Bại não – Hướng dẫn điều trị cho trẻ bại não đúng cách

Bại não là một trong những hội chứng mãn tính khó điều trị và phục hồi, để cải thiện và can thiệp hiệu quả cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp, mỗi trẻ sẽ có một phương pháp khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Bại não là gì?
Bại não là gì?

Bại não là gì?

Bại não là một hội chứng khuyết tật về vận động, xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, do một phần não bộ bị tổn thương không tiến triển, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, giác quan của trẻ.

Một số thông tin có thể bạn chưa biết về bại não:

  • Bại não là cách gọi gây bi quan: Từ gốc tiếng Anh của bại não là Cerebral Palsy (CP) mà nhiều nhà chuyên môn và phụ huynh thường quen dùng, theo các chuyên gia tại Trung tâm VinaHealth cách gọi này mang tính bi quan và gây hoang mang cho các bậc phụ huynh, chúng ta có thể gọi là tổn thương não.
  • Không có phương pháp chung: Bại não có nhiều dạng mỗi dạng sẽ có những biểu hiện khác nhau, do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương, mỗi trẻ sẽ có một mức độ tổn thương khác nhau nên không thể có một phương pháp điều trị chung.
  • Khả năng đi lại của trẻ bại não phụ thuộc vào mức độ tổn thương: Một số trẻ có thể đi lại được chỉ sau vài tháng tập luyện phục hồi chức năng. Đã có trường hợp trẻ 5 tuổi đi lại được sau 3 tháng tập luyện tại Trung tâm VinaHealth. Nhưng nếu tình trạng tổn thương quá nặng, trẻ có thể không bao giờ đi được và chúng ta cần phải chấp nhận điều này để hướng tới những mục tiêu quan trọng khác của trẻ.
Infographic về các thể bại não và vùng bị tổn thương
Infographic về các thể bại não và vùng bị tổn thương

Dấu hiệu nhận biết trẻ bại não

1. Rối loạn vận động

Khi vận động thì chân tay di chuyển không nhịp nhàng, đa phần di chuyển lệch hai bên. Đi tiểu thì không thể dạng hai chân ra được. Trẻ 3 tháng vẫn chưa biết ngẩng đầu, 6 tháng chưa biết lật, 8 tháng vẫn chưa ngồi vững. Cơ thể mềm oặt và vận động tự phát rất ít.

2. Rối loạn sinh lý

Khả năng nuốt không tốt, thời gian ngủ quá dài hoặc không ngủ, cơ thể cứng đờ, vòng đầu bất thường, sau khi sinh không bú được, bú không có lực, sau khi bú thì người mệt lả, thường xuyên xuất hiện tình trạng ho sặc sụa, trớ sữa, khả năng ngậm và mở miệng không tốt, cân nặng tăng không đáng kể.

3. Rối loạn ngôn ngữ

Có đến 60% – 95% người mắc bại não bị rối loạn ngôn ngữ. Thường gặp khó khăn trong việc biểu đạt hoặc chọn từ ngữ, phát âm không chuẩn, nói lắp, nặng hơn là chứng mất ngôn ngữ. Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ bại não thể múa vờn.

4. Rối loạn trí tuệ

Thống kê tại Việt Nam cho thấy, chỉ có khoảng 25% người bại não ở mức độ nặng có trí thông minh và nhận thức bình thường. Bại não ở mức độ nhẹ và vừa có khoảng khoảng 50%.

Rối loạn trí tuệ là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bại não. Vấn đề này có thể cải thiện qua trị liệu hành vi, giáo dục hòa nhập.

5. Rối loạn thị giác

Khoảng hơn một nửa số bệnh nhi sẽ bị rối loạn thị giác một bên, tình trạng thường gặp nhất đó là mắt bị lác trong và mắt bị tật về khúc xạ như cận thị, nhược thị…một số ít có tình trạng rung giật nhãn cầu, cũng có trường hợp bị mù hoàn toàn. Bệnh nhi bị liệt nửa người cũng có thể bị mù bên bị liệt. Khiếm khuyết thị giác có thể ảnh hưởng đến khả năng phối hợp của mắt, tay.

