Chăm sóc trẻ bình thường đã vất vả ,chăm sóc trẻ em bại não càng khó khăn hơn nhiều. Khi mà các trẻ không điều khiển được hành động của tay chân theo ý muốn. Vậy làm thế nào để chăm sóc trẻ em bại não thuận tiện, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tưởng như đơn giản nhất là mặc quần áo và vệ sinh cá nhân nhé!
I. Mặc quần áo
Thay quần áo đúng phương pháp sẽ góp phần ức chế phản xạ bất thường và các mẫu hoạt động bất thường, đồng thời phát triển khả năng sinh hoạt độc lập.
1. Những khó khăn thường gặp khi trẻ bại não thay quần áo
– Thăng bằng ngồi kém
– Không giữ vững được đầu và thân
– Thương lực cơ bất thường
– Điều hợp kém
– Bàn tay cầm nắm kém.
2. Cách thay quần áo đúng phương pháp
– Chọn tư thế thích hợp, bảo đảm thăng bằng, ổn định và thư giãn.
– Đặt quần áo nơi trẻ có thể nhìn thấy rõ và dễ với lấy
– Bắt đầu tư việc cởi quần áo ra trước, mặc vào sau, với quần áo dễ cởi và dễ mặc như áo chui dầu, áo không nút hoặc nút được thay thế bằng miếng dán dính, quần lưng thun mềm.
– Khi trẻ dược 2 tuổi, dạy trẻ cùng tham gia khi mặc quần áo bằng cách khuyến khích cử động chân và tay như xở vào, co chân lên…
– Khoảng 3 tuổi trở lên, trẻ tập tahy loại áo chui đầu, không nút.
– Đặt kế hoạc ít nhất 1 lần/ngày cho trẻ tập mặc quần áo khi bạn có thời gian để quan sát, hãy chờ đợi và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Tìm hiểu về phương pháp điều trị bại não qua bài viết >> Trẻ bại não
3. Một số tư thế gợi ý phù hợp
– Cho trẻ nằm sấp trên đùi mẹ, đối vớ trẻ liệt cứng tứ chi nặng
– Trẻ ngồi với hông gập và thân người ngả phía trước.
– Trẻ ngồi tựa vuông góc vào góc tường.
– Đối với trẻ không ngồi được, có thể để trẻ thay quần áo trong tư thế nằm:
Trẻ nằm nghiêng từng bên để xỏ từng chân kéo quần đến mông, trẻ năm ngửa rồi tư thế bắc cầu kéo quần lên.
– Đối vớ trẻ múa vờn, việc giữ 2 gôi trẻ khi trẻ ngồi vuông góc trên ghế và đè xuống sẽ giúp trẻ dễ dàng đưa tay mặc áo.
– Nếu trẻ tự thay có thể có ghế vịn và cách dụng cụ hỗ trợ phù hợp với từng trẻ.
II. Dạy cách đi vệ sinh
Dạy cách đi vệ sinh cho trẻ bại não là mối quan tâm lớn đối với các bậc cha mẹ. Các trẻ khuyết tật cũng có thể được dạy bảo như các trẻ bình thường. Tuy nhiên trẻ khuyết tật sẽ gặp một số khó khăn riêng.
Mốc phát triển bình thường của trẻ về việc đi vệ sinh:
18 tháng – 2 tuổi: có thể biết được việc đi tiểu và giữ khô trong khoảng thời gian tương đối trong ngày.
Từ 2-3 tuổi: Trẻ có thể biết nhu cầu đi vệ sinh bằng điệu bộ, lời nói hoặc tự kéo quần xuống.
Từ 4-5 tuổi: Có thể đi vệ sinh mà không cần hướng dẫn cảu người lớn
Cách giúp trẻ bại não đi vệ sinh
– Chọn tư thế và dụng cụ trợ giúp thích hợp, thuận tiện cho cả người chăm sóc và trẻ.
– Làm quen với lịch đi vệ sinh:
+ Ghi lại thời điểm trẻ đi vệ sinh trong ngày để nắm quy luật của trẻ.
+ Hãy đặt trẻ ngồi bô vào các thời điểm đó.
+ Chú ý các dấu hiệu trẻ cần đi vệ sinh như: đỏ mặt, rặn, yên lặng, nhìn chằm chằm, rung mình…Khi thấy các dấu hiệu này nên đặt trẻ ngồi bô dù không phải là giờ đi vệ sinh, nếu lúc đó trẻ đi thực sự hãy khen ngợi trẻ đúng cách.
+ Tốt hơn hết, chúng ta nên tập trẻ đi vệ sinh theo đúng giờ sinh lý tự nhiên của một trẻ bình thường.
– Khi trẻ biết đưa ra những dấu hiệu đi vệ sinh, hãy Khen ngợi trẻ, hướng dẫn trẻ cách đi vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô với sự trợ giúp càng ít càng tốt.
– Đối với 1 số trẻ bại não có thể dùng đến dụng cụ thích hợp như ghế gồi có chỗ đi vệ sinh…