Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ thường xuất phát từ những trở ngại, khó khăn trong việc giao tiếp khiến cho bé không thể nói ra những khó khăn hay thể hiện các hành vi, nét mặt để mọi người biết được cảm giác của bản thân. Tình trạng này nếu không có biện pháp can thiệp tốt, để kéo dài dai dẳng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trong đến chức năng sống của trẻ tự kỷ.
Tìm hiểu chung về rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ
Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là những rối loạn phức tạp ở não bộ khiến cho các giác quan của trẻ bị xáo trộn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hiểu theo cách đơn giản thì rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là tình trạng mà trẻ bị thừa hoặc thiếu quá mức về một hoặc nhiều giác quan nào đó như thính giác, khứu giác, xúc giác hoặc thị giác…
Mỗi người chúng ta đều có những ngưỡng cảm giác khác nhau và trẻ tự kỷ cũng vậy, mỗi bé sẽ có những ngưỡng riêng biệt theo từng cá nhân. Tuy nhiên, ở trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác thì ngưỡng cảm giác của trẻ thường cao hơn hoặc thấp hơn quá mức gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của trẻ, ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống, thậm chí gây suy giảm những chức năng hoạt động khác của bé.
Ở trẻ tự kỷ thường có hai ngưỡng cảm giác như sau:
- Ngưỡng cảm giác cao: Trẻ gần như không có cảm xúc với bất cứ điều gì xung quanh, mọi yếu tố tác động không đủ làm trẻ thấy thỏa mãn cảm giác. Trẻ ở ngưỡng cảm giác này thường thờ ơ, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, trẻ ít tương tác, từ đó dần bị mất kết nối với thế giới xung quanh.
- Ngưỡng cảm giác thấp: Trái ngược hoàn toàn với trẻ có mức ngưỡng cao, trẻ ngưỡng thấp thường đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố gây tác động, ảnh hưởng tới giác quan. Các tác động từ môi trường bên ngoài luôn làm trẻ cảm thấy lo âu, sợ hãi, hoảng loạn, cảm giác không an toàn.
Để khỏa lấp những rối loạn cảm giác này, trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường, liên tục nghịch ngợm, phá phách, liếm đồ đạc hoặc tiêu cực hơn là trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ. Theo thống kê, có hơn 70% trẻ tự kỷ gặp phải tối thiểu là một rối loạn cảm giác và có tới 50% trẻ tự kỷ bị từ ba loại rối loạn giác quan khác nhau.
Tổng hợp 5 loại rối loạn giác quan phổ biến ở trẻ tự kỷ
Dựa vào sự phân chia các nhóm giác quan, chuyên gia thường phân loại rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ thành 5 nhóm sau:
1. Rối loạn khi xử lý thính giác
Thính giác của trẻ tự kỷ quá nhạy cảm với một số âm thanh dù là nhỏ nhất. Trẻ thường có xu hướng tránh né những kích thích về thính giác này, trẻ thu mình, tách biệt khỏi thế giới này nhằm hạn chế tối đa những kích thích gây ảnh hưởng đến thính giác.
Đa số trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với âm thanh hoặc một số âm thanh nhất định. Khi gặp phải những âm thanh khiến cho trẻ hoảng loạn, mất bình tĩnh, dẫn đến các hành động tiêu cực như trẻ tự kỷ hay ăn vạ, la hét, bịt tai hoặc trốn chạy vào một góc riêng biệt.
Ở một số trẻ tự kỷ có ngưỡng thính giác quá cao nên thường không có xu hướng thỏa mãn với những yếu tố âm thanh tác động từ bên ngoài. Từ đó mà trẻ sẽ có xu hướng kiếm tìm hay tự tạo ra những âm thanh riêng biệt nhằm kích thích thính giác, chẳng hạn như hành động tự búng tay ở gần tai hay nghiến răng…
2. Rối loạn khi xử lý xúc giác
Xúc giác bao gồm tiếp xúc da thịt, sờ nắm hay đụng chạm trên các vùng da của cơ thể giúp chúng ta cảm nhận rõ về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, với trẻ tự kỷ, những sự tiếp xúc này thường gây cho bé nhiều khó khăn, trẻ thường không thích được ôm ấp, gần gũi hay đụng chạm với bất kỳ ai, kể cả là mẹ. Vì vậy mà xu hướng của trẻ tự kỷ thường không bám mẹ.
>>>Xem thêm: Giải Đáp Trẻ Tự Kỷ Có Bám Mẹ Không?
Bên cạnh đó, rối loạn xử lý xúc giác khiến trẻ tự kỷ có xu hướng lựa chọn món ăn kỹ lưỡng, chỉ thức ăn các món ăn có hương vị quen thuộc, dễ dàng xác định được các nguyên liệu trong món ăn. Ngoài ra, bạn có thể thấy trẻ sợ hãi, lo lắng rõ rệt khi phải đứng gần, tiếp xúc với một ai đó. Thậm chí, trẻ còn tỏ ra đau đớn, khó chịu vô cùng khi phải tiếp xúc da thịt với người khác.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, trẻ tự kỷ lại có xu hướng ngược lại, thích được ôm ấp, tiếp xúc da thịt ở mức độ mạnh. Trẻ thường có hành động ôm ghì người khác, thích thú và có cảm giác an toàn khi được nắm chặt hay ấn mạnh vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
3. Rối loạn xử lý thị giác
Những trẻ tự kỷ có ngưỡng cảm giác thấp thường nhạy cảm nhiều hơn với những yếu tố bên ngoài tác động đến mắt, đặc biệt là ánh sáng. Trẻ có xu hướng thường xuyên né tránh các việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tham gia sinh hoạt trong những không gian quá sáng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu vô cùng.
Khi tiếp xúc với các nguồn sáng mạnh, trẻ phải nheo mắt, lấy tay che mắt lại, tỏ ra sợ hãi, lo lắng. Ngược lại những trẻ tự kỷ có ngưỡng cảm giác cao thì lại có xu hướng cần tới nhiều ánh sáng hơn. Xu hướng của trẻ là tìm kiếm nguồn ánh sáng thông qua các vật dụng xung quanh, trẻ luôn thích ở những nơi có nhiều ánh sáng.
4. Rối loạn khi xử lý cảm nhận của chính mình
Nhiều trẻ tự kỷ thường gặp phải khó khăn khi xác định cảm giác, cảm nhận của bản thân về các vị trí của những bộ phận trên cơ thể, kể cả là đầy hay tay chân. Theo thống kê, có tới 90% trẻ tự kỷ gặp phải tình trạng rối loạn xử lý cảm nhận của bản thân. Những rối loạn này ở trẻ tự kỷ thường gây ra nhiều cản trở lớn trong đời sống, sinh hoạt của trẻ. Từ đó khiến trẻ khó có thể kiểm soát hay thích ứng tốt với môi trường.
5. Rối loạn trong xử lý tiền đình
Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác thường gặp phải nhiều cản trở trong việc giữ thăng bằng cơ thể cũng như hướng chính xác về mặt không giác. Cũng tương tự như chứng rối loạn tiền đình thông thường, trẻ thường có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi đi lại hoặc vận động cơ thể mạnh.
Vì vậy mà trẻ tự kỷ thường có xu hướng tránh né các hoạt động chuyển động của cơ thể, không muốn tham gia các hoạt động vận động thể chất. Trẻ thường có xu hướng nằm lì một chỗ, có thể luôn trong trạng thái cảm giác chán chường, mệt mỏi.
Trên đây là một số rối loạn giác quan thường gặp phải ở trẻ tự kỷ, tuy nhiên không phải tất cả các dạng tự kỷ đều gặp phải các rối loạn này và cũng không có nghĩa là trẻ không gặp phải những rối loạn trên thì sẽ giảm bớt nguy cơ tự kỷ. Có những trẻ tự kỷ chỉ gặp phải một rối loạn, nhưng cũng có trẻ gặp phải cùng lúc nhiều khó khăn trong việc xử lý rối loạn cảm giác.
