Trẻ tự kỷ thường ít khi cười, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu đời, trẻ tự kỷ thường không cười do thiếu hụt những biểu hiện về nét mặt cùng với hướng nhìn về người khác. Trẻ thiếu hụt kỹ năng cười, giao tiếp trong giai đoạn 6 tháng đầu đời có thể được xem là một biểu hiện sớm của chứng tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có hay cười không?
Trẻ tự kỷ thường rất ít khi cười, chuyên gia nhận định nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu đời, trẻ tự kỷ thường không cười . Ở giai đoạn này có thể thấy các biểu hiện như trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, không giao tiếp bằng mắt, tránh tương tác với mọi người xung quanh, không hiểu các cử chỉ, hành động của cha mẹ và mọi người nên hầu như con không cười.
Theo nhận định của chuyên gia, xét ở góc độ hành vi thì nụ cười thường có liên quan đến hai yếu tố là biểu hiện trên khuôn mặt cùng hướng nhìn về phía của người đối diện. Ở trẻ tự kỷ, phần lớn thường bị thiếu hụt cả hai yếu tố cơ bản này nên trong thực tế, trẻ tự kỷ thường ít khi cười.
Đã có những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, trẻ ít tương tác, thiếu hụt kỹ năng nói và cười khi được 6 tháng tuổi thường có nhiều khả năng mắc tự kỷ. Thống kê có hơn 80% trẻ tự kỷ gặp phải vấn đề về giao tiếp, trẻ không có tương tác bằng ánh mắt và nụ cười. Vì vậy mà dấu hiệu trẻ ít cười cũng có thể được xem là một trong những biểu hiện sớm của trẻ tự kỷ.
Một điều đặc biệt ở đây là trẻ tự kỷ có thể cười, phát ra tiếng cười nhưng rất ít. Con hay cười trong những trường hợp kỳ lạ, không có gì đáng cười nhưng trẻ có thể tự bật cười mà không cần bất cứ lý do nào, cười trong hoàn cảnh không phù hợp mà chúng ta không thể lý giải về nụ cười của trẻ. Con có thể tự cười một mình chứ ít khi biểu lộ những điều này với người xung quanh.
Tiếng cười của trẻ tự kỷ có gì khác lạ so với bình thường?
Tiếng cười của trẻ tự kỷ dường như rất kỳ lạ và hiếm gặp, tiềm ẩn những biểu hiện kỳ lạ mà chúng ta khó có thể lý giải. Trẻ tự kỷ thường có xu hướng cười trong những tình huống kỳ lạ, không thích hợp, không có bất cứ yếu tố bên ngoài nào tác động vào khiến cha mẹ không thể hiểu hay giải thích được nụ cười của con mình do đâu. chuyên gia thường gọi là “cười không chia sẻ”. Giọng cười của trẻ có lúc thì khúc khích, nhẹ nhàng, có lúc lại cười ré lên bất thường.
Cụ thể, những đứa trẻ phát triển tự nhiên thường biểu hiện sự vui vẻ, hứng thú của bản thân với hai kiểu cười cơ bản là cười thành tiếng và cười không thành tiếng. Còn những đứa trẻ tự kỷ dường như chỉ biểu hiện duy nhất đúng một kiểu cười là có phát ra âm thanh. Tức là tiếng cười chỉ để biểu hiện về trạng thái tích cực bên trong của bản thân trẻ chứ không có sự liên quan đến những tương tác xã hội bên ngoài.
Một điều đặc biệt trong tiếng cười của trẻ tự kỷ đó là khả năng thu hút đối với mọi người xung quanh. Tiếng cười của người tự kỷ thường phát ra âm sắc đặc biệt, chứa đựng những cảm xúc tích cực nên dễ dàng thu hút người xung quanh. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ngay cả khi một người nào đó không biết người đang cười là người tự kỷ thì họ vẫn bị thu hút bởi tiếng cười phát ra đó.
Tiếng cười của trẻ tự kỷ chẳng bao giờ bắt nguồn từ sự gượng ép mà được biểu hiện thông qua sự chân thực từ bản chất bên trong của trẻ. Vì thế, cha mẹ không cần cố gắng để kiểm soát tiếng cười của bé, hãy cứ để con thoải mái, tự do và vui vẻ với điều đó.
Có đôi lúc, trẻ tự kỷ có thể cười lâu hơn so với bình thường, tuy nhiên điều này không đáng lo ngại bởi vì trẻ lúc này thường có sự đánh giá cao hơn về những chi tiết nhỏ nhặt. Trẻ muốn cảm nhận và hưởng thụ những chi tiết này một cách trọn vẹn nhất nên thường cười lâu hơn.
Trẻ ít cười có phải là dấu hiệu của tự kỷ?
Tuy trẻ ít cười được xem là một biểu hiện tự kỷ ở trẻ sơ sinh nhưng chỉ căn cứ vào đặc điểm, tiếng cười của trẻ không thể giúp nhận định chính xác tình trạng của bé. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian, quan sát và để ý con trong các hoạt động hàng ngày để phát hiện các bất thường khác, có thêm nhiều đặc điểm để nhận định. Nếu nghi ngờ bé bị tự kỷ, hãy cho con đi thăm khám sớm để được kiểm tra, đánh giá chính xác.
Trẻ tự kỷ được đánh giá qua nhiều biểu hiện, khía cạnh khác nhau như khả năng ngôn ngữ, mức độ phát triển, mức độ tương tác xã hội, các hành vi lặp lại bất thường… Những biểu hiện như trẻ ít cười, trẻ đi kiễng chân, trẻ ít tương tác… được xem là công cụ, biểu hiện giúp bác sĩ đánh giá tình trạng ban đầu của bé. Phải thông qua những bài test, xét nghiệm chuyên sâu mới có thể nhận định chính xác một đứa trẻ có đang mắc tự kỷ hay không.
Nhìn chung, nếu chỉ thông qua xác định trẻ tự kỷ có cười hay không sẽ không đủ yếu tố giúp chẩn đoán tình trạng của trẻ. Phụ huynh cũng không chỉ dựa vào mỗi yếu tố này để tự xác nhận tình trạng của con. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ tự kỷ, cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc các thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ tự kỷ có hay cười không? Hy vọng qua đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về trẻ tự kỷ cũng như có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ phù hợp. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!