6. Rối loạn tinh thần

Mắt thường không nhìn vào bố mẹ, hay bị co giật. Không cười, dễ giật mình, dễ bị co rúm người lại, thường xuyên la hét hoặc cáu kỉnh khó chịu

7. Rối loạn thính giác

Khả năng nghe của một số bệnh nhi giảm dần cho đến bị điếc hoàn toàn. Với một số bệnh nhi mới sinh mắc chứng tăng bilirubin máu, gây ra tình trạng bệnh nhi bị loạn động tay chân là trường hợp thường gặp nhất. Đa phần bị mất khả năng nghe với những âm tần cao, cần phải đo điện thính giác thân não mới có thể nhận thấy

Nguyên nhân của bại não

Nguyên nhân gây chứng bại não được chia thành 3 loại:

  • Nguyên nhân bại não trong quá trình mang thai chiếm 60% ~ 65%
  • Nguyên nhân trước khi sinh chiếm 30% ~ 40%
  • Nguyên nhân sau khi sinh chiếm 12%
Thuyen Tac Oi
Thuyên tắc tối là thảm họa sản khoa

1. Nguyên nhân trước sinh

Chứng bại não ở trẻ thường xuất hiện khi phụ nữ bị nhiễm trùng thai kì như rubella (sởi Đức), cytomegalovirus và toxoplasmosis có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.

Có thể chẩn đoán trước sinh nhưng cũng rất khó khăn; loại thứ hai là mắc phải sau sinh, do các nguyên nhân như trẻ bị vàng da và không được chẩn đoán – điều trị kịp thời, trẻ bị ngạt khi sinh hoặc bị các nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não…

Trong số các nguyên nhân bại não này, thể do gen khó chẩn đoán trước sinh và đến nay chưa có cách điều trị nào có hiệu quả cao. Với thể mắc phải, chúng tôi đang nghiên cứu phương pháp can thiệp toàn diện, trải qua 5 năm ứng dụng cho kết quả tốt, trẻ không còn gồng cứng, ăn ngủ tốt hơn, có hiệu quả về phục hồi vận động, ngôn ngữ, nhận thức…

2. Nguyên nhân trong thai kỳ

Sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não gây tổn thương các tổ chức đang phát triển của não hoặc gây nên chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất. Theo thống kê có tới 50% trẻ bại não có nguyên nhân từ sinh non.

Tre Sinh Non
50% số trẻ bại não có liên quan tới sinh non

3. Nguyên nhân sau khi sinh

Bao gồm nhiễm trùng, chấn thương bên ngoài, trúng độc, xuất huyết nội sọ và ngạt nặng. Trẻ mới sinh bị co giật, trẻ có cân nặng dưới 2500g cần phải được chăm sóc đặc biệt, trẻ ở trạng thái bị ức chế là những nhân tố gây nên bại não.

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, viêm phổi hít, viêm màng não, mất nước, tụ máu nội sọ, nhiễm trùng máu dẫn đến tình trạng bị sốc, xẹp phổi khiến cho não thiếu oxy, bilirubin trong huyết thanh cao hơn 16mg/dl có mối liên quan mật thiết đến bại não, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn mới sinh mà sử dụng kháng sinh toàn thân thì tỷ lệ mặc bại não tương đối cao.

Phân loại của bại não

1. Bại não thể co cứng (Spastic cerebral palsy)

Khoảng 70 – 80% số người mắc bại não ở thể thể liệt cứng với các cơ co cứng, cử động khó khăn. Trường hợp nghiêm trọng nhất là liệt cứng tứ chi, trong đó cả bốn chi và thân người bị liệt và thường thì cả các cơ điều khiển mồm và lưỡi cũng bị liệt. Trẻ mắc bại não co cứng có tỷ lệ cao bị chậm trí tuệ và có những vấn đề khác.

Bai Nao The Co Cung
bại não thể co cứng chiếm tỷ lệ cao nhất

2. Bại não thể múa vờn (Dyskinetic cerebral palsy)

Bại não thể múa vờn hay còn gọi là loạn động, đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm). Thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được (có thể là những cử động chậm và đau hoặc nhanh và giật giật).

Bai Nao The Mua Von
Bại não thể múa vờn do tổn thương các nhân vùng nền não

Trẻ mắc bại não thể múa vờn thường có tư thế ngồi hoặc dáng đi bất thường. Do các cơ điều khiển nét mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng nên gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.

3. Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy)

Khoảng 10% số người mắc bại não thể thất điều, thể này ảnh hưởng đến khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Người mắc bại não thể thất điều có thể đi nhưng với một dáng điệu không vững và gặp khó khăn với những cử động cần phải có sự phối hợp chính xác, ví dụ như viết.

4. Các thể bại não ít gặp

Ngoài ra trẻ còn có thể bị mắc bại não ở các thể khác như: thể nhẽo, thể phối hợp…với tỉ lệ thấp hơn.

Chẩn đoán bại não

Hiện nay không có phương pháp nào chẩn đoán chính xác về bại não. Các bác sĩ thường phải quan sát trong thời gian dài để xác định bại não (khám trương lực cơ, sự phát triển vận động, giao tiếp…).

Phim chụp CT não
Phim chụp CT não

Ngoài ra các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp vi tính (CT), đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (MRI) cho biết những thông tin giá trị về tổn thương não.

Điện chẩn đoán là phương pháp chẩn đoán kiểm tra bại não thường thấy nhất, chủ yếu bao gồm:

  • Điện não đồ (electroencephalogram)
  • Điện vị
  • Điện não địa hình đồ (BEAM)
  • Điện cơ đồ
  • Sơ đồ trở kháng máu não (REG)
  • Chụp CT não
  • Chẩn đoán triệu chứng

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bại não, hơn hết, chúng tôi mong bạn có niềm tin rằng, chỉ cần có đủ yêu thương và hiểu biết để điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ bại não sẽ có cơ hội được hòa nhập cộng đồng, tự chủ cuộc sống.

Điều trị bại não

Phải hiểu rằng: Một trẻ bị bại não sẽ trở thành một người lớn bại não. Ở thời điểm này, tìm kiếm để chữa trị phần não bị tổn thương là điều không tưởng.

Tuy vậy các cử động, tư thế và các vấn đề khác liên quan đến bại não có thể được cải thiện hay xấu đi sẽ tùy thuộc vào việc điều trị của chúng ta. Hãy giúp trẻ càng độc lập tự phục vụ chừng nào tốt chừng đó.

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Hiện nay có khá nhiều chương trình nói về việc điều trị bại não như: Diện chẩn, châm cứu bấm huyệt, ghép tế bào gốc, oxy cao áp…Tuy nhiên khoa học trên thế giới chỉ công nhận Phục hồi chức năng là phương pháp phục tốt nhất và có hiệu quả nhất với tất cả các thể bại não. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, dù trẻ được điều trị bằng phương pháp nào thì cũng đều phải kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng mới mang lại hiệu quả.

Phục hồi chức năng toàn diện cho bại não cần phải kết hợp:

  • Phục hồi chức năng vận động (với trường hợp trẻ chậm phát triển về vận động)
  • Trị liệu ngôn ngữ (với trường hợp trẻ chậm nói, gặp khó khăn với âm ngữ)
  • Điều hoà cảm giác (trẻ bị rối loạn cảm giác)
  • Đào tạo kỹ năng cá nhận (thích nghi với khuyết tật của bản thân, nâng cao khả năng tự phục vụ)
  • Giáo dục hòa nhập (mang đến cho trẻ cơ hội hòa nhập, tương tác với xã hội và tham gia vào xu hướng chính của cuộc sống)
tap-di-cho-tre-bai-nao-min
Tập đi cho trẻ bại não tại Trung tâm VinaHealth

Việc phục hồi chức năng toàn diện trên thế giới rất được chú trọng, nhưng ở Việt Nam thường chỉ thiên về phục hồi chức năng vận động. Đừng quên rằng mọi trẻ em đều phải được phát triển toàn diện cả về vận động, hành vi, kỹ năng cá nhân – xã hội, ngôn ngữ, tâm lý…

Trung tâm Phục hồi chức năng VinaHealth là trung tâm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp phép hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học vào can thiệp chuyên sâu cho trẻ tổn thương não kết hợp với giáo dục hòa nhập toàn diện. Mang đến cho trẻ cơ hội hòa nhập với “xu hướng chính” của cuộc sống.

vina-health-and-cpa
Đại sứ quán Úc và các chuyên gia nước ngoài đến thăm và làm việc với Trung tâm VinaHealth

Chuyên gia của chúng tôi:

Bà Đặng Thị Phương Thảo – Chuyên gia nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực can thiệp trị liệu cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Bà Đặng Thị Phương Thảo là cử nhân Đại học Phục hồi chức năng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, được cấp chứng chỉ Âm ngữ trị liệu của Đại học Y Hà Nội, chứng chỉ Giáo dục đặc biệt Đại học Sư phạm Hà Nội, các chứng chỉ CME và các khóa đào tạo chuyên sâu về Phục hồi chức năng Nhi khoa, Vật lý trị liệu cho trẻ bại não của các Chuyên gia hàng đầu thế giới, tổ chức tại Đại học Y Dược TP.HCM.

Bên cạnh đó bà còn tham gia các khóa học về hoạt động trị liệu, Prompt, Pep-R, GMFCS, Conductive Education… do các chuyên gia dẫn đầu lĩnh vực ở trong nước và Quốc tế (Hunggari, Nhật Bản, Úc…).

Báo điện tử Dân Trí viết về bà Đặng Thị Phương Thảo: Nữ giám đốc trẻ khát khao đi tìm tương lai mới cho trẻ bại não

Trung tâm VinaHealth và các hoạt động vì trẻ bại não
Trung tâm VinaHealth và các hoạt động vì trẻ bại não

Lưu ý quan trọng khi tập luyện cho trẻ bại não

Trước khi trẻ có thể đi được thì trẻ cần phải biết kiểm soát đầu, cổ của mình. Giảm gồng cứng, biết ngồi và có thể giữ thăng bằng trong khi đứng. Vậy hãy kiên trì đi từng bước nhỏ để đạt được mục tiêu lớn.

Cho dù trẻ có đi được hay không trẻ cũng cần phải được tạo điều kiện để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Có nhiều cách để giúp trẻ có thể đi đến nơi trẻ muốn như sử dụng xe lăn, xe đẩy hoặc các loại thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khác.

Mặc dù khả năng đi lại có một ý nghĩa rất lớn về khía cạnh chức năng và xã hội. Tuy nhiên đứng về khía cạnh nhu cầu của trẻ, ngoài việc đi lại được còn có rất nhiều kỹ năng và thái độ tinh thần khác cũng hết sức cần thiết đó là:

  • Sự tự tin và yêu đời
  • Có thể giao tiếp và tạo mối quan hệ với mọi người
  • Tự săn sóc bản thân như tự ăn, mặc quần áo và làm vệ sinh.
  • Tự tiếp thu, tìm hiểu và học tập
Phuc Hoi Chuc Nang Bai Nao
VinaHealth không chỉ là nơi can thiệp mà còn là lớp học cho trẻ bại não phát triển kỹ năng cá nhân

Tham gia vào cộng đồng hỗ trợ phụ huynh có trẻ bại não của Trung tâm VinaHealth tại đây: https://www.facebook.com/vinahealth.edu.vn

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc khác nhau giúp kiểm soát các cử động co cứng, co giật, giảm đau, kiểm soát các triệu chứng khác và các tình trạng liên quan:

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc kháng axit
  • Chất làm mềm / thuốc nhuận tràng
  • Thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường áp dụng cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi, trẻ gặp tình trạng co rút quá nặng, cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ. Các phương pháp phổ biến bao gồm giải phóng gân cơ, chữa trật khớp hông và phẫu thuật vẹo cột sống.

Trong trường hợp trẻ bị co cứng nặng ở chi dưới, các bác sĩ sẽ chọn cắt bỏ một số nhánh thần kinh ở lưng điều khiển hoạt động chi là cần thiết, giúp trẻ cải thiện đáng kể vận động và tình trạng co cứng.

Cần điều trị sớm

Một số trẻ bại não có thể đi học, mặc dù thường chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Tóm lại, tình trạng tổn thương càng nhẹ, điều trị sớm, đúng phương pháp thì trẻ càng có nhiều khả năng đi lại được.

Việc phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não diễn ra sớm sẽ giúp trẻ lớn lên sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

314 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận