Bệnh nổi mề đay là gì, có lây không, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh nổi mề đay là gì, có nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân không? Nhận biết các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.

Lưu ý: Chúng tôi không chữa bệnh này, không đưa ra lời khuyên hay tư vấn về bệnh này. Chỉ chia sẻ các thông tin hữu ích mang tính tham khảo.

Bệnh nổi mề đay là gì?

Bệnh nổi mề đay là triệu chứng viêm nhiễm, gây mẩn đỏ trực tiếp lên da. Đây là một bệnh khó xác định nguyên nhân vì nó có nhiều yếu tố kết hợp gây ra. Cảm giác ban đầu là ngứa ngáy do xuất hiện vùng ban đỏ trên da.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay thường gặp ở tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn so với nam giới. Và bệnh mề đay mãn tính hay còn gọi là nổi mề đay lâu dài thì ít phổ biến hơn. Nguyên nhân nổi mề đay có thể do bệnh lý:  tuyến giáp tự miễn, Lupus ban đỏ, cryoglobulinemia….

1. Dị ứng gây nổi mề đay

Nguyên nhân gây ra mề đay do dị ứng với thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc… Khi bị dị ứng với những tác nhân trên người bệnh có thể có cảm giác ngứa, khó chịu, buồn nôn, đau bụng… sau đó nổi những nốt mề đay.

Do đó bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng đồ ăn, uống thuốc hay dùng các sản phẩm hóa mỹ phẩm.

Nổi mề đay gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ngứa ngáy
Nổi mề đay gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ngứa ngáy

2. Mề đay vật lý

Mề đay vật lý xảy ra khi bạn bị kích ứng bởi các yếu tố vật lý như: ma sát, nóng lạnh, ánh sáng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu nóng rát do những nốt mẩn đỏ, hồng xuất hiện trên cơ thể. Cần phải can thiệp sớm nếu không để xảy ra phù ở lưỡi, thanh quản sẽ gây suy hô hấp. Bệnh này còn có tên khoa học là Physical Urticaria.

Một số loại mề đay vật lý chúng ta thường gặp: Chứng mề đay lằn vẽ da (mề đay giả), chứng mề đay do nhiệt nóng, chứng mề đay lạnh, mề đay áp lực, mề đay do tiếp xúc ánh sáng, mề đay tiếp xúc.

3. Do cơ thể tiếp xúc với một vài loại hóa chất đặc biệt

Đối với một số bệnh nhân do da mẫn cảm nên khi tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu  hay các loại chất tẩy, sản phẩm chăm sóc da cũng sẽ bị mề đay. Biểu hiện triệu chứng này gần giống với mề đay dị ứng.

4. Mề đay do bị côn trùng cắn

Khi bệnh nhân bị côn trùng cắn trên da sẽ xuất hiện nốt ban sẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số loại côn trùng có nọc độc như: ong, rết, bọ cạp,…Phản ứng đầu tiên khi bị côn trùng cắn, bệnh nhân cảm thấy đau đớn, một vài vết nhỏ giống mụn nổi lên sưng từ từ gây ngứa. Những triệu chứng nặng hơn như gây khó thở, vết ban lan rộng, mạch nhanh, khó thở, huyết áp tăng. Bước đầu tiên bạn cần rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước, sau đó dùng thuốc khử trùng để bôi. Có thể dùng túi đá chườm vào vết sưng để giảm sự khó chịu. Để tránh côn trùng cắn khi đi đến những vùng nông thôn hay rừng cây bạn cần trang bị quần áo, giầy tất kín đáo, mang theo thuốc trị côn trùng cắn. Dùng cửa lưới chắn côn trùng bay vào nhà, vệ sinh bụi rậm quanh nhà.

5. Nổi mề đay không rõ nguyên nhân

Nổi mề đay không rõ nguyên nhân là một triệu chứng khá lạ, tự xuất hiện và cũng tự khỏi. Bệnh kéo dài khá lâu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Nổi mề đay xảy ra ở trẻ em
Nổi mề đay xảy ra ở trẻ em

Triệu chứng nổi mề đay

1. Nổi ban đỏ một vùng hoặc toàn thân

Lúc này những ban đỏ nổi trên cơ thể có thể chỉ ở một vị trí nhất định, cũng có thể ở cả cơ thể. Người bệnh cảm thấy rất khó chịu, tuy bệnh không nguy hiểm nhưng cũng cần phải theo dõi thường xuyên.

