Cha mẹ nên dạy trẻ tự kỷ tập nói từ sớm để trẻ có thể cải thiện khả năng giao tiếp xã hội và hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, dạy trẻ tự kỷ tập nói là điều khó khăn và cần có đủ kiên nhẫn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 10 bí quyết dạy trẻ tự kỷ tập nói và cải thiện giao tiếp xã hội.
Chia sẻ 8 bí quyết dạy trẻ tự kỷ tập nói, cải thiện giao tiếp xã hội hiệu quả
Dạy trẻ tự kỷ tập nói bình thường cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn cùng với phương pháp dạy nói cho trẻ tự kỷ hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ nên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng một số bí quyết dưới đây để có thể thúc đẩy nhanh chóng quá trình giao tiếp ở trẻ một cách hiệu quả.
Khuyến khích trẻ tương tác, giao tiếp xã hội
Các bậc phụ huynh nên tạo nhiều hoạt động vui chơi, tạo hứng thú cho trẻ tự kỷ để trẻ có thể học thêm được nhiều điều, cũng có thể tăng khả năng tiếp xúc với xã hội, tìm hiểu mọi thứ xung quanh.
Bên cạnh việc tạo ra các hoạt động vui chơi cho trẻ, cha mẹ cần tạo ra môi trường cho trẻ tự kỷ cảm thấy thoải mái, không cảm thấy khác biệt so với những đứa trẻ khác. Cha mẹ cũng cần tạo động lực, khuyến khích trẻ giao tiếp tự nhiên.
Điều quan trọng nhất với trẻ tự kỷ mà cha mẹ đáng lưu ý đó là những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thường trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện mà sẽ lảng tránh và nhìn đi hướng khác.
Để rèn luyện cho trẻ tự kỷ thói quen giao tiếp đầu tiên đó là hình thành cho trẻ thói quen nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp. Cha mẹ có thể tạo sự chú ý trên mặt mình như dán một tấm hình, một miếng sticker dễ thương lên trán để thu hút trẻ.
Khi chơi cùng trẻ tự kỷ, cha mẹ hãy thử nhiều trò khác nhau để tìm ra trò chơi mà trẻ thích nhưng phải để trẻ tự nói ra nhu cầu của trẻ tự kỷ. Trong quá trình chơi, bố mẹ nên kiên quyết hướng mắt của con về hướng mắt của mình để con dần cảm nhận được ánh mắt. Điều này giúp cho giao tiếp bằng mắt của trẻ tốt hơn.
Chú ý tới sở thích và điều trẻ tự kỷ quan tâm
Trẻ tự kỷ cũng có những nhu cầu, những sự quan tâm đối với một điều gì đó cụ thể như những trẻ bình thường. Cha mẹ nên cùng trẻ tự kỷ tìm hiểu và chia sẻ về những sở thích mà trẻ quan tâm. Đồng thời, không nên bác bỏ, ngăn cản làm ảnh hưởng tới tâm trí trẻ.
Điều đặc biệt đó là khi bạn làm hoặc nói về những vấn đề mà trẻ thích thì trẻ nhỏ sẽ dần chú ý và có nhiều tương tác hơn.
Dạy trẻ tự kỷ tập nói bằng cách sử dụng từ ngữ đơn giản
Trẻ bị tự kỷ thường chậm phát triển và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu thông tin hơn bình thường. Vậy nên, để giúp trẻ dễ nắm bắt và dễ thực hiện hơn bạn nên dùng những từ ngữ đơn giản và ngắn gọn, tránh sử dụng những từ ngữ quá phức tạp.
Cha mẹ nên kết hợp vừa sử dụng từ đơn vừa thực hiện hành động tương tự trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ tự kỷ dễ làm quen với những từ ngữ mới và bắt chước vào trong giao tiếp.
Một bí quyết nhỏ ở cách làm này đó là bạn hãy bắt đầu cách dạy trẻ tự kỷ tập nói thường xuyên nhắc lại 3 lần các từ đơn để nhấn mạnh. Sau khi trẻ đã nhớ và nói được các từ đơn thì bạn sẽ dần nâng cao hơn bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các từ ghép, cụm từ ngắn,…
Quy tắc giao tiếp của các bậc phụ huynh với trẻ tự kỷ đó là nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn số từ trẻ đã biết, đã sử dụng. Đồng thời, phụ huynh nên đơn giản hóa thông tin rồi nâng cao dần để trẻ có thể nhớ và nói được hiệu quả.
Kết hợp giao tiếp bằng cử chỉ cơ thể
Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ bằng các cử chỉ cơ thể gần gũi giúp trẻ nhỏ dễ hiểu và dễ tiếp thu để thực hành hơn trong thực tế so với việc chỉ giao tiếp với trẻ tự kỷ qua giọng nói. Đồng thời cũng có thể giúp phát huy được những điểm mạnh của trẻ tự kỷ.
Cha mẹ nên kết hợp cả lời nói và cử chỉ trong sinh hoạt hàng ngày khi giao tiếp với trẻ nhỏ như cha mẹ đồng thời nói có và gật đầu hoặc vừa nói không vừa lắc đầu, dùng tay chỉ trỏ món đồ, vỗ tay, vươn cánh tay,… Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý nên ưu tiên sử dụng các cử chỉ mà trẻ nhỏ có thể dễ bắt chước theo trước.
Dạy cho trẻ tự kỷ về sự vật và cảm giác
Các bậc phụ huynh nên kết hợp vừa mô tả sự vật vừa gọi tên cảm xúc, cảm giác của mình để trẻ tự kỷ có thể nhìn và tiếp thu nhanh hợp. Tùy trường hợp, cha mẹ có thể phóng đại mọi cử chỉ và biểu cảm để các bé có thể hiểu.
Cha mẹ có thể chỉ dạy cho trẻ tự kỷ phân biệt biểu cảm trên khuôn mặt bằng cách cùng bé ngồi trước gương sau đó tạo ra các khuôn mặt có biểu cảm khác nhau hoặc đưa ra những hình ảnh biểu cảm sau đó chỉ cho bé mặt buồn, mặt vui, mặt ngạc nhiên,…
Cha mẹ có thể dùng các cách như khi bé cầm cốc nước hoặc mở tủ lạnh, cha mẹ hãy nói với con rằng đây là tủ lạnh, bé làm vậy là do đang đói hoặc khát nước. Bằng cách liên kết đồ vật và cảm giác với nhau, trẻ tự kỷ sẽ dễ dàng ghi nhớ và gắn liền đồ vật với những cảm xúc khác nhau.
Lưu ý trong bí quyết này đó chính là trước khi giải thích ý nghĩa biểu cảm trên khuôn mặt cho trẻ tự kỷ, cha mẹ cần nói “Nào nhìn vào mặt cha/ mẹ” để trẻ có thể tập trung quan sát và có tương tác hơn với cha mẹ.
Trẻ tự kỷ cũng cần có không gian riêng
Ngoài những lúc cha mẹ luôn đồng hành ở cạnh thì trẻ tự kỷ cũng rất cần có một không gian riêng để được tự học, trẻ sẽ khám phá để hiểu hơn những thứ xung quanh mình.
Cha mẹ nên hiểu và tạo điều kiện cung cấp không gian riêng thật thoải mái, yên tĩnh cho trẻ mặc dù có thể sẽ mất nhiều thời gian do trẻ tự kỷ chậm phát triển hơn trẻ khác nhưng điều này sẽ có hiệu quả bền vững, khuyến khích bé nói nhiều hơn
Không nên thúc ép trẻ học một lượng kiến thức quá nhiều cũng một lúc hay phải học trong thời gian ngắn dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ hay la hét, căng thẳng, khó chịu. Cha mẹ nên bình tĩnh và thật kiên nhẫn đợi trẻ trong quá trình giao tiếp vì mỗi trẻ sẽ có tốc độ tiếp thu riêng phù hợp với bản thân.
Ví dụ như khi đặt câu hỏi, cha mẹ hãy chờ đợi câu trả lời của trẻ bằng cách dừng vài giây, nhìn thẳng vào mắt trẻ. Hãy chờ đợi trẻ nói lên nhu cầu của mình. Sau đó, hãy đáp ứng trẻ bằng cách phản hồi ngay lập tức để trẻ hiểu được hiệu quả giao tiếp bằng lời nói.
Tham gia câu lạc bộ dành cho trẻ tự kỷ
Bên cạnh những cách cha mẹ có thể trực tiếp dạy con thực hiện thì còn có rất nhiều hoạt động khác như cha mẹ có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc hội nhóm dành cho cha mẹ của trẻ tự kỷ.
Khi tham gia các hoạt động, cha mẹ có thể gặp gỡ nhiều gia đình với nhiều hoàn cảnh khác nhau tuy nhiên đều có điểm chung là có con tự kỷ nên có thể trao đổi với nhau về những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói, cải thiện giao tiếp xã hội.
Ngoài ra, ở một số câu lạc bộ dành cho trẻ tự kỷ thường tổ chức các buổi tập huấn định kỳ về kiến thức và tạo các hoạt động vui chơi cho cha mẹ vừa có thể học cách chăm sóc vừa có thể vui chơi cùng trẻ. Đây cũng là môi trường tốt giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn và giao tiếp nhiều hơn.
Kiên trì và tin tưởng trẻ tự kỷ
Khó khăn của trẻ tự kỷ về khả năng giao tiếp là rất cao, nên ban đầu việc nói chuyện với trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại vì trẻ sẽ không quan tâm hoặc từ chối nói chuyện với người đối diện kể cả là người thân trong gia đình.
Mọi người nên hiểu cho trẻ tự kỷ và đừng vì khoảng cách ban đầu mà từ bỏ. Cha mẹ nên kiên trì, hỗ trợ trẻ tự kỷ khi dạy trẻ nói chuyện. Và đặc biệt, trẻ tự kỷ cần rất nhiều thời gian cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con mỗi ngày.
Bên cạnh việc kiên trì, nỗ lực hỗ trợ trẻ các bậc phụ huynh cũng nên tin tưởng, ủng hộ, động viên con mình. Điều này rất quan trọng trong việc giúp trẻ tự kỷ bớt căng thẳng và không tìm được phương hướng trong việc học nói. Hãy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, vui vẻ giúp quá trình học của trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi áp dụng các bí quyết dạy trẻ tự kỷ tập nói
Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tập nói, cha mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là những lưu ý giúp cha mẹ áp dụng bí quyết dạy trẻ hiệu quả.
- Để bắt đầu nói chuyện với trẻ, cha mẹ nên gọi tên trẻ trước tiên để đảm bảo trẻ có khả năng ghi nhớ và hiểu được tên gọi.
- Sử dụng âm thanh, hình ảnh và các động tác trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tập nói sẽ giúp trẻ thích thú giao lưu hơn. Cha mẹ có thể dạy trẻ tư kỷ tập nói qua các bài hát, các bài nhảy,…
- Nên giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những thứ có thể gây gián đoạn, mất tập trung ở trẻ tự kỷ để giảm thiểu sự phân tán và giúp quá trình tiếp thu của trẻ hiệu quả hơn.
- Cố gắng giao tiếp mắt với trẻ để trẻ có thể cảm nhận ánh mắt một cách tự nhiên. Đừng tỏ ra ngượng nghịu khi trẻ nhìn chằm chằm.
- Kiên trì thu hút sự chú ý của trẻ tự kỷ bằng cách vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai hoặc chạm vào má để gọi trẻ.
- Kết hợp dạy trẻ về các kĩ năng, nhiều mặt khác cùng các trò chơi đa dạng để tranh trẻ cảm thấy nhàm chán, áp lực.
- Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét những điều trẻ tự kỷ làm dù cho trẻ ít tương tác. Nên động viên, khen trẻ thay vì can ngăn, phớt lờ trẻ.
- Nên xây dựng kế hoạch riêng để tạo thói quen cho trẻ tự kỷ, trẻ sẽ dễ tập trung vào các thời gian cố định và dần có mục tiêu cho bản thân.
Quá trình dạy trẻ tự kỷ tập nói không phải chỉ một đến hai ngày, cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ về nhiều mặt khác. Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về tình trạng của trẻ tự kỷ để đồng hành cùng các chuyên gia, nhà trường tìm hiểu thêm những biện pháp điều trị trẻ tự kỷ kịp thời.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến các bậc phụ huynh 8 bí quyết dạy trẻ tự kỷ tập nói, cải thiện giao tiếp xã hội để phát huy khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho con đến các trung tâm hỗ trợ để có thể hiểu rõ hơn về bệnh của trẻ. Từ đó tìm ra được các phương pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ.