Bé đi nhón chân thường khá phổ biến ở những bé mới tập đi xong hành động này cũng có thể xuất hiện ở trẻ tự kỷ. Cha mẹ cần chú ý quan sát con nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường và cho bé đi thăm khám sớm. Nguyên nhân trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể do bị rối loạn xử lý giác quan, trương lực cơ yếu, cơ bắp chân nhạy cảm, rối loạn tiền đình…
Tìm hiểu 4 nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ đi nhón chân
Chuyên gia nhận định, trẻ lớn trên 2 tuổi mà vẫn thường xuyên đi nhón chân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng đáng lo ngại như tự kỷ. Tuy nhiên, thực tế không phải đứa trẻ nào đi nhón chân cũng được chẩn đoán mắc phải chứng tự kỷ. Sau đây là 4 nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ thường đi nhón chân như:
1. Do trẻ bị rối loạn xử lý giác quan
Trẻ tự kỷ thường ở trong trạng thái lo lắng, bất an hay bứt rứt, khó chịu, dễ kích động hơn so với những đứa trẻ khác. Chính những tiêu cực trong tâm trạng khiến cho bé luôn có cảm giác thiếu an toàn khi di chuyển, từ đó hình thành xu hướng đi nhón chân, không để cả bàn chân chạm vào mặt đất. Thói quen đi nhón chân khiến trẻ tự kỷ cảm thấy an toàn, dễ chịu và thoải mái hơn.
2. Do trẻ tự kỷ có trương lực cơ yếu
Trẻ tự kỷ thường có trương lực cơ yếu khiến cho trọng lực thường có xu hướng bị dồn về phía trước, chủ yếu tập trung nhiều ở nơi các đầu ngón chân. Chính nguyên nhân này khiến cho trẻ tự kỷ dễ hình thành thói quen đi nhón chân.
3. Do các cơ bắp chân nhạy cảm quá mức
Các cơ quan cảm nhận của trẻ tự kỷ thường nhạy cảm hơn mức bình thường. Vì vậy, khi trẻ đi bằng cả bàn chân bình thường sẽ khiến con có cảm giác bị co cứng chân hoặc chân như bị rút ngắn. Vì thế mà trẻ thường có xu hướng đi nhón gót giúp giảm bớt cảm giác khó chịu này.
4. Do trẻ tự kỷ bị rối loạn tiền đình
Theo nghiên cứu, một số trường hợp bé tự kỷ còn có khả năng mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình. Tiền đình của chúng ta chính là bộ phận quan trọng giúp cơ thể giữa được thăng bằng trong các hoạt động cũng như duy trì trạng thái ổn định, sau đó tiếp nhận và đưa thông tin chính xác tới não bộ về các vấn đề chuyển động.
Khi tiền đình bị rối loạn sẽ khiến cho trẻ hình thành xu hướng dồn trọng lực cơ thể về phía trước, tạo thành thói quen di chuyển bằng các ngón chân cũng như khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
Ngoài việc đi nhón chân, trẻ tự kỷ còn có thể kết hợp với động tác xoay vòng. Nếu chưa xác định được nguyên nhân bé đi nhón chân do hội chứng tự kỷ thì tình trạng này cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: Trẻ bị bại não, bé sinh non, bị loạn dưỡng cơ… Vì vậy nếu thấy trẻ xuất hiện tình trạng đi nhón chân trong giai đoạn tập đi, cha mẹ cần chú ý quan sát và đưa bé đi thăm khám cáng sớm càng tốt.
Trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể gây ra những ảnh hưởng gì?
Tình trạng bé tự kỷ đi nhón chân tuy không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ không theo dõi sát sao các hoạt động của trẻ kịp thời sẽ dễ gây ra một số vấn đề, hậu quả như sau:
- Trẻ tự kỷ sẽ dễ bị vấp ngã hơn, nhất là khi leo cầu thang, đi nhón chân cực kỳ nguy hiểm nếu cha mẹ không kịp thời chú ý.
- Nhón chân khiến các kỹ năng vận động khác của trẻ chậm hơn.
- Trẻ nhón chân lâu khiến cho các cơ phía trước có xu hướng yếu dần đi do không được vận động nhiều. Lâu dần dễ khiến trẻ gặp đau đớn cũng như khó khăn trong việc đi lại.
- Bé đi nhón chân khi đứng lên sẽ khó giữ được thăng bằng cũng như trọng lượng bị dồn về phía trước nhiều làm con dễ bị vấp ngã
- Trẻ đi kiễng chân lâu ngày khiến cho bắp chuối phát triển nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tới chức năng của mắt cá chân.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ tâm trạng tường hay bị kích động. Nếu hành động trẻ đi nhón chân xuất hiện đúng vào thời điểm bé bị kích động càng gia tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho bé, nhất là khi trẻ đang đi lại ở trên cao.
Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân
Các nguy cơ tiêu cực từ tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên phụ huỳnh cần cho trẻ đi thăm khám sớm để có hướng can thiệp y khoa phù hợp. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành các biện pháp can thiệp tự nhiên, hạn chế các biện pháp y khoa. Sau đây là hai hướng can thiệp chính giúp khắc phục tình trạng trẻ tự lỷ đi nhón chân:
Giải pháp tự nhiên tại nhà
Trẻ tự kỷ đi nhón chân được điều chỉnh ngay từ sớm sẽ dễ dàng cải thiện hơn nhiều. Cha mẹ hàng ngày cần hướng dẫn con hiểu về việc phải sử dụng bàn chân để đi lại. Bạn phải hết sức kiên nhẫn, giai đoạn đầu, trẻ tự kỷ có thể sẽ không đáp ứng lại với lời dạy. Bên cạnh hướng dẫn, bạn nên kết hợp với thực hành để trẻ nhìn và hiểu rồi làm theo.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số biện pháp sau đây giúp khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân:
- Cho bé đi giày: Bạn nên lựa chọn giày cổ cao, đế nặng cho bé. Như vậy sẽ giúp kéo bàn chân xuống, khiến cho trẻ đi lại bằng cả bàn chân.
- Kích thích trẻ đi bằng bàn chân: Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi cần phải sử dụng cả bàn chân giúp giữ thăng bằng, chẳng hạn như: Cho bé nhảy trên bạt nhún lò xo, đạp xe, chạy bộ, tập đi trên nệm… Chú ý hướng dẫn con trước về cách sử dụng bàn chân khi tham gia các hoạt động này để tránh việc trẻ vẫn nhón chân, có thể gây chấn thương cho bé.
Can thiệp y khoa
Nếu hành động đi nhón chân của trẻ tự kỷ kéo dài, áp dụng các giải pháp tự nhiên tại nhà không mang lại hiệu quả cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp y khoa bằng một số biện pháp như:
- Vật lý trị liệu cho trẻ tự kỷ: Bé sẽ được trị liệu để kéo các cơ bàn chân, làm giảm bớt sự nhạy cảm tại các cơ quan, từ đó giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn khi đi lại bằng cả bàn chân.
- Nẹp chân: Bé có thể được chỉ định bó bột, nẹp chân nếu áp dụng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, trẻ không thể chạm bàn chân xuống đất. Nẹp chân giúp bé làm quen với việc tiếp nhận trọng lực cơ thể bằng cả lòng bàn chân.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp các băn khoăn xoay quanh vấn đề tại sao trẻ tự kỷ lại đi nhón chân cũng như những can thiệp phù hợp cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!