2. Hình dạng và kích thước các loại ban khác nhau

Khi các ban nổi lên chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Người bệnh cần kiểm soát nếu gãi nhiều sẽ gây viêm da để lại sẹo. Bởi giai đoạn này mề đay xuất hiện gây ngứa ngáy cảm giác khó chịu.

3. Cảm giác ngứa vùng da nổi ban

Khi hệ miễn dịch bị suy yếu dễ bị bệnh mề đay. Biểu hiện nổi bật của bệnh này là nổi các ban có kích thước khác nhau trên cơ thể, gây ra tình trạng ngứa ngáy cho người bệnh. Cảm giác như bị châm chích ở các mảng nổi sần dẫn đến hành động gãi nhiều vào các nốt ban. Khi các vết ban có dấu hiệu lan rộng kèm theo đau, sưng đỏ, ngứa không chịu được bạn nên đi khám ngay.

Kích thước ban của nổi mề đay có hình dạng khác nhau
Kích thước ban của nổi mề đay có hình dạng khác nhau

Nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay có lây không? Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm bệnh này. Do đó đến thời điểm này có thể khẳng định mề đay là bệnh ngoài da không lây nhiễm.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay nếu không chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: phù mạch, sưng họng, bỏng khiến bệnh nhân khó thở.  Nguy hiểm hơn có thể bị tụt huyết áp, tim đập nhanh, nguy cơ tử vong.

Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy toàn thân, mất ngủ thường xuyên cơ thể trở nên mệt mỏi. Những người bị bệnh mãn tính nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp và suy tuyến giáp, ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay xảy ra do thời tiết nắng nóng
Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay xảy ra do thời tiết nắng nóng

Một số cách điều trị mề đay

Để hạn chế tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra, bạn nên có những biện pháp chăm sóc da hợp lý sẽ khiến bệnh nhanh khỏi.

Dùng thuốc bôi đặc trị

Bạn có thể dùng dung dịch giấm pha với nước theo tỷ lệ 1:2 để thoa, sẽ làm giảm ngứa, khó chịu. Tuyệt đối không dùng mỡ kháng histamin (phenergan) rất dễ gây viêm da dị ứng. Đối với mề đay cấp, nặng, mề đay mạn tính bạn cần đến khám chuyên khoa bác sĩ giỏi, để xác định rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Gừng

Gừng là một bài thuốc dân gian được áp dụng chữa trị một số bệnh, trong đó có mề đay. Với tính ấm gừng giúp giảm ho, trị cảm, tốt cho đường tiêu hóa. Bên cạnh đó gừng còn có khả năng kháng viêm, diệt vi khuẩn rất tốt cho điều trị mề đay. Bệnh nhân mề đay có thể uống thêm nước để giải độc cơ thể.

Thoa kem giảm kích ứng

Khi da bị ngứa, kích ứng bạn có thể sử dụng một số loại kem lành tính để thoa sẽ giảm được tình trạng trên. Nên có sự tư vấn của bác sĩ khi dùng kem.

Bổ sung chất xơ và vitamin

Cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như thực phẩm mát gan, thải độc, giải nhiệt, ăn nhiều các loại trái cây, rau củ chứa khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin.

Rau quả sạch rất tốt cho sức khỏe
Rau quả sạch rất tốt cho sức khỏe

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh nổi mề đay cần phải phát hiện kịp thời. Khi có biểu hiện nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc các bệnh viện chuyên về da liễu để chữa trị kịp thời. Việc chữa trị bệnh nổi mề đay sớm là rất cần thiết giúp phòng tránh các ảnh hưởng của bệnh. Trong quá trình điều trị việc chú ý chăm sóc da nhạy cảm những ngày nắng nóng là rất cần thiết.

Hiện nay, có một số gói khám viêm da, khám da liễu chữa trị bệnh mề đay, các bệnh da liễu hiệu quả, uy tín được nhiều người biết đến.  Ở đó có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, áp dụng phương pháp y học hiện đại cùng với mức chi phí hợp lý, chăm sóc người bệnh chu đáo, giúp quá trình chữa trị nhanh hồi phục.

Khám chuyên khoa da liễu để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận ra bệnh nổi mề đay. Từ đó tìm ra được nguyên nhân để có các biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Để tìm được nơi điều trị nổi mề đay hiệu quả nhất, các bạn có thể tham khảo 20 bệnh viện khám da tốt nhất trên cả nước bạn nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận