Hầu hết những trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ đều cảm thấy cô độc, cha mẹ nên tạo ra các trò chơi bổ ích để chơi với con nhằm giúp bé dễ dàng hòa nhập và có những giây phút thư giãn, đây cũng là một cách để trẻ tự kỷ gần gũi, cởi mở hơn với người lớn.
Cách chơi với trẻ tự kỷ
Chơi với trẻ tự kỷ bằng cách tạo ra những trò chơi phù hợp với sở thích của bé, hoặc giúp bé có thêm cơ hội tiếp xúc, giao tiếp nhiều hơn nếu trẻ không chịu nói theo, bằng các trò chơi theo đội nhóm hoặc thử sức cá nhân. Hãy như là một người bạn để vui đùa cũng như chiều theo mong muốn của con trong suốt quá trình chơi.
Chơi với trẻ tự kỷ không phải ai cũng làm được, chúng ta nên tìm hiểu và tiếp cận bé một cách phù hợp để trẻ không bị kích động. Dù là cha mẹ hay người lạ thì khi chơi với con cũng cần sự nhẹ nhàng, gần gũi như làm bạn với trẻ. Nên lắng nghe con thường xuyên để biết con muốn gì khi hòa mình vào các trò chơi, cố gắng đáp ứng để bé hưởng ứng tốt hơn.
Cần quan sát kỹ khi tiếp cận hoặc đưa ra các trò chơi với con, nên dựa vào những điểm yếu của bé như trẻ ít tương tác sẽ cho trẻ chơi những trò chơi tập thể, có nhiều người tham gia, tạo hiệu ứng tích cực để bé có thể bắt chước. Hoặc bé không chú ý thì nên chơi những trò cần sự tập trung cao độ, để cải thiện cho trẻ tự kỷ.
Đặc biệt, không nên dùng bạo lực hay những hành động quá khích khi chơi với trẻ tự kỷ, sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, hơn nữa sẽ gây những tác động tiêu cực đến trò chơi, khiến trẻ sợ hãi và khép mình hơn, không dám tham gia các hoạt động tập thể về sau nữa.
Vậy những trò chơi nào là phù hợp để chơi với trẻ tự kỷ, giúp các bé dễ hòa nhập?
Những trò chơi phù hợp với trẻ tự kỷ
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số trò chơi điển hình mà mọi người nên chơi với trẻ tự kỷ:
Trò chơi xây dựng
Đa số trẻ em đều thích những mô hình ô tô, xe tải, hoặc nghịch những vùng cát ướt để xây lâu đài, xây nhà, xếp lego… đây đa số là những trò chơi khá lành mạnh nhưng trẻ vẫn rất thích, nếu có người chơi cùng thì bé có thể chơi đi chơi lại đến vài giờ đồng hồ không biết chán.
Trò chơi này dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu ở mọi nơi, hơn nữa lại đáp ứng nhu cầu của trẻ tự kỷ đó là chơi một cách thoải mái nhất, giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ lại giúp trẻ tư duy tốt hơn. Ngoài ra sẽ tạo kha bầu không khí yên tĩnh, giảm bớt sự căng thẳng cho cả trẻ tự kỷ và cha me.
Trò chơi đố vui
Cha mẹ nên chuẩn bị những câu đố mẹo, cần nhớ rằng mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau thì bạn sẽ đưa ra những câu hỏi khác nhau, chẳng hạn trẻ còn nhỏ, chưa biết nói thì nên hỏi bé những câu về các bộ phận trên cơ thể, còn trẻ đã nhận thức được thì sẽ hỏi khó hơn.
Trò chơi đố vui giúp phát triển sự sáng tạo của trẻ, đôi khi câu trả lời của bé sẽ không đúng hoàn toàn như đáp án, nhưng ở một khía cạnh nào đó cha mẹ sẽ nhận thấy con có khả năng tư duy rất tốt. Trò chơi này từng giúp các chuyên gia tìm ra những trẻ tự kỷ thông thái .
Trò chơi thi đua
Trong trường hợp trẻ sống khép kín, chẳng hạn trẻ không phản ứng khi gọi tên có nghĩa là trẻ không thích tiếp xúc với nhiều người, cha mẹ càng nên cho con ra ngoài khám phá để mạnh dạn hơn, hoặc cho con chơi những trò chơi thi đua đội nhóm với nhau.
Với trò chơi này, đòi hỏi mỗi thành viên trong một đội cần có sự hưởng ứng nhiệt tình, cố gắng riêng của bản thân, sử dụng những điểm mạnh của mình để mang về chiến thắng cho đội… từ đo trẻ tự kỷ sẽ hiểu được niềm vui khi cả đội thắng, bởi mình đã đóng góp công sức ở trong đó.
Trò chơi trốn tìm
Trò chơi trốn tìm trong không gian vừa đủ, để tạo ra sự kết nối giữa các trẻ với nhau, không nên chơi ngoài trời hoặc không gian quá rộng sẽ gây ra những trường hợp đặc biệt như trẻ trốn quá kỹ, hoặc bỏ cuộc… tuy nhiên trò chơi này sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong giao tiếp và nhìn mọi người một cách tự tin hơn.
Đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ là vô cùng nhút nhát, ngại giao tiếp, vậy nên trò chơi này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu con không hợp tác, cứ đứng yên một chỗ quan sát mọi người chơi bởi đôi khi trẻ tự kỷ chưa hiểu được luật chơi của những trò chơi như vậy, dễ cảm thấy chán nản và từ bỏ.
Trò chơi bán hàng
Bán hàng là trò chơi có sự tương tác tốt giữa người với người, nếu trẻ hình thành được nhu cầu, mong muốn của mình khi mua hàng chứng tỏ trẻ cũng có những sở thích riêng biệt, cha mẹ nên quan sát kỹ đồ trẻ muốn mua là gì và biểu cảm của con khi nhận được món đồ mình thích
Đừng quên dành lời khen hoặc vỗ tay cho trẻ tự kỷ nếu bé mua đúng đồ hoặc làm tốt, các bé đều thích được khen ngợi như vậy, sẽ là động lực cho con phát huy tốt điểm mạnh của trẻ tự kỷ ở những những lần tiếp theo.
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi thú vị cha mẹ có thể áp dụng để chơi cùng con như chơi những trò chơi dân gian, chơi đá bóng, chơi gấp máy bay… nên thay đổi và đa dạng các trò chơi với nhau, giảm sự nhàm chán sẽ giúp gần gũi và xoa dịu nỗi đau tâm hồn cho bé, không nên để trẻ chơi một mình hoặc cô độc.
Vậy những trò chơi này có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức của trẻ tự kỷ?
Bán hàng là trò chơi có sự tương tác tốt giữa người với người
Dưới đây là những ý nghĩa mà các trò chơi đem lại cho trẻ tự kỷ:
- Giúp trẻ tự kỷ thoải mái tinh thần, hòa nhập với cộng đồng: Khi được chơi một cách thoải mái, trẻ tự kỷ sẽ quên đi những giây phút sợ hãi, cô đơn một mình, ngoài ra các trò chơi có sự tham gia của nhiều người sẽ giúp con được tiếp xúc, hòa nhập hơn.
- Giúp trẻ có thời gian học tập bổ ích: Ngoài việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, những trò chơi tưởng chừng chỉ giúp bé thư giãn, nhưng còn giúp trẻ tự kỷ học và ghi nhớ được rất nhiều thứ một cách tự nhiên nhất.
- Giúp trẻ phát huy được những thế mạnh thông qua các trò chơi: Rất hiếm khi thấy trẻ chủ động hoặc vô tư trừ những giây phút được chơi các trò mình thích, khi đó con sẽ vô tình thể hiện những điểm mạnh mà mình có.
- Giúp bé giảm căng thẳng, giao tiếp tốt hơn: Đa số những trò chơi sẽ kích thích giao tiếp hoặc giúp trẻ cười nhiều hơn.
- Cha mẹ có khoảng thời gian gần gũi, thân thiết hơn với con: Ngoài thời gian dạy bé học, dạy con vệ sinh cá nhân, thì thời gian chơi với con có lẽ là lúc cha mẹ thư giãn hơn cũng như được mang đến niềm vui cho trẻ tự kỷ.
Việc chơi với trẻ tự kỷ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả trẻ và cả cha mẹ của bé, tuy nhiên những trò chơi này chỉ giúp trẻ thư giãn, thoải mái tinh thần chứ không thể khắc phục hoàn toàn vấn đề tự kỷ hay điều trị trẻ tự kỷ hiệu quả. Cha mẹ nên cho con đi khám và được can thiệp các liệu pháp một cách phù hợp.
Bài viết trên đây đã cung cấp cách chơi với trẻ tự kỷ và một số trò chơi bạn có thể chơi cùng con. Mong rằng chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả, hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo, đừng quên like và chia sẻ bài viết nếu thấy nó hữu ích nhé.