Mỗi trẻ tự kỷ đều có những khác biệt trong giao tiếp hàng ngày, có trẻ đạt được mốc phát triển ngôn ngữ, có trẻ thì chậm nói hoặc hoàn toàn không thể nói được. Trẻ tự kỷ có thể sử dụng ngôn từ theo những cách khác lạ, gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ hay hiểu các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng nói.
Trẻ tự kỷ thường giao tiếp như thế nào?
Dưới đây là một số đặc điểm giao tiếp thường thấy của trẻ tự kỷ thường được sử dụng như biểu hiện giúp chẩn đoán hội chứng tự kỷ:
Đặc điểm giao tiếp giai đoạn tập nói
- Bé chậm nói, nói bập bẹ hay sử dụng từ không tốt, chỉ nói được từ đơn hoặc nhại lời. Trẻ có thể nói ít hơn hoặc sử dụng lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc này có thể bao gồm việc sử dụng cụm từ hoặc chữ viết đã được học.
- Bé tự kỷ có thể trả lời chậm họ tên của mình hoặc không trả lời và không phản ứng lại những nụ cười xã giao của người xung quanh.
- Trẻ có thể gặp khó khăn khi sử dụng nét mặt hoặc giao tiếp thông qua cử chỉ, chẳng hạn như trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, bé không phản ứng khi gọi tên.
- Trẻ tự kỷ chỉ thích chơi một mình trong thế giới của riêng bản thân, tập trung vào lợi ích của bản thân, ít thể hiện khả năng chia sẻ sở thích của mình cho người khác.
- Trẻ không chơi trò giả vờ, hay trẻ không chịu nói theo.
Đặc điểm giao tiếp giai đoạn thanh thiếu niên
- Giao tiếp của trẻ tự kỷ giai đoạn này đặc trưng bằng việc sử dụng ngôn ngữ hạn chế hoặc sẽ sử dụng ngôn ngữ đó quá mức. Giọng nói của trẻ tự kỷ được miêu tả luôn “bằng phẳng, đều đều” giống robot, đi kèm với việc lặp đi lặp lại một số cụm từ nhất định.
- Trẻ chỉ giao tiếp nói chuyện qua lại với người khác về chủ đề bản thân thật sự quan tâm, trẻ ít tương tác về vấn đề khác, không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không có sự chia sẻ cảm xúc tích cực.
- Không sử dụng ngôn từ giao tiếp và trẻ cũng không hiểu được nghĩa bóng của câu nói.
- Khi tương tác với người khác, trẻ có thể không hiểu được các biểu hiện trên khuôn mặt hay các tín hiệu phi ngôn ngữ thể hiện bằng khuôn mặt, hành động, trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện nhỏ đi kèm với một số phản ứng hạn chế trong các tình huống xã hội.
- Trẻ khó khăn khi sử dụng các cử chỉ, ánh mắt, nét mặt và ngay cả giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với mọi người.
- Trẻ có thể đưa ra các câu trả lời không có sự liên quan gì đến câu hỏi bạn đặt ra.
Ngoài ra, đặc điểm chung thường thấy ở trẻ tự kỷ mọi độ tuổi là nói lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ. Trẻ sử dụng những cụm từ này thường không có nghĩa hoặc sử dụng chúng trong ngữ cảnh bất thường. Chẳng hạn như trẻ có thể lặp lại câu nói của những người quen thuộc xung quanh hoặc lặp lại câu nói mà trẻ thích trong video trẻ đã xem.
Trẻ có thể sử dụng ngôn từ theo nhiều cách khác lạ như không thể ghép các từ thành một câu nói hoàn chỉnh hay mỗi lúc lại nói một từ, khi thì biểu hiện nói lặp đi lặp lại những từ giống nhau sau khi nghe được người xung quanh nói chuyện.
Chứng tự kỷ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ thế nào?
Chứng tự kỷ đều khiến cho trẻ có những khác biệt trong giao tiếp, những tác động này đến cuộc sống hàng ngày của trẻ cũng sẽ khác nhau. Chuyên gia nhận định, một số trẻ tự kỷ có thể đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ chỉ được xác định bị tự kỷ vào giai đoạn đi học, nhu cầu giao tiếp xã hội tăng lên.
Những đứa trẻ này có thể nói trôi chảy, tuy nhiên sẽ bị khó khăn đối với các khía cạnh xã hội của ngôn ngữ như trẻ không biết cách bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện như nào hay hiểu được ngôn ngữ cơ thể của người xung quanh.
Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện, có những dấu hiệu trực quan và cả những hình ảnh khác đi kèm để chúng ta hiểu được người đó đang nói gì. Vì thế, không chỉ chờ người đó nói, ta mới có thể hiểu họ, thông qua cách nói của họ, nét mặt và cả ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giao tiếp bằng mắt đi kèm với ngữ cảnh người đó đang nói.
Người tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý các tín hiệu không lời hoặc có thể tự bản thân sử dụng cách giao tiếp không lời khiến người khác khó hiểu. Như vậy, người tự kỷ có thể không giao tiếp bằng ánh mắt hay sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo cách vẫn được mong đợi.
Thậm chí, người tự kỷ có thể sử dụng sai cử chỉ hoặc thiếu hoặc khác, hay không có biểu hiện trên khuôn mặt. Từ đó khiến cho tương tác xã hội của người tự kỷ trở nên khó khăn và có nhiều khi thấy khó hiểu.
Biện pháp giúp khắc phục vấn đề giao tiếp của trẻ tự kỷ
Nắm được cách trẻ tự kỷ giao tiếp thế nào sẽ giúp cha mẹ xử lý vấn đề của bé hợp lý nhất. Hiện nay có nhiều công cụ có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng ngôn ngữ cùng những giao tiếp cơ bản. Cụ thể:
- Hỗ trợ trực quan: Đây là công cụ giúp trẻ tự kỷ giao tiếp và xây dựng những kỹ năng ngôn ngữ. Hỗ trợ trực quan là sự kết hợp sử dụng các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết cùng đồ vật để giúp cho trẻ tự kỷ học, hiểu ngôn ngữ cũng như xử lý các thông tin giao tiếp. Thực tế có nhiều trẻ tự kỷ phản ứng tốt với thông tin, hình ảnh, trẻ sẽ chỉ vào hình ảnh khi muốn giao tiếp.
- Giao tiếp bổ sung và thay thế: Phương pháp này thường được dùng cho người tự kỷ không thể nói chuyện hoặc diễn đạt rất khó hiểu, được áp dụng trên mọi môi trường và mọi lúc, không chỉ dùng trong vật lý trị liệu cho trẻ tự kỷ. Giao tiếp bổ sung và thay thế sẽ bao gồm cử chỉ, hình ảnh, chữ viết, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác…
Trẻ chậm nói tự kỷ cần được đi thăm khám sớm để có những biện pháp can thiệp, phục hồi chức năng phù hợp, cải thiện chức năng ngôn ngữ, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc các thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ tự kỷ giao tiếp như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!