Sinh non là dấu hiệu trẻ sinh khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. Trẻ em sinh ra chưa đủ tháng có thể mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về về các dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả.
Sinh non là gì?
Sinh non xảy ra khi bé được sinh trước ngày dự sinh từ 21 ngày (khoảng 3 tuần) trở lên. Tức là bé sinh trước 37 tuần. Trường hợp này được chia làm 3 nhóm gồm sinh cực non, sinh non và non muộn. Trong đó sinh cực non là khi bé được sinh ra trước tuần thai thứ 26. Khi bé được sinh ra trong khoảng tuần thai từ 32 – 35 và đẻ non muộn là khi bé được sinh trong khoảng từ 36 – 37 tuần.
Rủi ro khi sinh non
Đẻ non tiềm ẩn nhiều rủi ro với cả mẹ và bé. Trong đó, có thể kể ra một số rủi ro thường gặp:
Rủi ro với người mẹ:
- Mẹ bị chảy máu âm đạo, chảy máu nhau thai và nhiễm trùng.
- Mẹ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm khi mang thai chưa chuẩn bị tinh thần để đón em bé
- Lo lắng cho vấn đề về sức khỏe của bé đặc biệt là khi bé được đi chăm sóc đặc biệt
- Người mẹ thường phải cắt tầng sinh môn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mẹ cần phải chăm sóc thai sản và hậu thai sản cẩn trọng để phòng tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Rủi ro cho trẻ sinh thiếu tháng
- Khi bé sinh non các cơ quan hô hấp đặc biệt là phổi thường chưa hoàn thiện vì thế bé thường được thở bằng oxy và chăm sóc đặc biệt.
- Bé sinh chưa đủ tháng dễ gặp các bệnh về mang trong gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cần được khám tổng quát cho trẻ tại Vinmec để theo dõi tình hình sức khỏe kịp thời;
- Trẻ dễ gặp các vấn đề về đường ruột như nhiễm trùng, viêm ruột, hoại tử
- Trẻ sinh không đủ tháng còn có nguy cơ mắc các bệnh về não, chảy máu não…
- Rối loạn thân nhiệt, mệt mỏi, suy yếu ảnh hưởng đến việc ăn uống
- Bé khó duy trì lượng đường trong máu, ít mỡ dưới da gây khó khăn trong việc giữ ấm cơ thể
- Trẻ sinh non yếu ớt và bé nhỏ thường được tách khỏi mẹ chăm sóc, ảnh hưởng đến cảm xúc mẫu tử, gián đoạn cho bú bằng sữa mẹ.
Nguyên nhân gây sinh non
Nguyên nhân gây sinh non thường do rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố phổ biến mẹ cần xem xét một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
- Do khói thuốc lá, dù mẹ trực tiếp hút hay ngửi thụ động thì cũng ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe mẹ và bé.
- Mẹ bị bệnh béo phì, thừa cân hoặc quá gầy yếu trước và trong quá trình mang thai
- Chế độ chăm sóc tiền sản không đảm bảo, mẹ không có sức khỏe tốt trước khi mang thai.
- Mẹ mang thai khi còn quá trẻ dưới 15 tuổi hoặc mang thai khi đã lớn tuổi trên 40 tuổi.
- Mẹ uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe
- Mẹ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, đông máu và các bệnh truyền nhiễm.
- Thai nhi gặp các vấn đề từ khi còn trong bụng mẹ như dị tật, khuyết tật bẩm sinh
- Mẹ sinh thai đôi, thai ba, thai tư
- Thai thụ tinh trong ống nghiệm
- Tiền sử gia đình đã có đẻ non, mang thai quá sớm khi mới sinh
Dấu hiệu sắp sinh non
Mẹ nên theo dõi sức khỏe để phát hiện các dấu hiệu và giảm thiểu nguy cơ biến chứng không mong muốn. Nếu có một trong các dấu hiệu này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ, đến bệnh viện gần nhất để có phương pháp điều trị, can thiệp kịp thời:
- Dấu hiệu đau lưng phần dưới theo cơn hoặc liên tục và mãi không có dấu hiệu đỡ dù bạn đã giảm đau bằng nhiều cách.
- Tử cung xuất hiện những cơn gò, lặp lại liên tục 10 phút một lần và ngày càng dữ dội, đau hơn.
- Bụng dưới đau quặn không rõ nguyên nhân
- Âm đạo tiết dịch màu sắc thay đổi và ngày càng nhiều
- Mẹ gặp các triệu chứng tương tự như cảm cúm: tiêu chảy, ói mửa và ngày càng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài trong nửa ngày cần phải gặp bác sĩ ngay để được khám chữa kỹ lưỡng và có phương pháp xử lý kịp thời.
