Tự kỷ có thể được phân loại theo thời điểm mắc, chỉ số thông minh của trẻ hoặc phân chia theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây tự kỷ. Hội chứng rối loạn phát triển này được nhận định là tình trạng phức tạp có thể xảy ra dưới tác động của rối loạn bộ gen, môi trường sống hay nhiều yếu tố khác.
Phân loại tự kỷ theo thời điểm mắc phải
Rối loạn phổ tự kỷ nếu được phân loại theo thời điểm mắc phải thì sẽ được chia làm hai loại chính là tự kỷ bẩm sinh và tự kỷ mắc phải. Cụ thể:
1. Tự kỷ bẩm sinh
Tự kỷ bẩm sinh hay còn được gọi là tự kỷ điển hình, các dấu hiệu của chứng tự kỷ xuất hiện dần trong 3 năm đầu đời, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ về hành vi, trí tuệ và giao tiếp. Nguyên nhân gây tự kỷ bẩm sinh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, chuyên gi nhận định một số yếu tố sau đây có thể gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ như:
- Cấu tạo bộ gen và di truyền học.
- Môi trường sống của bà bầu trước khi sinh đẻ.
- Các tác động khác ảnh hưởng đến thai kỳ như: Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai, thai phụ tuổi cao trên 35, môi trường sống độc hại, rối loạn tuyến giáp, mẹ bầu bị căng thẳng, stress khi mang thai…
2. Tự kỷ mắc phải
Tự kỷ mắc phải hay còn được gọi là tự kỷ không điển hình, trẻ phát triển về hành vi, ngôn ngữ, giao tiếp trong ba năm đầu đời. Sau đó, đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ dần hình thành, trẻ có sự thoái triển về hành vi, ngôn ngữ hoặc ngừng phát triển đột ngột. Thực tế, phần lớn trẻ đều mắc phải tự kỷ bẩm sinh, chỉ có một số ít trường hợp bị tự lỷ không điển hình.
Phân loại tự kỷ theo chỉ số thông minh
Ở phân loại này, rối loạn phổ tự kỷ có thể chia làm 4 loại điển hình như sau:
1. Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được
Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được tuy không có những hành vi tiêu cực nhưng lại rất thụ động, hình thành nhiều hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội. Trẻ tự kỷ thông minh có có thể biết đọc từ rất sớm ngay từ khi trẻ mới được 2 đến 3 tuổi. kỹ năng nhìn của trẻ tốt, tìm kiếm trực quan giỏi. Điểm mạnh của trẻ tự kỷ, khả năng đặc biệt hầu như đều có đầy đủ ở phân loại này.
Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thông minh cao và nói được thường có xu hướng bị ám ảnh. Hành vi của trẻ sẽ dần được nhận thức tốt hơn khi trưởng thành.
2. Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được
Ở phân loại này, trẻ tự kỷ thường có sự khác biệt rõ rệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, cử động hay thực hiện các hành vi. Trẻ có thể sẽ rất nhạy cảm khi bị kích thích thính giác, các hành vi có thể xuất hiện bất thường ở mức độ nhẹ. Trẻ có kỹ năng nhìn tốt, tìm kiếm trực quan giỏi, có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú trong thời gian dài.
Trẻ tự kỷ thông minh cao và không nói được thường giữ im lặng hoặc tự cô lập bản thân một cách dễ dàng, tính cách bướng bỉnh. Trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp nhưng lại không nói được nên thường xuất hiện những hành vi tiêu cực do không thể giao tiếp như trẻ tự kỷ hay ăn vạ, la hét, đập phá đồ đạc.
3. Tự kỷ chỉ số thông minh thấp và nói được
Trẻ thường có nhiều hành vi tiêu cực, khó kiểm soát nhất trong các dạng tự kỷ. Ở phân loại này, trẻ tự kỷ hay la hét, có thể trở lên hung hãn, hành vi kích thích khi tuổi lớn hơn. Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được thường có trí nhớ kém, lời nói có thể bị lặp lại và ý nghĩa không đầy đủ, khả năng tập trung của trẻ cũng kém.
4. Tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được
Trẻ thường xuyên im lặng, có thể biết dùng một ít từ hoặc một ít cử chỉ lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ loại này thường có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc, trẻ bị nhạy cảm quá mức với các loại âm thanh, tiếng động. Trẻ đa phần không có kỹ năng xã hội, trẻ ít tương tác, hầu như không thể thiết lập mối quan hệ với người khác.
Phân loại tự kỷ theo mức độ
Nếu chia theo mức độ, trẻ tự kỷ sẽ được phân loại thành mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng. Cụ thể:
1. Tự kỷ mức độ nhẹ
Trẻ chỉ có một số biểu hiện nhẹ của hội chứng tự kỷ. Tự kỷ nhẹ dần khiến cho trẻ tự cách ly với mọi người, sống trong thế giới của riêng mình, chỉ thích chơi một mình, nhiều khi gọi trẻ không phản ứng. Đa phần trẻ tự kỷ nhẹ thường có khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức trung bình, trẻ có thể giao tiếp bằng mắt bình thường, hạn chế giao tiếp với người ngoài. Trẻ có thể học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi hay nói của bé tương đối bình thường.
2. Tự kỷ mức độ trung bình
Trẻ tự kỷ mức độ trung bình có thể giao tiếp được thông qua ánh mắt, gặp hạn chế khi giao tiếp với người ngoài. Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ mức độ trung bình là có thể nói được nhưng sẽ bị hạn chế, trẻ chỉ thích sống và chơi trong thế giới của riêng mình, không thích giao tiếp hay thể hiện cảm xúc qua biểu cảm gương mặt.
3. Tự kỷ mức độ nặng
Trẻ không thể giao tiếp bằng mắt, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, không tương tác hay có sự giao tiếp, phản ứng với người xung quanh, trẻ cũng không nói được. Trẻ tự kỷ mức độ nặng thường không thể tự chăm sóc bản thân, khó khăn khi học các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như tự mặc quần áo hay tự đi vệ sinh, chăm sóc bản thân.
Trẻ tự kỷ mức độ nặng đa phần sẽ bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày, khó khăn ngay cả trong việc di chuyển, đi lại.
Tự kỷ cho đến nay vẫn chưa tìm ra cơ chế gây bệnh chính xác nên cũng chưa có phương pháp nào được công nhận điều trị dứt điểm hội chứng này. Mọi biện pháp can thiệp hiện nay chỉ giúp trẻ can thiệp các triệu chứng, giúp con có nhận thức hành vi, ngôn ngữ phù hợp để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Các phân loại tự kỷ trên đây giúp bác sĩ chỉ định những phương pháp can thiệp phù hợp cho từng tình trạng tự kỷ nhất định, giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, đồng hành cùng con trên chặng đường hòa nhập cộng đồng.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc phân loại rõ ràng các rối loạn phổ tự kỷ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại tự kỷ hiện nay. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!