Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng trong việc điều trị, kiểm soát các triệu chứng và khả năng nhận thức ở trẻ. Trẻ tự kỷ cũng cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không khác gì so với trẻ bình thường. Tuy nhiên cha mẹ nên tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi cho trẻ tự kỷ theo các chuyên gia khuyên dùng trong bài viết sau đây.
Bổ sung 8 loại dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ
Để xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp, có lợi cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cần biết được những gì trẻ nên ăn và những thực phẩm nên tránh cho trẻ tự kỷ. Dưới đây là tổng hợp chi tiết những thực phẩm mà chuyên gia khuyên cha mẹ nên đưa vào khẩu phần ăn của trẻ.
1. Bổ sung Omega 3
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 cho trẻ tự kỷ giúp cải thiện cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh trung ương. Chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ em.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, đối với trẻ bị mắc chứng tự kỷ cần bổ sung 1,5g axit béo Omega 3 mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, kéo dài khả năng tập trung, giảm lo lắng, giảm các hành vi bất thường và rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ.
Các bậc phụ huynh có thể dùng những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành, súp lơ, bắp cải,… Cha mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ bị dị ứng với đồ biển thì có thể tăng cường sử dụng sữa hạt và các món từ rau củ để bổ sung Omega 3 cho trẻ.
2. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D
Cơ thể trẻ sẽ có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng rối loạn khi hệ miễn dịch không được điều hòa vì thiếu vitamin D.
Bổ sung Vitamin D cho trẻ tự kỷ là rất cần thiết để có thể bảo vệ cơ thể, chống lại những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể gây tổn thương cho DNA và còn loại bỏ những tổn thương trong cơ thể. Bên cạnh đó Vitamin D còn giảm hành vi tiêu cực của trẻ tự kỷ, giúp trẻ thoải mái, thư giãn hơn.
Các thực phẩm có chứa Vitamin D cha mẹ nên sử dụng trong khẩu phần ăn của trẻ tự kỷ như cá, trứng, sữa nguyên kem, nấm, tôm, ngũ cốc,…
3. Bổ sung Vitamin B6 và Magie
Để tăng hiệu quả khả năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ, cha mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa Vitamin B6, Magie đúng cách vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ hàng tuần.
Nguồn Vitamin B6 có trong thực phẩm cha mẹ nên dùng như là ngô, khoai lang, khoai tây, thịt bò,..
Bổ sung Magie có trong các loại thực phẩm như đậu phụ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, quả hạch,… Cha mẹ cũng cần lưu ý, tùy vào độ tuổi khác nhau mà hàm lượng Magie cũng khác nhau.
4. Bổ sung sắt cho trẻ tự kỷ
Các triệu chứng như chậm phát triển hành vi, nhận thức của trẻ tự kỷ kém phát triển có thể do cơ thể trẻ thiếu sắt. Sắt là nhu cầu cần thiết để não trẻ phát triển bình thường. Đồng thời, cần cung cấp đủ sắt theo đúng nhu cầu về độ tuổi ở trẻ tự kỷ.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ tự kỷ, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết thông qua các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, dưa hấu, củ cải đỏ, lựu, táo,…
5. Bổ sung thực phẩm chứa Vitamin C
Để giảm các hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần ở trẻ tự kỷ cần phải bổ sung Vitamin C. Do trẻ tự kỷ thường thiếu Vitamin C ảnh hưởng tới phản ứng của não và Dopamine 6 – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
Vitamin C cũng là chất cần thiết cho hoạt động của tế bào miễn dịch và hỗ trợ cải thiện tâm trạng, giảm kích động hiệu quả ở trẻ tự kỷ. Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C còn kích thích cảm giác ăn uống, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tự kỷ.
Thực phẩm giàu Vitamin C thường có nhiều trong các loại quả như: cà chua, ổi, bông cải xanh, dâu tây, dứa, kiwi, đu đủ,…
6. Thực phẩm giàu Axit béo phospholipid
Màng tế bào thần kinh ở trẻ tự kỷ có hàm lượng axit béo phospholipid thấp hơn so với bình thường. Vì thế, để cải thiện và điều chỉnh chức năng của màng tế bào thần kinh, các bậc phụ huynh nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo phospholipid cho trẻ tự kỷ.
Phospholipid là một trong các chất dinh dưỡng góp phần vào gia tăng mức độ nhạy bén của trí não trẻ tự kỷ, hỗ trợ bảo vệ não bộ tránh khỏi tình trạng suy giảm trí nhớ.
7. Bổ sung thực phẩm giàu Axit amin cho trẻ tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ cần có Axit amin để cải thiện những khó khăn của trẻ tự kỷ gặp phải như cần sự tập trung khi làm việc, hoàn thiện nhiệm vụ được giao ở trẻ tự kỷ và giúp trẻ bình tĩnh hơn trong nhiều trường hợp.
Không những vậy, Axit amin còn chứa protein quan trọng cho hoạt động của não bộ và tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người.
Nguồn thực phẩm giàu Axit amin cha mẹ có thể bổ sung trong các bữa ăn cho trẻ bao gồm thịt gà, sườn lợn, hạt bí, đậu nành, lạc, tảo, rong biển,…
8. Thực phẩm giàu Probiotic (lợi khuẩn)
Để có thể kiểm soát và giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và dạ dày cho trẻ tự kỷ, cha mẹ nên duy trì bổ sung thực phẩm giàu Probiotic thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng ở trẻ tự kỷ.
