Việc áp dụng các bài tập cho trẻ tự kỷ là cần thiết, sẽ giúp bé nhận thức tốt hơn đồng thời phát triển toàn diện về tư duy và thể chất. Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết nên áp dụng bài tập nào cho bé ở những độ tuổi khác nhau thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Gợi ý 4 bài tập cho trẻ tự kỷ theo độ tuổi giúp trẻ hòa nhập cộng đồng
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 bài tập cho trẻ tự kỷ phù hợp theo độ tuổi:
1. Bài tập cho trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ dưới 2 tuổi thì bạn có thể áp dụng bài tập uốn dẻo cho bé, cha mẹ sẽ giúp bé giữ thăng bằng bằng cách giơ hai tay trước ngực, sau đó cúi xuống tay chạm ngón chân cái, hoặc bài tập tập đi, ngoài ra nên cho bé đi chơi, ra ngoài nhiều hơn để có cơ hội hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn, không nên vì sợ bé mệt hay lo sợ mà giữ con ở nhà cả ngày.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng hoặc dưới 24 tháng rất khó để nhận ra, vì vậy cha mẹ nếu không cho con đi chẩn đoán hoặc khám định kỳ sẽ không nhận biết được bé bị tự kỷ hay phát triển chậm hay không. Nếu áp dụng các bài tập cho bé ở thời điểm này sẽ giúp bé thích nghi và hình thành nhận thức tốt hơn.
2. Bài tập cho trẻ từ 2 – 4 tuổi
Trẻ từ 2 – 4 tuổi là giai đoạn bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt nếu bé mắc chứng rối loạn tự kỷ, trẻ không phản ứng khi gọi tên hoặc trẻ ngại giao tiếp trực diện với người ơ trước mình, khi đó cha mẹ nên cho con học những bài tập về giao tiếp để khắc phục ngay, tránh để lâu trẻ sẽ ngày càng khép kín và trốn tránh việc giao tiếp.
Ngoài ra nên bổ sung cho bé ăn uống đủ chất, tạo cho con không gian chơi lành mạnh với các trò chơi đội nhóm, có thể chơi cùng con luôn để bé cảm thấy thoải mái thể hiện bản thân, có thể chơi các trò giúp tăng cường hoạt động như đá bóng, chơi trốn tìm hoặc đuổi bắt… đa số trẻ tự kỷ khi quen dần, sẽ thích thú với những trò này.
3. Bài tập cho trẻ từ 4 – 6 tuổi
Nếu cha mẹ phát hiện bé mắc chứng tự kỷ ở giai đoạn này thì khá muộn rồi, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng bài tập cho bé bằng cách khắc phục những khiếm khuyết của trẻ trong từng trường hợp, ví dụ trẻ tự kỷ hay la hét, thì cha mẹ nên đọc chuyện cho bé nghe nhiều hơn để giúp con ổn định tinh thần.
Ngoài ra chơi những trò chơi hoạt động tư duy nhiều cho bé để hỗ trợ con phát triển toàn diện như chơi xếp mô hình, gán ghép, chơi thi đua… để bé dần dần được hòa nhập, tâm trạng vui vẻ hơn, đồng thời giúp phá vỡ rào cản khiến bé luôn tự ti, bất ổn về tâm lý.
4. Bài tập cho trẻ trên 6 tuổi
Nên áp dụng các bài tập thiên về hoạt động thể chất như đá bóng, kéo co… bằng việc cha mẹ trực tiếp chơi với con, hoặc có thể cho bé tham gia những cuộc tham quan, làm các loại bánh trái để con trưởng thành hơn, tập trung và hòa đồng với mọi người tốt hơn.
Độ tuổi này nếu cha mẹ cảm thấy khó để chơi với con, thì không nên tiếp tục cố gắng tự cải thiện mà nên cho bé can thiệp các phương pháp về trị liệu phù hợp hoặc bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ để giúp bé có cơ hội hồi phục.
Vậy tại sao chúng ta cần có những bài tập cho trẻ tự kỷ ở những giai đoạn khác nhau?
Tại sao cần có những bài tập cho trẻ tự kỷ theo độ tuổi
Những bài tập cho trẻ tự kỷ ở những độ tuổi khác nhau là vô cùng cần thiết, bởi mỗi trẻ tự kỷ ở mỗi độ tuổi sẽ có khả năng nhận thức và nhu cầu của trẻ tự kỷ là hoàn toàn không giống nhau, chính vì vậy cần áp dụng các bài tập một cách phù hợp, đúng đắn và đúng độ tuổi cho các con để bé có thể hiểu và có hiệu quả trong mỗi trường hợp.
Việc tồn tại những bài tập cho trẻ tự kỷ không phải tự nhiên mà có, bởi có rất nhiều cha mẹ không có điều kiện để đưa con đi khám và can thiệp, nên họ sẽ rất cần những gợi ý về các bài tập có thể bổ trợ cho bé, hoặc ít nhất là giúp bé được chơi và hòa nhập tốt hơn.
Mỗi độ tuổi trẻ tự kỷ sẽ phát triển theo một hướng khác nhau, có độ tuổi cha mẹ còn có thể kiểm soát và can thiệp được, nhưng khi trẻ lớn dần cha mẹ chỉ có thể làm bạn cùng con để trẻ không cảm thấy khó chịu, bực bội hoặc tâm lý bất ổn, bởi điều trị trẻ tự kỷ chưa bao giờ là dễ dàng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập hàng ngày chỉ hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và giao tiếp của trẻ chứ không khỏi hoàn toàn. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm uy tín để thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu tự kỷ ở con, đồng thời lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệm để có cơ hội khắc phục tình trạng cho con một cách phù hợp nhất.
Vậy các bài tập cho trẻ tự kỷ có ý nghĩa ra sao?
Ý nghĩa của các bài tập cho trẻ tự kỷ theo độ tuổi
Dưới đây là một vài ý nghĩa của việc áp dụng các bài tập cho trẻ tự kỷ theo độ tuổi phù hợp:
- Giúp nâng cao nhận thức của trẻ tự kỷ : Trẻ sẽ không thể cảm nhận được hay có tác dụng khắc phục tình trạng nếu không hiểu được các bài tập và nội dung mình được tiếp cận, thậm chí còn cảm thấy khó chịu.
- Giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng: Các bài tập đều hướng trẻ đến một môi trường tốt hơn, hoặc giúp khắc phục điểm yếu như sợ hãi, ngại giao tiếp, thể lực yếu… vì vậy các bài tập phù hợp sẽ giúp bé cải thiện và hòa đồng hơn.
- Giúp bé cải thiện khả năng về thể chất của bản thân: Khi có cơ hội hoạt động nhiều hơn, khả năng tư duy và trí thông minh của trẻ sẽ được tăng cường tốt hơn.
- Giúp bé thay đổi và có những biểu hiện tích cực: Khả năng tự phục vụ của trẻ tự kỷ có thể được nâng cao hơn sau quá trình được tiếp xúc và áp dụng các bài tập riêng biệt, bé sẽ ý thức được việc tự chăm sóc bản thân.
- Giúp cha mẹ có thêm lòng tin trong quá trình đồng hành cùng trẻ tự kỷ: Nuôi dạy một trẻ tự kỷ chưa bao giờ là dễ dàng, tuy nhiên sau những bài tập và nhìn thấy những điều tích cực ở con, cha mẹ sẽ có thêm động lực để sát cánh bên trẻ.
Như đã nói ở trên, khó khăn của trẻ tự kỷ sẽ không thể được khắc phục qua các bài tập, nếu cha mẹ mong muốn bé được hồi phục (khả năng hồi phục lên tới 70%) thì nên cho con đi khám và được can thiệp bởi những chuyên gia có chuyên môn tại các trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, thì mới có cơ hội được thấy con như những người bình thường.
Trên đây là 4 bài tập được chọn lọc để giúp trẻ tự kỷ ở các độ tuổi khác nhau được cải thiện một cách hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo. Mong rằng bài viết hữu ích với tất cả mọi người, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.