Để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với mọi người thì cha mẹ nên cho con can thiệp phục hồi chức năng sớm, đưa con ra ngoài chơi để học hỏi và giúp trẻ quen dần với thế giới ngoài kia, dần dần con sẽ mạnh dạn và phát triển toàn diện.
Chia sẻ 6 phương pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 5 phương pháp giúp trẻ tự kỷ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng:
1. Cho trẻ ra ngoài chơi nhiều hơn
Cho trẻ đi chơi sẽ giúp con cởi mở, mở rộng tầm nhìn, được thấy những điều tốt đẹp ngoài kia để tinh thần được tốt hơn, mạnh dạn hơn, giảm bớt sự rụt rè, lo lắng… giúp con phát triển và khám phá được những điều tích cực, dần dần sẽ hòa đồng với xã hội tốt hơn.
Nếu bạn chỉ giữ con ở nhà, không cho trẻ đi đâu thì trẻ sẽ không bao giờ có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài xinh đẹp, sôi động ra sao, dẫn trẻ tự kỷ chìm vào những suy nghĩ hạn hẹp, kìm kẹp sự phát triển của mình. Khi đó, kể cả được ra ngoài trẻ sẽ sợ hãi và bất an.
2. Quan tâm sở thích của trẻ
Ai cũng muốn được quan tâm đặc biệt, nhất là đối với trẻ ít tương tác sẽ luôn cần sự chú ý tối đa của cha mẹ và mọi người, bởi nhóm trẻ em này luôn cảm thấy cô độc, hơn nữa việc quan tâm sở thích của các con sẽ giúp cha mẹ chủ động trong việc tạo những bất ngờ nhỏ nhoi như tặng quà cho con, nấu những món ăn mà con thích.
Việc tập chung vào những điều trẻ thích thú sẽ giúp cha mẹ hoặc chuyên gia có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết trong quá trình can thiệp các liệu pháp sao cho hợp lý, đồng thời sẽ kéo cha mẹ gần gũi con cái của mình hơn.
Giúp loại bỏ những điều trẻ không thích để tránh làm con nóng giận, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Khi tập chung vào sở thích và những điều khiến con tập chung, có thể tìm ra điểm mạnh của trẻ tự kỷ để từ đó giúp con phát triển trong môi trường phù hợp.
3. Thân thiết với trẻ
Thân thiết, gần gũi với trẻ tự kỷ là điều không hề dễ dàng, dù các bạn là cha mẹ của con thì vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc xích lại gần con hơn. Để rút ngắn khoảng cách với trẻ tự kỷ, việc cần làm là chúng ta hãy chơi với con, làm bạn với con để trẻ có cảm giác an toàn, được cảm thông và thấu hiểu.
Việc xa cách trẻ tự kỷ, kì thị chỉ làm vấn đề tiêu cực thêm, tốt nhất cha mẹ không nên thể hiện sự nóng giận hay tệ hơn thế trước mặt trẻ tự kỷ, bởi điều đó sẽ tác động rất lớn đến tâm lí, tinh thần của con. Thay vào đó hãy luôn mỉm cười, thân thiện với trẻ, vui vẻ và sẵn sàng ở bên con, xoa dịu nỗi đau bên trong cho bé.
4. Ân cần chăm sóc
Việc chăm sóc con hàng ngày vừa giúp trẻ tự kỳ hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân, tự sinh hoạt cá nhân, mà cũng giúp con có thêm nhận thức về việc có trách nhiệm với chính mình. Hơn nữa hãy nhẹ nhàng trước mọi lỗi lầm, sự vụng về ở con và từ đó giúp bé sửa sai.
Nếu trẻ tự kỷ hay la hét thì hãy ân cần vỗ về con, bởi trong trường hợp này nếu bạn càng nặng lời thì trẻ càng bị kích động. Hơn nữa, khi trẻ được chăm sóc kỹ lưỡng thì bản thân con sẽ nhận thức được các vấn đề về sự sạch sẽ, về việc tránh xa các nguy hiểm, về sự yêu thương giữa người với người.
