Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp thường gặp ở lứa tuổi, gặp nhiều khi ở tuổi thanh niên và trung niên. Các triệu chứng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người bệnh và biến chứng trở thành viêm xoang mũi. Vậy, nguyên nhân là do đâu và điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Viêm mũi dị ứng là bệnh gì, có lây không?
Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là sốt cỏ khô, miêu tả tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng có trong không khí. Tuy đây là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mãn tính và biến chứng thành viêm xoang mũi, polyp xoang và polyp mũi.
Đây là căn bệnh gây ra do cơ địa của mỗi người, tự phát và phản ứng với các nhân tố gây dị ứng. Do đó, viêm mũi dị ứng là bệnh không lây nhiễm qua đường hô hấp và không phải bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng, khi người bệnh có các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi hoặc ho, cần lưu ý đeo khẩu trang và sử dụng khăn giấy để tránh lây nhiễm các vi khuẩn khác trong cơ thể, gây bệnh cho người tiếp xúc.
Dù bệnh không lây trực tiếp, tuy nhiên đây là căn bệnh có khả năng di truyền. Theo Trung tâm Dị ứng và Miễn dịch, trong gia đình có thành viên mắc chứng viêm mũi dị ứng thì có khả năng 70% sẽ bị di truyền, nhưng tỉ lệ mắc chỉ chiếm 30%. Vì vậy khi gia đình có người có triệu chứng bệnh , bạn nên cẩn thận nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh nhé!
Các loại bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thời tiết
Đây là dạng dễ mắc phải và phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi các yếu tố gây dị ứng biến động trong thời tiết, thường xảy ra ở một mùa nhất định như các loại phấn hoa, nhiệt độ thay đổi đột ngột khi giao mùa.
Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với tác nhân, sẽ xảy ra tình trạng giải phóng hoạt chất histamin trong máu để bảo vệ các cơ quan và hệ hô hấp, dẫn đến các triệu chứng viêm mũi dị ứng như viêm, sưng tấy và khó thở.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh thường là trẻ trên dưới 10 tuổi, do đó, khi đến một khu vực mới, cần đeo khẩu trang y tế bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ nhé!
Viêm mũi dị ứng mãn tính
Đây là loại viêm mũi dị ứng với biểu hiện lặp lại định kỳ và kéo dài không dứt. Người mắc chứng bệnh này không thể chữa trị dứt điểm và phải bắt buộc sống cùng với bệnh, sử dụng các thuốc để giảm thiểu các triệu chứng.
Nguyên do là bởi không điều trị dứt điểm khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, để lâu dài dẫn đến hệ quả như hen phế quản, viêm xoang,…
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Đây là dạng tình trạng viêm mũi có mức độ nặng và dễ mắc phải. Hệ hô hấp của bệnh nhân thường tiếp xúc với các vi khuẩn nhưng không chữa trị, dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất thường do nấm mốc, bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa,… hoặc các loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu hay hải sản, thuốc kháng sinh,…
Tuy nhiên, còn tùy vào tình trạng cơ địa sức đề kháng của cơ thể mà vi khuẩn có thể phát triển gây bệnh hay không. Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hãy lập tức đến khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để nhận tư vấn và hạn chế tác động.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Có một số tác nhân ảnh hưởng và gây nên bệnh, có thể kể đến các tác nhân như do độ ẩm trong không khí, nhiệt độ thay đổi đột ngột, các khí lạ, nấm mốc, lông thú và phấn hoa. Một đặc điểm khác khiến chúng ta mắc bệnh bởi do yếu tố di truyền.
Nếu trong gia đình có một thành viên bị bệnh, bạn sẽ có khả năng cao mắc bệnh. Do đó, cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Bệnh có thể chia thành hai loại, định kỳ và không định kỳ. Người mắc bệnh thường có các biểu hiện phản ứng mạnh với các tác nhân, một số triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất bao gồm:
Hắt xì, hắt hơi
Đây là triệu chứng thông dụng và dễ nhận thấy, do hệ miễn dịch phát hiện các yếu tố lạ, các xoang sẽ hoạt động, gây hắt hơi và đẩy vật thể ra ngoài. Khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng hắt hơi liên tục, khiến tuyến lệ hoạt động mạnh gây chảy nước mắt để rửa sạch bụi bẩn trong mắt.
Sổ mũi
Sổ mũi hay còn gọi là chảy nước mũi là biểu hiện cơ bản. Những đợt hắt hơi liên tục khiến chất nhầy trong mũi tồn đọng nhiều và chảy ra ngoài gây khó chịu cho người bệnh. Nước mũi thường sẽ có màu trong, tuy nhiên đôi lúc sẽ có màu vàng đục và chảy theo cơn. Việc chảy nước mũi liên tục có thể khiến cơ thể mất nước, gây khô và bong tróc da.
Do niêm mạc mũi phản ứng hoá học với các yếu tố dị ứng, nước mũi chảy nhiều và kích thích khoang mũi, niêm mạc phù nề, sưng tấy xảy ra tình trạng nghẹt mũi, cản trở hô hấp. Người bệnh có thể ngạt một bên hoặc cả hai bên và phải thở bằng miệng, khó có thể lọc không khí, gây nên các vấn đề sức khoẻ khác.
Ngứa mũi
Một số người bệnh thường có biểu hiện ngứa mũi do niêm mạc mũi sưng tấy và nổi mẩn ngứa, phồng rộp. Triệu chứng này thường đi kèm với chảy mùi, xảy ra hai bên hốc mũi gây khó chịu. Có một số trường hợp bị ngứa mắt, cổ họng, da ống tai ngoài.
Viêm sưng cổ họng
Khi cơ thể phản ứng, hệ miễn dịch sẽ gây viêm sưng cổ họng và kèm theo đau họng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để làm sạch các chất nhầy tiết ra từ mũi và chảy xuống cổ họng. Một triệu chứng tuy khó nhận thấy nhưng thường xảy ra đó là quầng thâm dưới mắt. Nguyên do là bởi các mạch máu dưới mắt bị sung huyết khiến máu lưu thông kém gây quầng thâm quanh mắt.
Đau nhức đầu
Đau đầu thường xuyên sẽ xuất hiện đối với bệnh nhân mắc chứng viêm mũi dị ứng do các cơ co thắt quá nhiều khi hắt hơi và ho. Việc các triệu chứng kéo dài như hắt xì, ho, chảy mũi ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, gây mất nước và khiến cơ thể mệt mỏi quá mức, khó tập trung trong công việc hay học tập.
Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh phổ biến và có thể điều trị dứt điểm và không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc phải. Dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan với tình trạng bệnh, bởi có thể gây các khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Mặc dù đây chỉ là các phản ứng bình thường của cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập đường hô hấp. Tuy nhiên, các biến chứng mãn tính của bệnh sẽ phát triển thành các bệnh nguy hiểm như hen phế quản, viêm xoang,… gây viêm màng não, viêm tai giữa, rối loạn giấc ngủ hay điếc vĩnh viễn.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng
Với bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa
Đối với viêm mũi theo mùa, để phòng bệnh cho bản thân và gia đình, khi thời tiết thay đổi, giao mùa cần hạn chế ra ngoài và nên ở trong nhà. Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên sử dụng các dòng máy lọc không khí tốt nhất giúp lọc các yếu tố như bụi, phấn hoa, lông thú,…
Vào các mùa bạn thường dễ mắc bệnh, cần lưu ý thay quần áo và vệ sinh cơ thể sau khi về nhà, tránh phơi quần áo ngoài trời bám phấn hoa và vi khuẩn. Nếu đã biết mình mắc bệnh, để phòng tránh tái phát, khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cần chủ động làm ấm cơ thể và bổ sung các loại thực phẩm tăng đề kháng giàu dinh dưỡng và tuyệt đối không nên tắm quá khuya.
Với bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm
Bạn nên thường xuyên vệ sinh chăn gối ít nhất một tuần/lần, vệ sinh cả bọc ghế, nệm để hạn chế môi trường phát triển ký sinh trùng xâm nhập hệ hô hấp. Không nên nuôi chó, mèo, các loài thú cưng có lông nếu bạn dị ứng hoặc hạn chế tiếp xúc ở mức tối đa. Chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy hút bụi hiện đại thay vì chổi để không phát tán bụi bẩn trong không khí, giảm sản sinh nấm mốc trong từng ngóc ngách có thể gây bệnh.
Thông qua thông tin tham khảo về bệnh viêm mũi dị ứng, hy vọng bạn sẽ có thể hiểu và phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình. Khi phát hiện mắc bệnh, tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi, cần được chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đăng ký dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện uy tín để được kiểm tra sức khỏe định kỳ, phòng tránh tối đa bệnh cho cơ thể.