: Trẻ tự kỷ thoái lưu thường đối diện với những rối loạn chức năng xử lý cảm giác như nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, vị giác…Điều hòa cảm giác giúp trẻ tự kỷ có những xử lý cảm giác nhẹ nhàng hơn.
- Âm ngữ trị liệu: Phương pháp này giúp cải thiện giao tiếp cho trẻ bằng lời nói, giao tiếp không lời hay giao tiếp xã hội. Tự kỷ thoái lui khiến cho trẻ gặp phải một số thách thức liên quan đến giao tiếp cùng lời nói. Có một số trẻ tự kỷ không biết nói, một số khác lại gặp khó khăn trong việc duy trì trò chuyện hay ngôn ngữ cơ thể, nét mặt khi giao tiếp với người xung quanh. Âm ngữ trị liệu giúp dạy trẻ tự kỷ cách giao tiếp theo những phương cách chức năng hơn.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tự kỷ thoái lui cùng các phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phân loại tự kỷ này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!