- Khung xương chậu và âm đạo gặp các vấn đề áp lực, khiến mẹ bầu cảm giác nặng nề, mệt mỏi
- Âm đạo chảy máu ngày càng nhiều
Làm gì khi có dấu hiệu sinh non
Kiểm tra ở bệnh viện, nghe lời khuyên bác sĩ: Các bác sĩ sẽ đưa cho bạn lời khuyên kịp thời để ngăn chặn các dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Đó có thể là uống thật nhiều nước, nằm yên, hạn chế di chuyển. Và đồng thời giúp theo dõi, xử lý kịp thời các vấn đề để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ nên mua bảo hiểm thai sản trọn gói để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tình hình cấp thiết.
Nằm nghiêng về phía bên trái: Mẹ bầu được khuyên nằm về phía bên trái để giúp máu đến tử cung tăng lưu lượng và giảm hoạt động co giãn tử cung. Điều này giúp hạn chế sinh non hiệu quả.
Đảm bảo giữ chế độ ăn uống cân bằng: Hãy đảm bảo lên cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, cân bằng để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ. Thông thường, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, sạch để cung cấp các chất dinh dưỡng cho suốt quá trình mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhớ bổ sung axit folic để giúp trẻ khỏe mạnh, hạn chế sinh non và dị tật thai nhi.
Mẹ cần đảm bảo kiểm soát cân nặng tốt: Việc giữ được mức cân nặng ổn định trong những tháng thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giảm được các ảnh hưởng đến sức khỏe. Bà bầu nếu thừa cân hoặc thiếu cân đều có nguy cơ sinh thiếu tháng cao hơn so với những người phụ nữ cân nặng ổn định. Vì thế, trong suốt thời gian mang thai mẹ chỉ nên tăng khoảng 12- 15kg.
Đảm bảo âm đạo sạch sẽ: Việc thường xuyên vệ sinh âm đạo giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, gây nhiễm trùng tiết niệu vỡ màng ối và nguy cơ sinh thiếu tháng cao. Bạn cũng nên chọn các loại quần nhỏ mỏng mềm có khả năng thấm hút tốt giúp tạo sự thoải mái trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra bạn có thể dùng tấm lót, băng vệ sinh để giữ âm đạo sạch sẽ, khô thoáng.
Tập luyện thể dục thường xuyên: mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng trong suốt quá trình mang thai để hạn chế các nguy cơ sinh non. Một số bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, yoga với thảm tập Yoga cho mẹ bầu mềm dẻo, êm ái, bơi lội nhẹ nhàng. Hạn chế tập các động tác vùng bụng.
Có chế độ sex phù hợp:Thông thường mẹ bầu sẽ được khuyên hạn chế sex khi các bác sĩ phát hiện có nguy cơ sinh không đủ tháng. Bên cạnh đó, nếu sex mẹ nên chọn kiểu nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn để không kích thích tử cung gây ra sinh thiếu tháng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bà bầu nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và nhận được những lời khuyên hữu ích từ phía bác sĩ, hạn chế những sai lầm trong quá trình mang thai. Đừng nghĩ nếu cơ thể bình thường thì không cần thiết phải đến bệnh viện, điều đó là sai lầm đó.
Cách phòng tránh sinh non
Để hạn chế quá trình sinh non, mẹ bầu nên có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tham khảo một số cách dưới đây:
- Uống nhiều nước, thường khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp hạn chế việc mất nước, ảnh hưởng đến tử cung.
- Mẹ nên khám tiền sản trước khi quyết định có mang thai?
- Hạn chế nhịn tiểu, thường xuyên vệ sinh âm đạo
- Hạn chế nằm ngửa trong kỳ cuối thai kỳ
- Có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giảm stress trong quá trình mang thai. Ăn 5 bữa mỗi ngày trong đó nên có ít nhất 2 bữa phụ, không nên ăn quá no.
- Thường xuyên thăm khám thai, chú ý tình trạng cơ thể
- Không hút thuốc, tránh các chất kích thích có hại, không ở các môi trường không khí ô nhiễm quá lâu
- Điều trị các căn bệnh liên quan như tiểu đường, huyết áp trước khi tiến hành mang thai
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như axit folic, vitamin B3, B9, B12 cần thiết cho quá trình mang thai.
Quá trình mang thai và chăm sóc thai là một quá trình dài đầy gian truân. Chính vì thế, mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình những kiến thức quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình mang thai, hạn chế việc sinh non và các biến chứng không mong muốn. Nhớ đăng ký gói dịch vụ khám thai sản trọn gói uy tín để thăm khám và kiểm tra suốt thời gian thai kỳ