5. Dành lời khen cho trẻ
Trẻ em rất thích nhận được lời khen từ người lớn, trẻ tự kỷ cũng không ngoại lệ. Cha mẹ nên sử dụng âm nhạc cho trẻ tự kỷ, để giúp bé thư giãn và thoải mái sau đó dành những lời khen cho trẻ để khi đó, tinh thần con đang được thoải mái, giúp con có thể cảm nhận một cách rõ nhất.
Đôi khi một lời khen có thể giúp trẻ tự kỷ cảm thấy mình có ích cho xã hội, đánh vào tiềm thức của bé về sự quan trọng của mình trong xã hội này, mình có thể hòa nhập tốt để trở thành người có ích cho gia đình, chứ không phải những suy nghĩ tiêu cực khác.
Trẻ em rất thích nhận được lời khen từ người lớn
Đối với trẻ tự kỷ hay ăn vạ cha mẹ nên an ủi và cho con làm quen với thế giới bên ngoài nhiều hơn, bởi khi được ra ngoài nhiều hơn trẻ sẽ được chứng kiến những đứa trẻ ngoan ngoãn, từ đó con sẽ hình thành thói quen nghe lời và học theo.
Che chở và bảo vệ ở đây không có nghĩa là che mẹ không cho phép trẻ tự kỷ ra ngoài, kìm kẹp một cách thái quá mà là sự bảo vệ trẻ trước những nguy hiểm, những điều không tốt mà con chưa có khả năng nhận thức được. Đồng thời cho con tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau cho con hòa nhập dễ dàng hơn.
Để áp dụng được tất cả các phương pháp trên đây, điều quan trọng là việc phối hợp giữa cha mẹ trẻ tự kỷ và cộng đồng trong phương pháp giáo dục con, đây là yếu tố vô cùng cần thiết, giúp đẩy nhanh quá trình hòa nhập của trẻ.
Vậy trong quá trình thực hiện những phương pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người, chúng ta cần lưu ý những gì?
Lưu ý khi sử dụng những phương pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập
Sau đây là một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp lên trẻ tự kỷ, giúp con sớm hòa nhập với xã hội:
- Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ: Cần kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia, nếu cha mẹ thôi thì chưa đủ, hãy cùng các chuyên gia tìm ra các liệu pháp tốt nhất đối với con.
- Các phương pháp cần được áp dụng một cách hợp lý: Mỗi trẻ tự kỷ để có những đặc điểm riêng khác nhau, cha mẹ cần kết hợp với chuyên gia để áp dụng phù hợp với từng đối tượng.
- Mức độ và tần suất cần phù hợp: Mức độ tự kỷ nặng nhẹ của trẻ tự kỷ quyết định các phương pháp áp dụng với tần suất khác nhau.
- Cha mẹ không được nản chí, bỏ cuộc: Trẻ tự kỷ có chữa được không, có hòa nhập được không phụ thuộc vào cha mẹ, bởi các bạn là người trực tiếp đồng hành và gần gũi trẻ tự kỷ hơn bất kỳ ai, nếu có một lúc nào đó các bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn tiếp tục thì các con cũng sẽ mất đi cơ hội trở lại cuộc sống bình thường như bao người khác.
Con đường để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập được với xã hội là một quãng đời dài, gặp nhiều khó khăn. Dù là cách gì đi nữa, cha mẹ cũng nên tìm cho trẻ tự kỷ một trung tâm phục hồi chức năng uy tín để con có môi trường tốt để cải thiện, lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia để quá trình hồi phục cho con được toàn diện hơn.
Trên đây là một số phương pháp giúp trẻ tự kỷ hòa nhập được với cuộc sống bên ngoài. Tóm lại cha mẹ cần dành tình yêu thương và cho trẻ ra ngoài thế giới để được tiếp cận nhiều điều mới mẻ, thì dần dần con sẽ quen và hòa nhập, không sợ hãi nữa.