Trong nhiều năm làm việc về trẻ bại não (Cerebra palsy) các nhà chuyên môn ở Trung tâm Phục hồi chức năng VinaHealth thường xuyên gặp câu hỏi “Trẻ bại não sống được bao lâu?” từ các phụ huynh. Thường khi phụ huynh đã đưa trẻ bại não đi điều trị khắp mọi nơi mà không có tiến triển thì sẽ nghĩ đến câu hỏi bi quan và tiêu cực này.
Trả lời nhanh:
Đa số trẻ em được chẩn đoán mắc bại não có thể sống lâu như những đứa trẻ không mắc hội chứng này. Tuổi thọ phổ biến từ 30 đến 70 tuổi, nhiều trường hợp sống ngoài 70 tuổi. Những người sống lâu nhất thường có khả năng di chuyển tốt hơn, khả năng sống độc lập cao hơn và được hỗ trợ y tế tốt.
Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn được tham khảo các thông tin có liên quan dưới đây:
1. Bại não do nhiều nguyên nhân gây nên
- Nguyên nhân trước sinh: Do mẹ nhiễm rubella, sốt, do thuốc, do tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá cao…
- Nguyên nhân trong sinh: Đẻ ngạt, đẻ thiếu tháng…
- Nguyên nhân sau sinh: Sốt cao, trẻ bị vàng da…
Mỗi nguyên nhân này sẽ dẫn đến một tình trạng tổn thương não và suy giảm đặc thù, gây ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình phát triển của trẻ.
2. Không có cách điều trị chung chung nào cho tất cả các trẻ.
Hiện tại y học hiện đại phân tích bại não có 4 thể chính là bại não thể co cứng, bại não thể thất điều, bại não thể múa vờn và bại não thể phối hợp. Mỗi thể bại não có các triệu chứng biểu hiện hoàn toàn khác nhau, cách điều trị ở mỗi trẻ là khác nhau. Việc đánh giá đúng tình trạng của trẻ là yếu tốt quyết định đến phương pháp phục hồi và điều trị.
Nên đưa trẻ đến các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm để được khám, đánh giá và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho trẻ, không nên điều trị mà chưa qua kiểm tra đánh giá tình trạng theo đúng các quy chuẩn. Việc can thiệp khi còn nhỏ tất nhiên là sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự chủ động đối mặt với khó khăn về vận động, ngôn ngữ, hành vi… trong quá trình lớn lên.
3. Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bại não
Vấn đề này luôn là nỗi băn khoăn lớn của các gia đình có con bại não, vì trẻ bại não gặp rất nhiều khó khăn về điều chỉnh tư thế đúng trong việc ăn, uống, bú sữa…Tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết: Chăm sóc trẻ bại não
4. Các báo cáo về tuổi thọ
Có 2 giai đoạn về tuổi thọ của người mắc bại não được các chuyên gia nhìn nhận và đánh giá.
Giai đoạn đầu tiên là sự sống phôi thai và sơ sinh. Tỷ lệ tử vong trong bại não tập trung cao ở giai đoạn phôi thai, nhưng những trường hợp tử vong này khó có thể phân chia chắc chắn là do bại não vì chúng thường xảy ra ở những trẻ bị tổn thương não nặng, khi còn quá nhỏ để được chẩn đoán mắc bại não nhưng được cho là có nguy cơ rất cao.
Giai đoạn thứ 2 là tuổi trưởng thành. Sự sống ở giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào việc can thiệp sớm lúc còn nhỏ. Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật liên quan đến bại não khi trẻ còn nhỏ có tác động đáng kể đến sự sống khi bước vào tuổi trưởng thành (tính linh hoạt, sức chịu đựng của cơ; tăng co cứng; viêm khớp; ngã dẫn đến chấn thương; đau đớn; stress…).
Thống kê số trẻ em bị bại não được nghiên cứu ở California cho thấy, nếu tổn thương não không nghiêm trọng, 98,2% trẻ em sống sót sau 20 năm (1983 đến 2002); nếu tổn thương não được mô tả là nghiêm trọng, 85% sẽ sống sót sau 20 năm.
Dữ liệu của Anh có phần tích cực hơn. Có đến 99% trẻ bại não không đi kèm suy giảm nghiêm trọng sống qua tuổi 30 và giảm xuống 95% với trẻ có một tình trạng khuyết tật nghiêm trọng.
Các báo cáo cũng cho thấy, sự tiến bộ trong phương pháp phục hồi chức năng và can thiệp sớm cho trẻ bại não đã giúp cải thiện tuổi thọ theo thời gian. Tỷ lệ tử vong của trẻ bại não giảm ở mức trung bình 3,4% mỗi năm. Tỷ lệ sống sót được cải thiện khá cao ở những người có suy giảm nặng được chăm sóc tốt, các chuyên gia dự đoán số lượng người mắc bại não ở tuổi trưởng thành (dân số CP trưởng thành) sẽ tăng lên, bao gồm cả số người có tổn thương nặng, trong những thập kỷ tới.
Trong một nhóm các cá nhân mắc bại não, sinh từ năm 1940 đến 1960 tại Bristol, Vương quốc Anh, 86% người sống qua tuổi 20 sẽ sống sót đến tuổi 50. Sau tuổi 50, phụ nữ mắc bại não có nguy cơ tử vong thấp hơn, nam giới mắc bại não sinh từ năm 1940 đến năm 1950 có tỷ lệ tử vong cao hơn so với phụ nữ, nhưng không có khác biệt giới tính nào được ghi nhận đối với cá nhân sinh từ năm 1950 đến 1960.
Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng là khuyết tật trí tuệ; tuy nhiên những người trưởng thành với bại não không có suy giảm trí tuệ vẫn có nguy cơ tử vong cao hơn một chút so với dân số nói chung. Nguyên nhân tử vong cũng khác nhau: người lớn bị CP dễ bị tử vong vì bệnh đường hô hấp, nhưng ít có khả năng tử vong do chấn thương và tai nạn hơn so với dân số nói chung. Giới tính không liên quan đến tỷ lệ tử vong trong cơ sở dữ liệu của California được mô tả ở trên.
5. Phục hồi chức năng và can thiệp sớm
Vậy đến lúc này thay bằng việc lo lắng“Trẻ bại não sống được bao lâu”, các gia đình hãy tìm hiểu ngay về cách điều trị nào tốt nhất cho con em mình, không nên từ bỏ tương lai của các trẻ. Các chuyên gia của chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp kỳ diệu của trẻ bại não, có rất rất nhiều trẻ có thể đi lại, nói, học tập và làm việc, hòa nhập cộng đồng khi được can thiệp sớm và đúng cách, sự phối hợp của các nhà chuyên môn và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển được tối đa khả năng của trẻ.
Những năm gần đây lĩnh vực Y tế – Giáo dục ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã quan tâm nhiều hơn về chứng bệnh bại não trẻ em, lĩnh vực phục chồi chức năng bại não cũng được chú trọng phát triển đặc biệt mạnh mẽ bởi:
- Trẻ em được xử lý điều hòa cảm giác và vận động vùng môi miệng dẫn đến việc trẻ dễ ăn uống, dễ nuốt, dần tăng sức khỏe cho trẻ. Dinh dưỡng cho trẻ vì thế mà ngày càng được các gia đình chăm sóc.
- Việc trẻ được tập phục hồi chức năng thường xuyên giúp chức năng vận động trẻ được cải thiện giúp tăng sức đề kháng, giảm hẳn các hiện tượng táo bón, liệt hệ thống tiêu hóa…ngăn chặn các biến chứng về cơ – xương – khớp, hô hấp, tiêu hóa.
- Việc kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và giáo dục giúp trẻ sớm hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội, giảm gánh nặng cho phụ huynh và tăng tính tự tin của trẻ, giúp trẻ độc lập với cuộc sống, tạo cuộc sống ý nghĩa hơn.
6. Việc các gia đình có trẻ bại não phải làm ngay bây giờ
- Nhận sự tư vấn về hướng điều trị và can thiệp từ các nhà chuyên môn về phục hồi chức năng bại não.
- Tập luyện vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bại não cùng nhà chuyên môn.
- Đối xử công bằng với trẻ bại não như: việc vui chơi cùng con, cho con đi chơi, trò chuyện…
- Chế độ dinh dưỡng và các tư thế phù hợp ngăn chặn các biến chứng…
- Dù áp dụng phương pháp điều trị gì khác như tế bào gốc, châm cứu, bấm huyệt thì vẫn nên kết hợp với phục hồi chức năng để đạt hiệu quả tối đa nhất. Nền y học quốc tế hiện nay chỉ công nhận duy nhất về hiệu quả điều trị trẻ bại não bằng phục hồi chức năng.
Câu hỏi “trẻ bại não sống được bao lâu?” hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố trên, cuộc sống và tuổi thọ của trẻ bại não sẽ nằm ở hành động của các bậc phụ huynh ngay từ bây giờ!
Liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí:
Trung tâm Phục hồi chức năng VinaHealth
Địa chỉ tại Hà Nội:
Cơ sở 1: Số 49 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 176 Nguyễn Đình Hoàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Biệt thự số 87, HC Golden City 319 Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Địa chỉ tại TP HCM:
Cơ sở 4: Số 533 Phan Văn Trị, Phường 5, Gò Vấp, TP HCM
Cơ sở 5: Số 271 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5, TP HCM
Cơ sở 6: 10A Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP HCM
Số tư vấn: 0888.151.444
Email: lienhe@vinahealth.edu.vn