Lợi khuẩn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm giàu Probiotic gồm sữa chua, trà kombucha, kim chi, miso,…
Các vấn đề về chế độ dinh dưỡng ở trẻ tự kỷ
Theo các chuyên gia nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai do không đủ các chất dinh dưỡng quan trọng giúp não bộ của thai nhi phát triển như kẽm, sắt, đồng, vitamin B9 sẽ là một trong các nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm đặc biệt là cảm giác quan ở trẻ tự kỷ nhạy hơn trẻ bình thường cho nên trẻ tự kỷ khác thường nhạy cảm với các yếu tố như mùi hương, đặc điểm, màu sắc và mùi vị của thực phẩm. Đó cũng là một trong những lí do trẻ tự kỷ kén ăn.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra trẻ tự kỷ thiếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là do nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bị rối loạn dạ dày – ruột (GI) ở trẻ tự kỷ cao gấp 8 lần trẻ bình thường.
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường khó khăn trong việc tập trung và có thể lặp lại các hành vi hoặc có những sở thích hạn chế mà có thể gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và lựa chọn thực phẩm gây nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hoạt động của não bộ và sự phát triển của xương, cơ bắp chậm ở trẻ tự kỷ do lượng canxi và protein ở trẻ tự kỷ thấp hơn bình thường. Thiếu những chất này cũng gây ảnh hưởng đến các vấn đề tiếp thu, cân bằng sức khỏe thể chất và nhiều khía cạnh phát triển ở trẻ.
Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ còn gặp nhiều hạn chế cho nên khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc trẻ không thích món ăn nào đó sẽ khó có thể diễn đạt nên nhiều khi cha mẹ khó có thể nhận biết được. Có nhiều trường hợp cha mẹ vô tình cho trẻ ăn nhiều thực phẩm mà trẻ tự kỷ dị ứng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Vậy nên, các triệu chứng bệnh ở trẻ tự kỷ càng khiến cho trẻ gặp rối loạn ăn uống và thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể nghiêm trọng. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết đối với trẻ tự kỷ vừa giúp trẻ cải thiện các khiếm khuyết vừa hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ tự kỷ hiệu quả.
Một số lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Bên cạnh những hiểu biết về thực phẩm dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ, cha mẹ cần nỗ lực lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ và nên lưu ý một số điều khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ như sau.
- Thói quen ăn từ 3 đến 4 bữa một ngày: Nên đảm bảo ăn uống đầy đủ bữa cho trẻ tự kỷ. Ngoài các bữa chính, có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khác cho trẻ trong các bữa ăn phụ.
- Loại bỏ nhóm thực phẩm chứa Gluten, Carbohydrate, Casein: Không nên cho trẻ tự kỷ ăn thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, sữa và các chế phẩm từ sữa, đường, cà phê… vì dễ gây dị ứng, khó tiêu hóa cho trẻ dễ khiến trẻ có hành vi hiếu động, tăng đường huyết.
- Đồ uống: Thay vì cho trẻ uống đồ uống chứa nhiều đường làm ảnh hưởng phát triển não bộ trẻ như sữa tươi hay các loại nước ngọt, nước có ga,… cha mẹ nên dùng sữa dừa, sữa gạo, nước ép hoa quả.
- Hạn chế ăn các loại quả có múi: Trong các loại quả có múi như cam, canh, bưởi có chứa hàm lượng các chất lên men, gây tích tụ nấm gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ và còn không kiểm soát được hành vi.
- Kích thích hệ miễn dịch: Cha mẹ nên cho thêm hành tây, tỏi, dầu oliu, nghệ, bí đỏ vào khẩu phần ăn của trẻ tự kỷ để tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, chống nấm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Chế biến đa dạng món ăn: Cha mẹ nên chú trọng hơn vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách chế biến đa dạng các món ăn để kích thích vị giác của trẻ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ tự kỷ.
- Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn uống: Cha mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ tự kỷ ăn các món trẻ không thích. Bởi, trẻ tự kỷ rất nhạy cảm nên thường kén ăn. Việc ép trẻ sẽ khiến trẻ nổi cáu, mất kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ hay la hét.
- Khi cho trẻ thử món ăn mới: Nếu cha mẹ muốn cho trẻ tự kỷ thử món mới thì nên chế biến, xay nhuyễn các loại thực phẩm mới trộn cùng món bé yêu thích và bày trí theo sự yêu thích của trẻ để thu hút, tạo tính tò mò muốn thử hương vị ở trẻ. Sau đó tăng dần lên để trẻ thích nghi với món ăn.
- Không nên vừa chơi vừa ăn: Không nên để trẻ bị mất tập trung vào các hoạt động khác như xem ti vi, điện thoại,… khi ăn uống. Vì trẻ tự kỷ dễ mất tập trung và trở nên biếng ăn.
- Hạn chế sử dụng thuốc: Đặc biệt là hạn chế cho trẻ tự kỷ uống thuốc ngủ. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm như chuối, cá, trứng, các bộ phận từ sen, cho bé vận động có kế hoạch.
Ngoài ra cha mẹ nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ như âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ, nghệ thuật trị liệu hay các bài tập để kích thích thói quen tốt cho trẻ tự kỷ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng trong quá trình phát triển và điều trị trẻ tự kỷ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý để có kế hoạch bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng và còn cải thiện sức khỏe.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về vấn đề chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tự kỷ. Cha mẹ cũng nên liên hệ với các trung tâm điều trị kịp thời để được tư vấn, hỗ trợ về các triệu chứng ở trẻ tự kỷ.