Trẻ tự kỷ hay ăn vạ là tình trạng thường gặp gây ra những khó khăn cho cha mẹ khi xoa dịu, vỗ về con. Nguyên nhân có thể do trẻ không thích, không vừa lòng hoặc do trẻ muốn được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số các xử lý khi trẻ tự kỷ ăn vạ.
Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ hay ăn vạ
Hành động hay ăn vạ của trẻ tự kỷ thường được lý giải do trẻ bày tỏ sự thất vọng của mình khi không đạt được điều gì đó như mong muốn hay do trẻ bị kích thích từ các yếu tố bên ngoài khiến cảm xúc bị quá tải cần phải giải tỏa chúng. Hành vi ăn vạ của trẻ có thể được giải quyết thông qua phản ứng nhất định và cũng có xu hướng biến mất khi trẻ lớn hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường khiến trẻ tự kỷ bộc phát hành vi ăn vạ:
- Do trẻ bị phớt lờ hoặc do không đạt được thứ mình muốn nên hình thành hành vi ăn vạ.
- Bé có thể bị một yếu tố ngẫu nhiên kích thích, thậm chí việc này có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang ở một mình. Hoặc trẻ ít tương tác nhưng lại bị quấy rối.
- Do trẻ tự kỷ đang tức giận hoặc thất vọng về một điều gì đó, cơn thịnh nộ trong lòng dẫn đến hành động ăn vạ.
- Do bé đang muốn đạt được điều mình mong muốn. Điều trẻ cần có thể là một món đồ chơi hay do không được thực hiện thói quen nào đó hoặc do phải ăn món thức ăn mà bản thân không yêu thích …
Các cơn thịnh lộ càng dễ dẫn đến hành vi ăn vạ khi trẻ tự kỷ cảm thấy người mệt mỏi, không khỏe nhưng đều sẽ có mục tiêu, ý muốn đạt được đằng sau nó. Sự quá tải cảm xúc khiến trẻ không thể kiểm soát được nên để chúng bùng nổ bằng hành vi ăn vạ thường là phản ứng của trẻ tự kỷ.
Nhìn chung, rối loạn phổ tự kỷ gây ra những rối loạn ở não bộ khiến trẻ khó kiểm soát được hành vi và cảm xúc của bản thân. Cùng với đó, trẻ cũng rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố từ bên ngoài khiến tình trạng mất kiểm soát ngày càng trầm trọng hơn, biểu thị bằng các hành động tiêu cực như trẻ tự kỷ hay la hét. ăn vạ, đập phá đồ đạc.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ hay ăn vạ
Biểu hiện của mỗi đứa trẻ khi ăn vạ thường không giống nhau, chúng có thể là những cơn giận dữ bùng nổ với nhiều hành vi, hành động vô tổ chức để bày tỏ sự thất vọng. Khi cơn thịnh nộ bùng phát, bạn sẽ thấy trẻ:
- Khóc òa.
- Người gồng cứng.
- Trẻ tự kỷ hay la hét.
- Trẻ đá, đẩy đổ mọi thứ xung quanh.
- Ngã người xuống đất, quẫy đạp lung tung.
- Bỏ chạy vào một góc riêng quen thuộc….
Ở một số ít trẻ còn có biểu hiện tiêu cực hơn là nín thở. Trẻ ăn vạ nhiều còn bị nôn, trớ.
Trẻ tự kỷ khi ăn vạ có khả năng phá vỡ mọi thứ xung quanh nhà, các hành vi của chúng trở nên tiêu cực, hung dữ hơn khi nổi cơn thịnh nộ. Ăn vạ lúc này chính là cách để trẻ tự kỷ bày tỏ sự thất vọng của bản thân với những thách thức chúng đang phải đối mặt.
Chỉ một cơn khát nước, đói, mệt hay nhìn thấy màu sắc không yêu thích, ăn món ăn không phải sở thích có thể dễ dàng khiến trẻ tự kỷ bùng nổ cảm xúc tiêu cực, thất vọng khiến trẻ tức giận. Từ tức giận dễ khiến trẻ nổi cơn tam bành, ăn vạ.
Cách giúp cha mẹ xoa dịu khi trẻ tự kỷ ăn vạ
Cha mẹ cần phân biệt cơn thịnh lộ dẫn đến hành vi ăn vạ của trẻ là điều cần làm đầu tiên mới có thể giúp trẻ tự kỷ xoa dịu tâm trạng. Sau đó, bạn cần phải chú ý quan sát xung quanh để xác định nguyên nhân, động cơ gây ra nguồn cơn ăn vạ.
Trẻ tự kỷ ăn vạ, nguồn cơn có thể do bé đang muốn có một thứ gì đó, đồ chơi nào đó hay chỉ đơn giản là đang muốn thu hút sự chú ý của cha mẹ. Bạn hãy cố gắng nhận diện nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ hay ăn vạ, nhưng đừng vội đáp ứng trẻ ngay lúc đó.
Trong nhiều trường hợp, việc đưa đối tượng ăn vạ ra khỏi tầm nhìn của trẻ lại mang lại những tác dụng tích cực. Trường hợp trẻ tự kỷ có xu hướng hay ăn vạ ở những chỗ đông người, cha mẹ cần phải dạy trẻ cơ chế đối phó, bắt đầu ngay từ các cuộc tụ tập nhỏ.
Nếu vì thu hút sự chú ý của cha mẹ mà trẻ tự kỷ ăn vạ, lúc này phụ huynh hãy thử rời ra khỏi môi trường gần trẻ, ở vị trí xa hơn mà trẻ vẫn có thể quan sát thấy. Điều này có thể mang lại hiệu quả giúp giảm bớt hoặc chấm dứt cơn giận dữ, hành vi ăn vạ của trẻ.
Sau khi cơn thịnh nộ của trẻ đi qua, cha mẹ cần phân tích cho con hiểu những hành vi vừa rồi của trẻ là sai trái, không được làm như vậy để trẻ nhận ra sai lầm của bản thân. Bên cạnh đó, hãy khen ngợi những hành vi cùng biểu hiện tốt để khuyến khích trẻ.
Cha mẹ cần ở bên, kiên trì và đồng hành cùng con để xây dựng các kỹ năng cần thiết như:
- Kiểm soát hành vi, xung động.
- Khuyến khích con truyền đạt mong muốn và nhu cầu.
- Dạy trẻ kỹ năng tự xoa dịu bản thân, kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng thương lượng hay trì hoãn sự hài lòng…
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc các thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ tự kỷ hay ăn vạ. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!