Không ít gia đình có trẻ đầu lòng không may bị bại não (CP) thường hỏi chúng tôi rằng: Bại não có di truyền không? Khả năng đứa con tiếp theo của chúng tôi có mắc bại não không?…Một số gia đình khác có nhiều hơn một trẻ bại não cho rằng con của họ mắc bại não là do Gen di truyền.
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi đã liên hệ và tổng hợp lại một số tài liệu nghiên cứu từ các tổ chức uy tín trên thế giới.
Bại não có di truyền không?
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cao, các chẩn đoán hình ảnh ngày càng dễ phát hiện ra những tổn thương thần kinh. Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra những tổn thương não, dị tật não, tìm hiểu và đánh giá về các đột biến di truyền, các yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khỏe của trẻ để tìm thấy sự phát triển bất thường của não bộ.
Tất cả những nghiên cứu trên cho phép các nhà khoa học xác định nguyên nhân, yếu tố rủi ro, biện pháp phòng ngừa và các phương pháp điều trị cho trẻ Bại não.
Rất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để hạn chế xuất hiện chứng Bại não cho trẻ; sự hiểu biết về quá trình phát triển của thai nhi và tổn thương não xảy ra trong giai đoạn phát triển nào là yếu tố để giúp giảm thiểu sự xuất hiện của Bại não.
>>Tìm hiểu bài viết Điều trị bại não để biết phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé!
Theo thống kê từ tổ chức Cerebral Palsy Society, 70% tổn thương não gây bại não xảy ra trước sinh, chủ yếu là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. 20% nguyên nhân xảy ra trong kỳ sinh nở và 10% xảy ra trong 2 năm đầu tiên của đứa trẻ khi não vẫn đang ở trong giai đoạn hình thành.
Các nhà khoa học tại Đại học Y tế Michigan – Mỹ, có 3 yếu tố quan trọng liên quan đến việc chẩn đoán bại não là:
- Yếu tố di truyền
- Bại não bẩm sinh
- Bại não sau sinh – Trẻ mắc bệnh (nhiễm khuẩn, sốt cao, viêm màng não…), chấn thương trong 2 năm đầu đời.
Đọc thêm: Trẻ bại não sống được bao lâu?
1. Yếu tố di truyền
Bại não không phải là một yếu tố có thể di truyền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các yếu tố di truyền có thể khiến của trẻ mắc bại não. Mặc dù một rối loạn di truyền cụ thể không trực tiếp gây ra bại não, ảnh hưởng của việc di truyền có thể gây ra các tác dụng nhỏ trên hệ Gen.
Vấn đề của việc ảnh hưởng di truyền có thể phát triển hoặc hình thành phức tạp gây nên 1 số ảnh hưởng bất thường với trẻ. Môi trường và các thể hệ trong gia đình có thể bị ảnh hưởng vì những sự thay đổi này, vì thế nên có trường hợp trong gia đình có nhiều hơn 1 người mắc bại não.
Di truyền với các yếu tố nguy cơ sản khoa bao gồm sinh non, nhiễm trùng ối, sự phát triển bất thường của bào thai, tiền sản giật… Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh học trẻ em với tiêu đề “ Các yếu tố di truyền của cerebral palsy” xác định yếu tố này liên quan đến chứng bại não co cứng, đầu nhỏ, suy giảm trí tuệ và co giật.
Còn một số yếu tố khác như môi trường độc hại, khói thuốc lá, thuốc trừ sâu có thể gây đột biến gen tự phát.
Mặc dù việc di truyền bại não chỉ chiếm khoảng 1,6% trong tất cả các trường hợp mắc bại não được thống kê. Trong gia đình nếu có 2 trẻ mắc bại não thì gia đình có thể xét nghiệm phân tử để các định gen nhạy cảm.
Tìm hiểu ngay >> Những sai lầm trong điều trị cho trẻ bại não
2. Bại não bẩm sinh
Các Bố mẹ thường hỏi bác sĩ “Con tôi có phải bại não bẩm sinh? Hay con tôi bị bại não lúc nào và tại sao?”…
Trong quá trình tìm hiểu các vị phụ huynh cũng quan tâm đến thời điểm con xảy ra các tổn thương não vì điều này hoàn toàn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đứa trẻ bại não.
Các nhà chuyên môn cho rằng thời gian tổn thương não xảy ra là 1 yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán bại não. Bẩm sinh – trong khi sinh hay sau khi sinh mới là nguyên nhân của trẻ?
Đối với bại não bẩm sinh có nghĩa là tổn thương xuất hiện trong thời kỳ mang thai hoặc ngay trong quá trình sinh. Tuy nhiên bại não không được chẩn đoán ngay trong luc đó mà phải đợi 1 thời gian sau khi đứa trẻ ra đời và phát triển.
Có 70% các trường hợp mắc bại não là bẩm sinh. Nguyên nhân gây bại não bẩm sinh có thể do: thiếu oxy, sơ suất y tế, đẻ non, ngạt, bệnh lây truyền, chấn thương thai nhi, chất độc da cam…
3. Bại não sau sinh
Não bộ vẫn liên tục phát triển sau khi sinh. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và tranh luận về mốc phát triển của não bộ là 2 hay 5 năm đầu tiên của trẻ. Vì thế mọi tổn thương não gây ảnh hưởng đến sự phát triển trước 2 tuổi của trẻ sẽ được chẩn đoán là bại não (do bệnh truyền nhiễm, sốt cao, chấn thương sọ não, chảy máu não…) Trường hợp này bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán hơn bại não bẩm sinh.
Kết lại: Di truyền chỉ là 1 yếu tố có thể của bại não chứ chưa được chứng minh là nguyên nhân gây bại não, tuy nhiên vẫn có 1 số gia đình có anh em mắc bại não (được phân tích ở phần Bại não di truyền). Vậy nên trước khi các gia đình sinh con hoặc mong muốn sinh thêm con vì đã có 1 bé mắc bại não, gia đình nên đi đến bác sĩ có chuyên môn khám và kiểm tra về bản đồ gen để có kết quả và sự tư vấn chính xác nhất.