60.000 Trẻ em VN mắc chứng bại não bẩm sinh – Cách phòng tránh bại não

Trong khóa tập huấn nâng cao “Điều trị và chẩn đoán bại não: một bước tiến mới” diễn ra tại TP. HCM, bác sĩ Võ Toàn Trung – trưởng khoa phục hồi chức năng vận động thần kinh Bệnh viện Bullion, Pháp – cho biết: “Tại VN ước tính có khoảng 60.000 trẻ từ 0-14 tuổi mắc bại não”.

Theo bác sĩ Trung, tần suất bại não khoảng 1/400 trẻ mới sinh, con số này đang ngày một tăng. Thông tin từ hội thảo còn cho biết, Bộ Y tế đã phê chuẩn vào danh mục thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán một loại thuốc chích đắt tiền để trẻ dưới 6 tuổi bị bại não được điều trị miễn phí từ sớm, giúp tăng cơ hội phục hồi vận động cho bệnh nhi.

Bại não là một dạng nhiều tàn tật nặng nề, đứng vị trí hàng đầu trong mô hình tàn tật của trẻ em. Bại não là do tổn thương các chức năng thần kinh trung ương, những tổn thương này dẫn đến những rối loạn về chức năng liên quan đến vận động và phát triển vận động của trẻ.

60.000 Trẻ em VN mắc chứng bại não bẩm sinh - Cách phòng tránh bại não
Việc phát hiện sớm những bất thường về vận động, cầm nắm, đi đứng, khả năng giữ thăng bằng… của trẻ từ những năm đầu đời cũng như việc điều trị phối hợp giữa các chuyên khoa nhi, phục hồi chức năng (vận động trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, cảm giác…), giáo dục hòa nhập… được thực hiện càng sớm càng cho kết quả khả quan.

Trong số các yếu tố được xác định có thể gây ra bại não có nhiều yếu tố có thể phòng tránh được.

Phòng tránh bại não

Trước sinh

Bên cạnh yếu tố nguy cơ gây bại não là kết hôn cùng huyết thống, thì dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bại não cho trẻ từ giai đoạn bào thai mẹ có thể phòng tránh được:-Không kết hôn cùng huyết thống. Điều này dễ xảy ra ở các quần thể sống cô lập với xã hội như các bản làng vùng sâu vùng xa.

– Ba mẹ không sinh con khi đã quá 35 tuổi. Khi mang thai ở tuổi này nên đi khám thai thường xuyên tại các cơ sở, bệnh viện khám thai uy tín.

– Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây vi khuẩn các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm các loại vi rút như: cúm, hồng ban, Herpes, Toxoplasma, vi rút tế bào khổng lồ…các vi rút này dễ gây ra dị tật thai nhi, gây thai chết lưu, dị tật thần kinh bào thai như: dị tật não, dị tật thính giác và thị giác.

– Các bà mẹ khi có thai phải cải thiện điều kiện sống, môi trường sống, nâng cao sức khỏe, hạn chế đến nơi đông người và tránh xa những người có biểu hiện như bị cúm: hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy, sốt…

– Khi có thai các bà mẹ không nên dùng các chất gây nghiện, các chất kích thích nhất là rượu, thuốc lá. Không nên tiếp xúc với nguồn chất độc hại khi hành nghề như chì, thủy ngân. Bởi thai nhi dễ bị ngộ độc các chất này và sẽ bị suy dinh dưỡng bào thai, não bé, chậm trí khôn.

– Những mẹ có vấn đề về sức khỏe sinh sản như khung chậu hẹp, người thấp còi… sinh thường khó nên được tư vấn phương pháp sinh con thật kỹ để tránh trong quá trình sinh có thể gây ngạt thở cho con dẫn đến bãi não. Đồng thời các mẹ mắc các bệnh mãn tình như đái tháo đường, thận, mẹ làm trong môi trường độc hại cũng có thể đẻ non, đẻ ngạt… dễ có nguy cơ sinh con bại não.

– Bà mẹ có thai đến ngày gần đẻ ( thai 8 – 9 tháng ) nên chủ động đến cơ sở y tế để tiêm hoặc uống vitamin K, nhằm hạn chế mất máu nhiều trong cuộc đẻ, mẹ sẽ mau lại sức và có sữa để cho con bú, đồng thời cũng phòng ngừa được xuất huyết não – màng não sớm cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần.

Trong khi sinh

Sản phụ nên thực hiện sàng lọc trước khi sinh, khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản để chuẩn bị tốt cho cuộc vượt cạn, tránh các tai biến sản khoa như sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt….

Sau khi con sinh ra

– Nên ăn uống đủ chất nhất là đủ dầu mỡ, canxi và nên cho con tiêm hoặc uống vitamin K để phòng xuất huyết não – màng não sau giai đoạn sơ sinh.

– Thực hiện tốt lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, đề phòng các bệnh dịch nhất là các bệnh viêm màng não, viêm não, bởi đây là yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn tật lớn nhất cho trẻ em.

– Phòng chống các bệnh có thể gây ra bại não cho trẻ như suy dinh dưỡng nặng, sốt cao co giật, động kinh.

– Khi phát hiện trẻ có vàng da sớm sau đẻ 2 – 3 ngày và mức độ vàng da đậm, tăng nhanh, nước tiểu vàng, bỏ bú…nhất là với các bà mẹ có nhóm máu Rh(-) thì phải sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị.

Bại não do bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng để lại những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi, trong đó rối loạn về vận động là chủ yếu. Một khi não của trẻ bị tổn thương nó sẽ khó có khả năng phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và dùng các kỹ thuật phục hồi, điều chỉnh tư thế và các rối loạn khác sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

5 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận