Có lẽ việc trẻ tự kỷ không nói được hoặc trẻ không chịu nói theo đã và đang gây ra nhiều lo âu cho cha mẹ bởi không được lắng nghe những gì con muốn, không biết khắc phục làm sao. Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi đã cung cấp 8 bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trong bài viết dưới đây.
Gợi ý 8 bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 8 bài tập giúp phát triển ngôn ngữ cho các trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ:
Bài 1: Nghe hiểu có/không
Với bài tập nghe hiểu, cha mẹ sẽ nhìn thấy đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ, trực tiếp trò chuyện và đưa ra các tình huống gần gũi đối với trẻ, đáp án chỉ có 2 đó là chọn “có” hoặc “không”, chẳng hạn có thể hỏi con có thích ăn táo không, có thích đi chơi không… là một số gợi ý về sở thích để đưa ra cho trẻ tự kỷ lựa chọn.
Với bài tập này cha mẹ có thể có những phút giây thư giãn cùng con, gần gũi hơn và cũng sẽ có thêm những thông tin cần thiết để từ đó thấu hiểu và kích thích sự giao tiếp, trao đổi qua lại giữa người với người, giúp trẻ tự kỷ có thể nói được hoặc nói nhiều hơn.
Bài 2: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Bài tập “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo” sẽ có tác dụng khả quan đối với các trẻ tự kỷ có sự chú ý, tập chung nhất định, còn trẻ không chú ý hoặc quá mải chơi sẽ khó để áp dụng. Với bài này, cha mẹ có thể cho con xem một đoạn phim hoạt hình mang tính chất giải trí, sau đó dừng lại một đoạn bất kỳ để con đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với các nhân vật.
Tuy nhiên đây là bài không hề đơn giản, trẻ cần có sự tiếp xúc nhất định mới có thể suy đoán được, hơn nữa cần thật sự hợp tác. Hoặc bạn cũng có thể tự hành động sau đó ngừng lại để quan sát sự chờ đợi từ con, sau đó sẽ hỏi lại con sau đó hành động thay lời giải đáp và giải thích lại cho bé hiểu.
Bài 3: Con sẽ làm gì?
Lựa chọn hành động bất kỳ sau đó hỏi ý kiến của con, để xem nếu là con thì sẽ làm gì và hành động như thế nào trong trường hợp như vậy? Bài tập này giúp bạn nhận ra những khó khăn của trẻ tự kỷ, không những kích thích sự giao tiếp mà còn nói lên tư duy của trẻ trong các trường hợp khác nhau, có thể bé đã trải qua hoặc chưa trải qua.
Ngoài ra bạn cũng sẽ có thêm thông tin để hiểu con hơn, nếu con chia sẻ một cách tiêu cực thì cần điều chỉnh và hướng con theo một cách tốt hơn. Sau đó trẻ sẽ ghi nhớ vào tiềm thức của mình, đâu mới là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề này nếu sau có gặp phải một lần nữa.
Bài 4: Nhìn xem tranh thiếu gì?
Đưa ra một vài bức tranh thiếu nhân vật, ngữ cảnh… và hỏi con về sự thiếu sót đó, xem phản ứng của trẻ ra sao và có thể bổ sung thêm những gì để qua đây, chúng ta cũng có thể nắm được sức sáng tạo hoặc điểm mạnh của trẻ tự kỷ là không có giới hạn.
Đây cũng được coi là một bài khó, buộc trẻ có tư duy về các sự vật hiện tượng một cách đa dạng, và tiềm ẩn sự sáng tạo thì mới kích thích con nói ra, thể hiện rằng với con, một bức tranh thiếu thốn quá nhiều sẽ không phải là một bức tranh đẹp.
Bài 5: Từ khái quát
Dùng những từ mang tính khái quát cao để kích thích sự tò mò cao của trẻ, không phải trẻ nào hoặc trẻ tự kỷ nào cũng có vốn từ phong phú hoặc có thể hiểu được theo nhiều ý nghĩa khác nhau của một từ hoặc một câu ngắn, vì vậy bạn có thể khai thác sự phân tích nơi trẻ tốt hơn, con sẽ phải nói ra suy nghĩ của mình.
Bài tập này phù hợp và có thể áp dụng tốt cho trẻ tự kỷ thông thái, bởi trẻ tự kỷ khi không được tiếp xúc với việc học tập, rèn luyện một cách bình thường nên sẽ khó có thể hiểu được nội dung hàm chứa sau một từ, một câu quá ngắn mà cha mẹ đưa ra. Nếu trẻ không hiểu, sẽ chỉ ngơ ngác và im lặng, khi đó bài tập không thể có tác dụng.
Bài 6: Đoán xem họ nói gì?
Với trẻ ít tương tác, hãy cho con xem một đoạn phim ngắn tuy nhiên không bật tiếng, nên chọn những đoạn phim có chứa nhiều biểu cảm của các nhân vật trong đó, và hỏi con họ đang nói gì hoặc đề cập đến vấn đề gì… giúp con tăng khả năng nói và khai thác tư duy, cách nhìn nhận vấn đề trong đầu.
Bài 7: Giới từ
Hỏi con về các giới từ, nơi chốn, địa điểm để nghe con gợi lại trí nhớ của mình sau đó liệt kê ra… lúc đó con sẽ chỉ nghĩ đơn giản theo khả năng của mình, tuy nhiên cha mẹ đã thành công trong việc kích thích khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
Tuy nhiên bạn cần cho con đi nhiều nơi, hoặc kể cho trẻ nghe nhiều về các địa điểm khác nhau, chỉ như vậy con mới có câu trả lời và thông tin xác thực qua hiểu biết của chính mình.
Bài 8: Phân nhóm
Chuẩn bị sẵn một tập ảnh về các loại quả, các con vật, các phương tiện… bất kỳ, sau đó liên tiếp chỉ vào từng ảnh và nhờ con sắp xếp và đọc tên các nhóm với nhau. Có lẽ không có gì thoải mái bằng chơi trò chơi trong khả năng của con, vừa đáp ứng được nhu cầu của trẻ tự kỷ, lại giúp bé phát triển tư duy, con chơi mãi không chán nếu cha mẹ biết thay đổi các chủ đề khác nhau sau mỗi lần chơi.
Với bài tập này để tăng sự hứng thú cho trẻ bạn nên chuẩn bị những phần quà nhỏ mà con thích, hoặc đưa ra lời khen khi trẻ trả lời đúng. Từ đó giúp trẻ có điều kiện để gần với cha mẹ của mình, lại có thể giao tiếp, trao đổi qua lại một cách tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, các bài tập giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trên đây chỉ áp dụng được cho trẻ bị tự kỷ nhẹ, có sự chú ý, lắng nghe và hợp tác thì chúng ta có thể áp dụng các bài trên đây, cần thời gian dài để nhìn ra kết quả. Trường hợp trẻ không nói, không chịu hợp tác chúng ta cần có biện pháp khác, không nên cố gượng ép con.
Cần làm gì khi trẻ không thực hiện theo các bài tập phát triển ngôn ngữ của cha mẹ đưa ra?
Cần làm gì nếu trẻ tự kỷ không hợp tác trong các bài tập phát triển ngôn ngữ?
Điều duy nhất cha mẹ cần làm nếu trẻ tự kỷ không hợp tác đó là cho trẻ đi khám để được chẩn đoán về mức độ và tình trạng tự kỷ, từ đó cho con tuân theo quy trình can thiệp trẻ tự kỷ theo lời khuyên của các chuyên gia để con được cải thiện một cách hiệu quả nhất. Còn các bài tập thực chất chỉ là những trò chơi bình thường giúp con hòa đồng và tư duy tốt hơn.
Cha mẹ không thể có đủ chuyên môn, hiểu biết, đôi khi là sức bền… khi dạy dỗ một đứa trẻ tự kỷ, mà các chuyên gia là người đã được đào tạo, có chuyên môn và biết làm gì với tình trạng tự kỷ của con. Để tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng của trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các phòng khám để được nhận định kịp thời.
Qua đó ta thấy, các bài tập phát triển ngôn ngữ chỉ giúp trẻ chậm nói, trẻ không phản ứng khi gọi tên khắc phục phần nào vấn đề của mình, vậy những vấn đề khác như trẻ hay la hét, trẻ ăn vạ… là những biểu hiện khác của chứng tự kỷ, nếu mong muốn khắc phục toàn diện cho con chỉ có thể nhờ sự giúp đỡ từ trung tâm phục hồi chức năng uy tín, chứ cha mẹ không thể tự cải thiện cho trẻ.
Bài viết trên đây đã cung cấp các bài tập hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ mà cha mẹ có thể thường xuyên áp dụng để kích thích giao tiếp ở trẻ. Mong rằng bài viết đã đưa ra những thông tin không những cần thiết mà còn hữu ích đối với tất các độc giả.