Việc xem nhẹ bệnh viêm họng cấp có nguy cơ gây nên những hệ quả nặng nề. Bạn cần phân biệt được căn bệnh viêm họng cấp từ những triệu chứng, đặc điểm của bệnh để có được định hướng điều trị bệnh hiệu quả như mong muốn.
Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm cấp tính. Chuyên gia và các bác sĩ khuyến cáo rằng tuy bệnh được đánh giá là không nguy hiểm đáng ngại. Việc không chữa trị kịp thời cũng như tận gốc lại để bệnh dễ chuyển sang viêm họng mãn tính. Lúc này sẽ rất khó điều trị và bản thân người bệnh lại gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bạn có thể tìm hiểu một số đặc điểm của bệnh viêm họng cấp thông qua những triệu chứng thường gặp như: sốt cao, đau rát họng, nghẹt mũi, khàn tiếng, ho khan, sưng hay viêm amidan, nổi hạch cổ, …
Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng cấp đã được khẳng định là lành tính. Tuy nhiên bạn cần biết rằng bệnh hoàn toàn có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Như những biến chứng về tai, mũi, phế quản,… Đặc biệt, biến chứng của bệnh ở trẻ em lại được cảnh báo nguy cơ hơn. Bởi, ở trẻ em, biến chứng của bệnh có thể chuyển sang bệnh thấp tim. Bệnh thấp tim là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ và phải điều trị lâu dài mới khắc phục được. Hiện biến chứng do bệnh gây ra được chia làm 3 mức độ chính là: biến chứng tại chỗ, biến chứng gần, biến chứng xa. Trong đó, biến chứng xa là biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh nhiều nhất.
Viêm họng cấp có lây không?
Bệnh được xác định là căn bệnh lây lan. Nếu người bình thường tiếp xúc với nước bọt hay nước mũi của người bệnh thì khả năng mắc bệnh khá cao. Trong nước bọt, nước mũi của người bệnh có sẵn virus gây bệnh nên dễ dàng phát tán, lây lan nhanh chóng qua nhiều môi trường khác nhau.
Nguyên nhân viêm họng cấp
Nguyên nhân chính của bệnh là do virus gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân từ vi khuẩn cũng được ghi nhận.
1. Virus gây bệnh viêm họng cấp
Nguyên nhân này chiếm đến 80% các trường hợp bệnh. Những virus thường gặp là virus Parainfluenzae, virus Coxsakie, virus Adénovirus, virus cúm, virus Herpes, virus Zona, EBV… Đây là những chủng virus được xác định gây bệnh mà người bình thường dễ mắc phải.
2. Vi khuẩn gây bệnh viêm họng cấp
Ngoài ra, bệnh viêm họng còn được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Những vi khuẩn có nguy cơ gây nên bệnh là vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị khí, Haemophilus Influenzae. Tuy chỉ chiếm trong khoảng 20% những bệnh vẫn bị ảnh hưởng từ vi khuẩn. Như vậy, bệnh do cả nguyên nhân nhiễm virus và vi khuẩn gây nên.
3. Các yếu tố gây bệnh viêm họng cấp
Bệnh còn có nhiều yếu tố gây nên mà bản thân người bệnh nhiều khi không chú ý. Những yếu tố cơ bản có nguy cơ gây nên bệnh mà bạn nên tham khảo là: thời tiết; cảm cúm, cảm lạnh; tiếp xúc với người bệnh. Mỗi yếu tố này đều có những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, yếu tố thời tiết là thường vào thời điểm giao mùa hay thời tiết có những thay đổi thất thường. Yếu tố bệnh cảm cúm cảm lạnh cũng là yếu tố góp phần khiến người bệnh nhiễm bệnh nhanh chóng hơn bình thường. Bởi lúc này một phần cơ thể đang mất đi sức đề kháng, mặt khác bản thân đang bị nhiễm virus cảm cúm. Việc tiếp xúc với người bệnh sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn mức bình thường. Trong nước bọt, nước mũi của người bệnh luôn có virus gây bệnh.
Triệu chứng viêm họng cấp
Quan sát và theo dõi bệnh bạn có dễ dàng nhận thấy những triệu chứng của bệnh. Những triệu chứng căn bản liên quan đến phận cổ họng như đau họng, cổ họng luôn ở tình trạng khô và rát họng. Bạn còn thấy cả triệu chứng cúm đi kèm. Những triệu chứng này có đặc điểm giống như triệu chứng cảm cúm bạn thường hay gặp như: hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, đau cơ toàn thân, chán ăn…
Nhưng đó cũng là triệu chứng cảnh bảo cho căn bệnh. Một số triệu chứng của bệnh cũng dễ dàng nhận biết là bị nổi hạch, phát ban, buồn nôn, nuốt khó… bạn cũng cần chú ý theo dõi, quan sát và ghi nhận để có thể nhận biết bệnh viêm họng cấp cho chuẩn xác.
Điều trị viêm họng cấp
Hiện nay, việc điều trị bệnh được thực hiện ở các trung tâm y tế, các bệnh viện theo các phác đồ điều trị cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, phác đồ điều trị sẽ được áp dụng cho người lớn và trẻ em khác nhau.
Viêm họng cấp ở trẻ em
Đối với trẻ em khi xác định đã nhiễm bệnh thì phụ huynh nên phối hợp điều trị bệnh cho trẻ. Việc điều trị bắt đầu từ những can thiệp tại nhà. Phụ huynh cần đo nhiệt độ, hạ nhiệt cho trẻ. Đây là việc cần làm và theo dõi thường xuyên. Vì căn bệnh xảy ra nơi vùng cổ họng nên cần giữ ấm phần cơ thể này cho trẻ. Chủ động vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bằng cách này, vùng cổ họng của trẻ được làm sạch đồng thời tăng cường phòng chống và điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, phụ huynh tăng cường bổ sung nước uống cũng như nước dinh dưỡng để hỗ trợ giải nhiệt kháng viêm, sử dụng các loại thực phẩm giúp giảm đau rát, ngứa họng.
Lưu ý quan trọng:
Bên cạnh tăng cường bổ sung dinh dưỡng để trẻ có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Thì phụ huynh cũng cần tránh cho trẻ ăn những đồ ăn nóng, cay, lạnh, dầu mỡ để không gây nên những tổn thương ở vùng cổ ở trẻ nữa. Đây là vấn đề liên quan đến viêm họng cấp nên ăn gì mà phụ huynh không nên bỏ qua. Nếu bệnh diễn tiến ngày một nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đưa trẻ đi thăm khám nhi tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và áp dụng các phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Phụ huynh cần theo dõi tình trạng diễn tiến bệnh của trẻ em. Bởi bệnh ở trẻ em thường có những diễn biến phức tạp khó lường trước được. Vì vậy, từ điều trị bước đầu tại nhà đến kết hợp điều trị tại bệnh viện hay cơ sở y tế nên luôn cẩn trọng.
Viêm họng cấp ở người lớn
Cũng như trẻ nhỏ, người lớn cũng dễ mắc phải căn bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh ở người lớn sẽ khác trẻ em. Do bản thân người lớn có những đặc điểm khác nhau. Nếu bệnh ở người lớn được xác định nguyên nhân là do virus thì tập trung giữ gìn vệ sinh vùng cổ họng mà không cần phải dùng đến kháng sinh để chữa bệnh. Bạn sẽ phải vệ sinh răng miệng, cổ họng sạch sẽ trong ngày bằng các cách thông thường.
Trong trường hợp phải dùng thuốc thì có thể tham khảo thuốc giảm đau, giảm sốt, thuốc sát khuẩn cổ họng tại chỗ. Nếu bệnh ở người lớn được xác định là do vi khuẩn gây nên thì phác đồ điều trị sẽ khác. Bạn sẽ phải kết hợp đồng thời biện pháp điều trị khắc phục triệu chứng và thêm cả thuốc kháng sinh đi kèm.
Điều này cần thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả cho việc điều trị bệnh ở người lớn. Thông thường, bệnh ở người lớn chỉ gây ra tình trạng khó chịu nhưng không quá nguy hiểm nên bạn có thể an tâm.
Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
Phòng bệnh viêm họng cấp là việc bạn nên chủ động thực hiện nếu không muốn mắc phải căn bệnh này. Phòng bệnh cũng không quá khó khăn và phức tạp. Bạn chỉ cần chú ý và thay đổi một số thói quen hàng ngày là đã có thể chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đảm bảo vấn đề tiêm ngừa bệnh có liên quan là một trong những điều bạn nên thực hiện. Những mũi tiêm bạn có thể thực hiện là cảm cúm, bạch cầu,…
Đảm bảo việc vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày. Nếu được cần tăng cường vệ sinh cùng các sản phẩm hỗ trợ như nước muối, nước súc miệng tốt, diệt khuẩn hiệu quả nhằm tăng cường hệ quả phòng bệnh. Vệ sinh thân thể bằng nước ấm nếu thời tiết quá lạnh hoặc đối với người đã có mắc bệnh viêm họng trước đó. Thay đổi những thói quen không tốt như ngồi quạt, dùng máy lạnh ngay khi tắm xong.
Cách phòng ngừa bệnh quan trọng khác mà bạn cần thực hiện là tránh tiếp xúc với người bệnh. Nếu có tiếp xúc thì cần làm vệ sinh, súc miệng rửa mặt lại thật sạch để đảm bảo không còn nguồn gây bệnh trên cơ thể. Ngoài cách phòng chống bệnh trên thì bạn cần bổ sung thêm những loại thực phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng miễn dịch, tập luyện thể thao và xây dựng thói quen sống lành mạnh. Điều này sẽ giúp phòng chống cũng như ngăn ngừa bệnh viêm họng cấp hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.
Đối với cách ăn uống hàng ngày, bạn có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu mua thực phẩm sạch uy tín để đảm bảo chất lượng nhằm tăng sức đề kháng. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng cấp mà bạn nên tham khảo tìm hiểu để chủ động phòng chống và chữa bệnh hiệu quả. Bạn cũng nên thường xuyên đi khám chuyên khoa chuyên sâu về tai mũi họng để kiểm tra sức khỏe cổ họng và phòng bệnh bạn nhé