Trẻ tự kỷ cũng được xem là một dạng khuyết tật về dạng tật, thần kinh, tâm thần theo quy định tại Điều 3 về Luật của Người khuyết tật. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc về quy trình làm hồ sơ đề nghị trợ cấp khuyết tật cho trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có phải là khuyết tật không?
Tự kỷ cũng được xem là một dạng khuyết tật về thần kinh, tâm thần theo quy định tại Điều 3 Luật Người khuyết tật. Trong điều luật này có nêu rõ về 06 dạng khuyết tật được công nhận bao gồm: Khuyết tật về vận động, khuyết tật về nghe, nói, nhìn, khuyết tật thần kinh, trí tuệ và một số dạng khuyết tật khác.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Luật Người khuyết tật ban hành năm 2010 và theo điều 2, văn bản hợp nhất số 763/VBHN-BLĐTBXH ban hành năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có quy định chi tiết cũng như hướng dẫn thi hành các điều của Luật người khuyết tật như sau:
- Khuyết tật vận động: Là tình trạng bị suy giảm hoặc mất hẳn chức năng cử động đầu, cổ , tay, chân, cơ thể dẫn tới một số hạn chế trong việc vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói: Đây là tình trạng bị giảm hoặc mất chức năng nghe hoặc nói hoặc cả nghe và nói thành tiếng rõ ràng dẫn tới những hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin thông qua lời nói.
- Khuyết tật nhìn: Là tình trạng bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng nhìn cũng như cảm nhận ánh sáng, màu sắc của sự vật trong điều kiện ánh sáng, môi trường hoàn toàn bình thường.
- Khuyết tật về thần kinh, tâm thần: Đây là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ cùng cảm xúc chi phối, kiểm soát hành vi, suy nghĩ cùng với các biểu hiện thông qua lời nói hay những hành động bất thường của người bệnh.
- Khuyết tật về trí tuệ: Đây là tình trạng bị suy giảm hoặc mất hẳn khả năng nhận thức, tư duy. Triệu chứng điển hình bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng hoặc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
- Các khuyết tật khác: Là những tình trạng bị suy giảm hoặc mất đi các chức năng cơ thể khiến cho các hoạt động lao động, sinh hoạt hoặc học tập bị gặp phải những khó khăn nhất định mà không trực thuộc các trường hợp khuyết tật ở trên.
Như vậy, có thể kết luận tự kỷ cũng được coi là một dạng khuyết tật theo quy định hiện hành. Tuy trong những điều luật trên đều không đề cập đến rối loạn phổ tự kỷ nhưng hội chứng này cũng sẽ lồng ghép vào các dạng khuyết tật chung nêu trên mà không được phân loại cụ thể vào dạng khuyết tật nào.
Bên cạnh đó, theo quy định ở thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH công bố năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện thì trẻ tự kỷ sẽ được xếp vào dạng khuyết tật khác với nội dung được đề cập là: “Có kết luận của sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các bệnh hiếm”.
Tuy rằng hiện nay có thể xác định rằng trẻ tự kỷ cũng được coi là người khuyết tật nhưng hiện tại chỉ có mỗi văn bản đó là có để cấp tới dạng khuyết tật này mà chưa có văn bản khác quy định cụ thể hay hưỡng dẫn chi tiết về việc công nhận dạng khuyết tật này.
Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi các khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và cả giao tiếp phi ngôn ngữ, trẻ ít tương tác cũng như có các hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế về sở thích.
Hướng dẫn quy trình làm hồ sơ đề nghị trợ cấp khuyết tật cho trẻ tự kỷ
Dựa theo quy định tại điều 8 về Luật Người khuyết tật 2010, quy trình làm hồ sơ đề nghị trợ cấp khuyết tật cho trẻ tự kỷ sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật cho trẻ tự kỷ, người đại diện hợp pháp của trẻ sẽ gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà trẻ hiện đang cư trú.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật của gia đình, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi các thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho gia đình.
- Bước 3: Lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật để tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, sau đó sẽ tiến hành lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và đưa ra kết luận chính thức.
- Bước 4: Trong thời gian 05 ngày làm việc tính từ ngày có kết luận chính thức của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ niêm yết và thông báo công khai về kết luận chính thức của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, sau đó sẽ cấp giấy xác nhận khuyết tật cho trẻ tự kỷ.
Đa phần trẻ tự kỷ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với người xung quanh, sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, gọi trẻ không phản ứng, trẻ không chịu nói theo… Nhiều trẻ không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Hiện chưa có phương pháp nào được công nhận điều trị tự kỷ ở trẻ em dứt điểm, mọi can thiệp hiện nay chỉ giúp khắc phục các triệu chứng, giúp trẻ có nhận thức, ngôn ngữ và hành vi phù hợp với xã hội, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến thắc mắc về trẻ tự kỷ có được xem là một dạng khuyết tật không. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!