Trẻ tự kỷ thường gặp phải các khó khăn nhất định trong các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày nên khả năng tự sinh hoạt của trẻ thường không được tốt. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng giúp trẻ tự kỷ tự phục vụ bản thân là điều cần thiết và nên được thực hiện từ sớm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ hiệu quả.
Khả năng tự phục vụ của trẻ tự kỷ có tốt không?
Trẻ tự kỷ thường gặp phải những khó khăn nhất định trong các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày nên khả năng tự phục vụ của trẻ thường không được tốt. Trẻ tự kỷ thường chỉ thích sống trong thế giới của riêng mình, trẻ ít tương tác, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh nên mọi kỹ năng của trẻ thường bị hạn chế.
Những trẻ có xu hướng tự kỷ thường sống khép kín hơn so với những đứa trẻ khác nên những kỹ năng tự phục vụ bản thân hầu như trẻ đều bị thiếu hụt. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ là điều quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có thể tự mình phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời.
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay của xã hội. Kỹ năng tự phục vụ bản thân rất cần thiết và quan trọng với trẻ tự kỷ, hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ tốt hơn. Mục tiêu của các can thiệp này đều nhằm hướng tới việc giúp trẻ có cuộc sống độc lập, tự chủ. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ luôn được ưu tiên hàng đầu cùng với việc trị liệu cho trẻ.
Nếu trẻ tự kỷ được trang bị các kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt sẽ giúp bé tự chăm sóc cho bản thân mình trong mọi hoàn cảnh, có thể tự giải quyết mọi vấn đề trong các hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trang bị các kỹ năng tự phục vụ còn hỗ trợ nhiều trong quá trình trị liệu, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Cách phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ
Cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây giúp phát triển kỹ năng tự phục vụ hiệu quả cho trẻ tự kỷ tại nhà:
1. Luôn tạo cơ hội cho trẻ thực hiện các hoạt động của bản thân
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày tại gia đình sẽ có nhiều cơ hội giúp phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau như: Tự vứt rác, tự lấy dép đi, bỏ quần áo bẩn vào đúng nơi quy định, tự lấy balo đi học, lấy cốc uống nước, lấy bát ăn cơm… Những việc đơn giản này chính là cơ hội tốt cho trẻ tự thực hiện, phát huy kỹ năng tự phục vụ cho bản thân.
Cha mẹ phải thật kiên nhẫn để chờ đợi trẻ tự thực hiện, thay vì làm thay cho trẻ, làm hộ vì cho rằng trẻ không có khả năng tự thực hiện những công việc đó.
2. Chia nhỏ các kỹ năng để dạy trẻ theo từng bước một
Những đứa trẻ bình thường khác có thể tự quan sát và học hỏi, còn trẻ tự kỷ thường thiếu hụt kỹ năng bắt chước nên cần phải chia nhỏ các kỹ năng, cha mẹ cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng bước nhỏ một. Để giúp trẻ nắm bắt được kỹ năng tự phục vụ, bạn nên chia một hoạt động ở nhà thành nhiều bước nhỏ để trẻ tự thực hiện từng bước một cho đến khi thành thạo.
>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ Tự Kỷ Có Biết Bắt Chước Không? Cách Dạy Bé Bắt Chước
Cha mẹ thật kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ từng bước một cho đến khi trẻ thực hiện tốt các bước thì hãy để trẻ tự làm. Bạn có thể chia nhỏ các bước dựa theo mức độ cùng khả năng của trẻ.
3. Từ từ giảm dần sự hỗ trợ giúp trẻ cố gắng hơn
Khi bắt đầu giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ, cha mẹ sẽ làm mẫu nhiều lần để trẻ quan sát, vừa làm kết hợp với nói để trẻ nghe. Tiếp theo, khi hướng dẫn trẻ thực hiện cần hỗ trợ trẻ từ nhiều cho tới ít dần. Nếu trẻ chưa thể tự thực hiện thông qua hướng dẫn bằng lời thì cha mẹ có thể trực tiếp cầm tay trẻ, giúp cho trẻ thực hiện.
Sau một thời gian cầm tay hướng dẫn, trẻ đã quen dần thì bạn có thể giảm dần sự hỗ trợ, chỉ cần hỗ trợ bằng lời và cuối cùng là để cho bé tự thực hiện. Chú ý là nên hướng dẫn ngắn gọn, dừng từ ngữ dễ hiểu bởi đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ.
4. Luôn khen ngợi, động viên và khuyến khích trẻ sau khi nỗ lực thực hiện các hoạt động
Lời khen ngợi, động viên đúng lúc khi thấy trẻ nỗ lực thực hiện các hoạt động sẽ khiến trẻ tự kỷ hào hứng, vui vẻ và có thêm động lực để làm tốt hơn cho những lần kế tiếp. Trẻ sẽ được tiếp thêm những năng lượng tích cực, chủ động hơn trong những hoạt động sau đó. Cha mẹ hay khen ngợi, khuyến khích cho sự cố gắng của con, động viên những nỗ lực của trẻ để con cố gắng hơn.
Khi nhận được những lời động viên, khuyến khích, trẻ sẽ vui vẻ,có động lực hơn khi thực hiện các hoạt động, tăng cường giao tiếp, phát huy các điểm mạnh của trẻ tự kỷ, qua đó việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ tự kỷ cũng trở lên tốt hơn.
Bài viết trên dây đã cung cấp đầy đủ thông tin về khả năng tự phục vụ của trẻ tự kỷ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về khả năng tự phục vụ của con và có những biện pháp giúp trẻ tăng khả năng tự phục vụ của bản thân. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển hơn trong thời gian sắp tới.