Trẻ không chịu nói theo lời cha mẹ có thể là biểu hiện của tự kỷ, tuy nhiên chỉ với dấu hiệu này không thể giúp kết luận chính xác tình trạng của bé. Để đánh giá được bé có phải là tự kỷ hay không, cần có những công đoạn kiểm tra trên bé theo những thang đánh giá chuyên sâu hơn. Bé không nói theo lời cha mẹ cũng có thể do chậm nói.
Trẻ không chịu nói theo cha mẹ dạy là bị làm sao?
Trẻ không chịu nói theo lời dạy của cha mẹ có thể là một biểu hiện của chứng tự kỷ, tuy nhiên chỉ với một triệu chứng này không thể giúp khẳng định chắc chắn tình trạng của trẻ. Việc đánh giá bé bị tự kỷ cần thông qua nhiều công đoạn kiểm tra và đánh giá chuyên sâu hơn. Ngoài ra, bé không chịu nói theo lời cha mẹ dạy cũng có thể do con chậm nói.
Rối loạn phổ tự kỷ khiến cho trẻ bị suy giảm hay thoái lui về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng hòa nhập với xã hội cùng những biểu hiện cứng nhắc về hành vi. Trong đó, biểu hiện trẻ không chịu nói theo lời cha mẹ dạy thuộc vào sự suy giảm khả năng giao tiếp.
Nhìn chung, trẻ không chịu nói theo lời cha mẹ dạy tuy là một biểu hiện của tự kỷ nhưng trẻ không chịu nói theo có phải do bị tự kỷ hay không lại là vấn đề hoàn toàn khác. Triệu chứng này có thể do trẻ bị chậm nói.
Trẻ không chịu nói theo lời cha mẹ dạy đi kèm với một số dấu hiệu khác như: Gọi trẻ không phản ứng, trẻ ít tương tác, thoái lui ngôn ngữ, ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, thích chơi một mình, không nhìn thẳng vào mắt người khác, thực hiện các hành vi rập khuôn, tâm trạng bất ổn… thì có nguy cơ cao là bé đã bị tự kỷ.
Ngoài ra, trẻ không chịu nói theo cũng có thể là do bé bị chậm nói. Theo thống kê có khoảng 1/4 trẻ sinh ra bị chậm nói. Chậm nói có thể do có vấn đề ở lưỡi hay vòm miệng hoặc thính giác, chậm nói đơn thuần, chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ… khiến cho bé không chịu nói theo lời dạy của cha mẹ.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu nói theo lời dạy?
Để xác định chính xác biểu hiện trẻ không chịu nói theo lời dạy có phải là bị tự kỷ hay là chậm nói thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Thông qua kiểm tra, thực hiện các bài test, xét nghiệm chuyên sâu mới có thể đưa ra kết luận chính xác.
Tuy nhiên, chỉ thông qua một biểu hiện này ở trẻ không thể giúp kết luận điều gì. Trước khi cho bé đi khám, cha mẹ nên chú ý, quan sát thêm giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường khác trong sinh hoạt hàng ngày ở trẻ. Các biểu hiện bất thường đi kèm với dấu hiệu trẻ không chịu nói theo lời dạy sẽ là công cụ để chẩn đoán cũng như sàng lọc hội chứng tự kỷ hoặc tình trạng chậm nói ở trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm một số bài dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà để cải thiện khả năng giao tiếp, giúp khắc phục tình trạng bé không chịu nói theo như:
- Đọc sách cho trẻ nghe, tập luyện cho bé nói tên các vật dụng quen thuộc thường xuyên.
- Sử dụng những từ ngữ đơn giản khi giao tiếp với trẻ, thường xuyên đặt câu hỏi hoặc nói ra điều mà con đang làm.
- Khi bé cố gắng nói hãy động viên, khen ngợi để tiếp thêm động lực cho con.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
- Đối thoại, giao tiếp với trẻ nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho con
Cha mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng con trên chặng đường phát triển, không được nóng vội sẽ càng làm trẻ nhút nhát, sợ giao tiếp. Không ép buộc con quá sẽ khiến bé căng thẳng và ấm ức.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên đây nếu bé không thay đổi thì cần đưa trẻ đi khám để được đánh giá toàn diện về mức độ phát triển cũng như đưa ra các phương án hỗ trợ cho con phát triển tốt hơn..
Khi có kết luận chính xác về tình hình của bé, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Cha mẹ cần phối hợp, kiên trì cùng bác sĩ giúp trẻ tập luyện tại nhà, khắc phục những yếu điểm,hỗ trợ con phát triển tốt hơn.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ không chịu nói theo lời cha mẹ dạy là bị làm sao? Hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại bình luận phía dưới nhé!