Nhiều bậc phụ huynh lo lắng trẻ nhỏ có những biểu hiện của trẻ tự kỷ và có những trường hợp trẻ được chẩn đoán là tự kỷ nhưng thực tế chỉ là những biểu hiện tự kỷ giả. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ, tránh nhầm lẫn tự kỷ ảo ở trẻ.
Hội chứng tự kỷ ảo ở trẻ
Hiện nay, có rất nhiều trẻ nhỏ được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ nhưng khi cha mẹ ngưng cho trẻ tiếp xúc với màn hình trong 1 vài tháng thì hội chứng này mất đi. Đây chính là hội chứng tự kỷ ảo ở trẻ và xuất hiện rất nhiều ở các trẻ nhỏ từ 0 đến 4 tuổi.
Có một số phụ huynh khi thấy con nhỏ có những biểu hiện như trẻ ít tương tác, chậm nói, chậm phát triển thì rất lo sợ. Khi tìm hiểu thông tin trên mạng thấy con mình có các dấu hiệu của trẻ tự kỷ nên nhầm lẫn cho rằng trẻ đã bị mắc hội chứng tự kỷ.
Có những trường hợp trẻ nhỏ tiếp cận màn hình tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… rất nhiều, suốt một thời gian dài và đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn não phát triển có những biểu hiện được dán nhãn là tự kỷ.
Trên thực tế, rối loạn phổ tự kỷ khác với chậm phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ chậm phát triển sẽ có biểu hiện giống trẻ tự kỷ như giao tiếp ngôn ngữ kém, phản ứng chậm,… song các trẻ này vẫn có những tương tác mắt và hoạt động thể chất, tinh thần hoàn toàn bình thường.
Ảnh hưởng của smartphone với hội chứng tự kỷ ảo
Smartphone gây ra các triệu chứng giống tự kỷ nhưng hoàn toàn không phải tự kỷ ở một số trẻ nhỏ hiện nay. Có một số điều về smartphone mà phụ huynh cần lưu ý cho con nhỏ như sau.
Bên cạnh những mặt lợi của các thiết bị điện tử là những tác hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ nhỏ. Các nhà khoa học và chuyên gia nhi khoa thấy rằng các thiết bị điện tử gây hại nhiều hơn cho trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời nếu không có sự kiểm soát.
Chuyên gia y tế thế giới nói rằng cho đến 5 tuổi, các loại thiết bị màn hình đều không có lợi cho trẻ. Đặc biệt, tổ chức y tế thế giới nói rằng trẻ trước 2 tuổi không giờ màn hình, tức trước 2 tuổi, cha mẹ không nên để bé tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử. Bởi, điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển thực tế của trẻ nhỏ.
Sau khi bé được 2 năm tuổi, cha mẹ có thể cùng bé tương tác với các thiết bị điện tử 1 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên cần phải chọn những chương trình phù hợp và trẻ nhỏ mọi lứa tuổi đều rất cần người để tương tác cùng. Vậy nên cha mẹ nên dành thời gian quan tâm, giao tiếp trực tiếp với trẻ.
Có rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng để con tự học trên các thiết bị điện tử là tốt cho sự phát triển tư duy nên nhiều trẻ nhỏ tiếp xúc với màn hình ít nhất 4 tiếng liên tục mỗi ngày. Tuy nhiên, khoa học chứng minh với trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, trẻ sẽ không thể tiếp thu học vấn được.
Cho trẻ nhỏ sử dụng smartphone không kiểm soát là một trong những tác hại dẫn đến tự kỷ ảo ở trẻ mà có thể nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, nhầm lẫn trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển.
Vậy làm thế nào để phân biệt được triệu chứng tự kỷ ảo ở trẻ?
Trẻ nhỏ có những biểu hiện giống với mô tả dấu hiệu trẻ tự kỷ không có nghĩa là chắc chắn trẻ sẽ bị mắc chứng tự kỷ. Bởi, trong giai đoạn phát triển trẻ có thể gặp những rối loạn khác. Dưới đây là một số lưu ý trong giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần quan tâm để biết con mình có thật sự mắc hội chứng tự kỷ hay không.
- Đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa: Để biết được trẻ có thật sự bị rối loạn phổ tự kỷ hay chỉ là triệu chứng tự kỷ ảo, các bậc phụ huynh cần phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm đánh giá toàn diện và chuyên sâu chẩn đoán.
- Tự kỷ thường kéo dài: Bệnh tự kỷ ở trẻ thường theo suốt cuộc đời và ít có khả năng có thể điều trị dứt điểm. Vậy nên khác với trẻ tự kỷ thì trẻ mắc triệu chứng tự kỷ ảo sau một thời gian vẫn có thể hoạt động, tương tác như trẻ bình thường khác.
- Tương tác: Trẻ bị tự kỷ thường không tương tác mắt, trẻ không phản ứng khi gọi tên, thờ ơ với mọi người xung quanh và những phản ứng, tương tác xã hội kém. Có nhiều trường hợp trẻ sẽ nói và làm những điều không phù hợp. Ở trẻ tự kỷ ảo, thường không xuất hiện những biểu hiện này.
- Rối loạn: Trẻ tự kỷ thường không ngồi cùng hoặc chơi cùng các bạn. Đây là biểu hiện của rối loạn quan hệ xã hội ở trẻ. Trẻ còn bị rối loạn ngôn ngữ, trẻ có thể không nói, không dùng ngôn ngữ giao tiếp hoặc chậm nói. Trẻ phát ra những âm vô nghĩa hoặc nhắc lại lời người khác mà không biết ý nghĩa.
Hiện tượng tự kỷ ảo ở trẻ xuất hiện từ năm 2014 cho đến nay cho thấy rất nhiều trường hợp trẻ bị chẩn đoán hoặc nhầm với rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng thực tế cho thấy trẻ nhỏ hiện nay được tiếp xúc với công nghệ quá sớm mà thiếu sự tương tác thực tế với mọi người và xã hội.
Nhiều trường hợp trẻ tự thu mình với thế giới ảo qua màn hình mà trẻ được tiếp xúc nên phụ huynh nhầm tưởng rằng trẻ mắc tự kỷ trong giai đoạn phát triển. Vậy nên, phụ huynh cần theo dõi, kiểm soát việc sử dụng thiết bị điện tử đối với trẻ và tìm hiểu những biện pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả nếu có bất kỳ vấn đề nào.
Đối với trường hợp trẻ thật sự mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ nên nhanh chóng liên hệ các trung tâm điều trị trẻ tự kỷ để có thể tìm những phương pháp can thiệp hiệu quả nhất cho trẻ.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin chi tiết, hữu ích về hội chứng tự kỷ ảo ở trẻ hiện nay. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ để hiểu con nhỏ nhiều hơn tránh nhầm lẫn về bệnh tự kỷ ở trẻ.