Trẻ tự kỷ vẫn có những nhu cầu riêng như những trẻ bình thường khác mặc dù trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường bị rối loạn hành vi, cảm xúc và còn gặp cản trở trong giao tiếp,… Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ có những cách biểu đạt riêng, cha mẹ nên biết để có thể hỗ trợ con cải thiện bệnh một cách hiệu quả nhất.
Tổng hợp 5 nhu cầu của trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết
Trẻ tự kỷ có những cách biểu hiện nhu cầu và mong muốn của riêng mình. Đặc biệt, trẻ rất cần quan tâm, chăm sóc một cách chuyên biệt. Vậy nên, để có thể hỗ trợ cho trẻ tự kỷ tốt hơn, cha mẹ cần hiểu rõ những nhu cầu của trẻ sau đây.
Nhu cầu được yêu thương, quan tâm, chăm sóc của trẻ tự kỷ
Trẻ nhỏ rất cần có sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ mọi người xung quanh và đặc biệt, những đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ rất nhạy cảm nên nhu cầu được quan tâm, chăm sóc và nhận tình yêu thương từ mọi người xung quanh cũng như bao đứa trẻ khác. Thậm chí, nhu cầu này ở trẻ tự kỷ còn cao hơn trẻ bình thường.
Hầu hết, trẻ tự kỷ thường bị rối loạn thần kinh do não bộ chậm phát triển và có rất nhiều trở ngại trong đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ nên trẻ không biết cách thể hiện những mong muốn hay nhu cầu của mình thường xuyên với người khác.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ tự kỷ luôn hy vọng mọi người xung quanh có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những sự mặc cảm, khó khăn của trẻ tự kỷ gặp phải.
Nhiều trẻ tự kỷ có xu hướng lo sợ hòa nhập cộng đồng, thu mình tách biệt riêng với xã hội nên rất cần có sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ để trẻ có thể dễ dàng vượt qua rào cản của bản thân, thu hẹp khoảng cách với mọi người.
Bên cạnh tình yêu thương từ gia đình, trẻ tự kỷ cũng rất cần sự quan tâm, hiểu biết nhất định về hội chứng tự kỷ từ cộng đồng, xã hội để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng tốt hơn và còn có thể nâng cao các kỹ năng cần thiết của bản thân.
Trẻ tự kỷ cần được công nhận, tôn trọng từ mọi người
Trên thực tế, điểm mạnh của trẻ tự kỷ có thể thấy ở một số trẻ như khả năng ghi nhớ tốt chỉ sau một lần quan sát, khả năng sáng tạo độc đáo,… Họ luôn đưa ra những quan điểm, ý kiến riêng và rất cần mọi người xung quanh tôn trọng, công nhận những suy nghĩ đó.
Ngoài những trẻ tự kỷ sở hữu khả năng vượt trội hơn người thì ở những trẻ không có khả năng đặc biệt cũng luôn cần sự công nhận, lắng nghe từ mọi người.
Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, hầu hết các trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ đều cảm thấy tự ti, mặc cảm với bản thân, với xã hội vì mang trong mình những khiếm khuyết, thậm chí trẻ tự kỷ còn coi bản thân là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Hiện nay, nhiều người có nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về trẻ tự kỷ và có những cái nhìn sai lệch về chứng tự kỷ mà đưa ra những đánh giá phiến diện, liên tục bác bỏ ý kiến, mong muốn của người tự kỷ và cho rằng điều đó là không cần thiết.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ tự kỷ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý, thận trọng trong cách nói chuyện, chơi đùa cùng trẻ. Mọi người nên hiểu và cảm thông, tôn trọng mong muốn của trẻ thay vì bỏ qua, phản bác trẻ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng riêng cho trẻ tự kỷ
Một trong những điều quan trọng cho sự phát triển của trẻ tự kỷ đó chính là chế độ dinh dưỡng. Do sự khác biệt trong quá trình phát triển với những đứa trẻ bình thường nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm để phù hợp cho quá trình cải thiện của trẻ.
Mặc dù trẻ tự kỷ vẫn có thể đáp ứng tốt các chế độ dinh dưỡng thông thường nhưng khi chăm sóc trẻ, cha mẹ vẫn cần phải quan tâm nhu cầu ăn uống của trẻ tự kỷ. Cụ thể như sau:
- Tăng cường bổ sung rau củ, đạm thực vật như các loại đậu và các loại quả mọng tươi có chứa nitrilosides, vitamin A, vitamin C cho trẻ tự kỷ.
- Hạn chế cho trẻ tự kỷ ăn loại quả có múi như cam, chanh, bưởi,… khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ tăng và trẻ không kiểm soát được hành vi.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm có thành phần từ bột mì, cà phê, đường, lúa mạch. Bởi, sẽ dễ làm trẻ tự kỷ bị kích thích, có biểu hiện tăng động.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết, phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau để cơ thể hoạt động có hiệu quả.