Một số biện pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác
Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác càng cần được quan tâm và áp dụng nhiều liệu pháp can thiệp khác nhau. Theo chuyên gia, áp dụng tốt các bài tập về xử lý giác quan thường có ý nghĩa vô cùng to lớn, tác động đến những vùng vô thức của trẻ, từ đó giúp trẻ khắc phục dần các hành vi mất kiểm soát của bản thân. Mỗi loại rối loạn cảm giác khác nhau sẽ có những bài tập áp dụng khác nhau. Cụ thể:
Các loại rối loạn giác quan | Biện pháp trị liệu |
Rối loạn xử lý thính giác | Bài tập gõ sụn tai, xỗ xung quanh tai, kéo vành tai:
Bài tập này cần thực hiện hàng ngày giúp mang lại hiệu quả tốt, cải thiện thính giác cho trẻ tự kỷ. |
Rối loạn xử lý xúc giác |
|
Rối loạn xử lý thị giác | Bài tập di chuyển mắt theo quả bóng: Đặt trẻ ở tư thế nằm và giữ phần đầu của trẻ đối với trẻ nhỏ, còn với trẻ lớn thì cho trẻ ngồi trực tiếp trên ghể. Đặt quả bóng trước mặt để bé có thể nhìn theo hướng di chuyển lên xuống, sang ngang của bóng. |
Rối loạn cảm nhận cơ thể |
|
Rối loạn xử lý tiền đình |
|
Tự kỷ là hội chứng rối loạn phức tạp cần rất nhiều thời gian, sự liên trì của gia đình mới có thể giúp cải thiện hiệu quả. Hiện tại chưa có phương pháp nào được công nhận có thể điều trị tự kỷ ở trẻ em. các biện pháp can thiệp như giao dục hay vật lý trị liệu với nhiều liệu pháp khác nhau chỉ nhằm hỗ trợ trẻ khắc phục tốt hơn các triệu chứng, khiếm khuyết.
Lưu ý khi thực hiện bài tập xử lý rối loạn giác quan cho trẻ tự kỷ
Khi thực hiện các bài tập giúp khắc phục rối loạn giác quan cho trẻ tự kỷ tại nhà bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Các bài tập can thiệp đều cần có sự chỉ định từ bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể của bé, phụ huynh không nên tự can thiệp cho trẻ ở nhà.
- Cường độ của các bài tập phải phụ thuộc vào khả năng, thể lực của mỗi bé. Đối với những trẻ tự kỷ có ngưỡng cảm giác cao thì có thể thực hiện các bài tập mạnh, nhanh ngay từ đầu. Còn đối với trẻ có ngưỡng cảm giác thấp thì nên để bé bắt đầu các bài tập với cường độ nhẹ, làm quen từ từ.
- Nếu trẻ gặp khó khăn trong quá trình tập luyện sẽ có thể cần đến sự trợ giúp của hai người lớn, một người giữ bé còn một người thực hiện mẫu các động tác để bé làm theo.
- Các bài tập liên quan đến rối loạn thị giác, thính giác hay rối loạn tiền đình nên tập cách xa giờ đi ngủ bởi những bài tập này có thể tạo cảm giác hưng phấn và tỉnh táo.
Mọi can thiệp trị liệu cho bé nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Phụ huynh nên tiến hành thăm khám sớm, chẩn đoán ở giai đoạn đầu, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, áp dụng tốt các biện pháp giúp cải thiện hiệu quả giác quan và an toàn cho trẻ.
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ. Những rối loạn này sẽ gây ra nhiều cản trở, khó khăn trong sinh hoạt cũng như phục hồi sức khỏe cho trẻ. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm hãy liên lạc ngay với chúng tôi nhé!