- Các loại hải sản có vỏ như cá ngừ, cá thu, ốc, sò, hến, nghêu,… dễ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên cân nhắc sử dụng dạng viên dầu cá để bổ sung thêm Omega và DHA cho trẻ tự kỷ.
- Hạn chế các loại sữa từ động vật hoặc chế phẩm được chế biến từ sữa động vật cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, có thể dùng sữa đậu nành, sữa dừa, sữa gạo, nước ép hoa quả cho trẻ
Cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ tránh những thực phẩm có hại cho trẻ nhưng không nên ép trẻ ăn đồ mà trẻ không thích vì trẻ sẽ dễ nổi nóng, gây ra tâm lý sợ hãi khi ăn uống. Hạn chế cho trẻ tự kỷ uống thuốc ngủ, hãy có kế hoạch thói quen hoạt động riêng cho trẻ.
Trẻ tự kỷ cần không gian riêng tư
Trẻ tự kỷ dường như ngại tiếp xúc, giao tiếp, trẻ ít tương tác với mọi người xung quanh, kể cả người thân thường xuyên chăm sóc trẻ. Nên nhiều bậc phụ huynh thường lo sợ mức độ bệnh ở trẻ nặng hơn, trẻ càng tách biệt với xã hội bên ngoài.
Tuy nhiên, nhiều khi trẻ tự kỷ cũng cần có không gian riêng tư để có thể tự do, thoải mái thể hiện suy nghĩ, cảm xúc trong mình mà không muốn bị người khác can thiệp quá sâu.
Trẻ tự kỷ thường có thói quen thích làm những điều mình thích một mình và chỉ có sự quan tâm nhất định với một số điều. Nên ngoài thời gian hoạt động bên ngoài và chơi với con, cha mẹ nên tôn trọng và tạo cho trẻ tự kỷ một không gian nhất định để trẻ có thể làm điều mình mong muốn, yêu thích.
Nhu cầu được đi học, kết nối cộng đồng ở trẻ tự kỷ
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng liệu trẻ tự kỷ có đi học được không? Theo các chuyên gia thì cần cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường, cộng đồng xung quanh để trẻ có những thay đổi và có nhu cầu giao tiếp hơn với mọi người xung quanh.
Trẻ tự kỷ cũng có nhu cầu kết bạn, gắn bó với xã hội như bình thường. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có những đặc điểm như phát triển chậm, gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nên cần được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn trẻ bình thường.
Vậy có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt? Đối với những trẻ mắc hội chứng tự kỷ ở mức độ nhẹ, bố mẹ vẫn có thể cho con theo học tại các ngôi trường giáo dục bình thường. Nếu mức độ bệnh ở trẻ nặng hoặc trẻ mắc rối loạn cao, khó có thể hòa nhập tốt thì cha mẹ nên lựa chọn trường học chuyên biệt cho trẻ tự kỷ.
Các bậc phụ huynh nên phối hợp cùng với giáo viên cũng như nhà trường để có thể đưa ra phương pháp giáo dục chung nhất cho trẻ tự kỷ để giúp nhu cầu học tập và phát triển ở trẻ được hiệu quả.
Những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh để hiểu rõ nhu cầu của trẻ tự kỷ
Bên cạnh việc tìm hiểu những nhu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu của trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý những điều sau:
- Kích thích nhu cầu giao tiếp: Các bậc phụ huynh nên dạy trẻ tự kỷ tự nói ra những nhu cầu của mình qua các câu hỏi, hình ảnh về sở thích, mong muốn.
- Trong giáo dục trẻ: Cha mẹ nên kiên trì hướng dẫn trẻ làm thay vì nói trẻ không được làm. Hãy nhẹ nhàng, lắng nghe chỉ bảo cho trẻ hiểu, dù trẻ tự kỷ hay la hét, chống đối.
- Trong ăn uống: Nếu muốn tập cho trẻ ăn món mới, cha mẹ nên trộn đồ ăn đó với món trẻ thích rồi tăng lên từ từ, tập cho trẻ quen dần với sự thay đổi.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ tự kỷ: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ tự kỷ, tạo các hoạt động tiếp xúc với trẻ để hình thành các thói quen cho trẻ từ nhỏ để trẻ tự kỷ có thể vượt qua những rào cản.
- Nhận thức đúng đắn về tự kỷ: Mọi người nên có những nhận thức đúng đắn, tôn trọng và hỗ trợ trẻ tự kỷ kịp thời. Tránh những tác động xấu làm ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy liên hệ với các trung tâm điều trị trẻ tự kỷ kịp thời để được tư vấn và can thiệp giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết về nhu cầu của trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý và quan tâm để có thể hỗ trợ, chăm sóc trẻ tự kỷ một cách phù hợp có hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh, nếu gặp tình trạng xấu, cha mẹ nên can thiệp điều trị sớm cho trẻ.