Nói ngọng thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn tập nói nhưng cũng có thể kéo dài tới khi trưởng thành. Tuy nhiên vì sao trẻ nói ngọng thì hiện tại vẫn chưa có một lời giải đáp thỏa đáng cho nguyên nhân dẫn tới việc trẻ mắc chứng nói ngọng bởi vì không có một nguyên nhân cụ thể nào có thể tác động tới vấn đề này của trẻ. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay xem theo góc độ y học thì trẻ mắc chứng nói ngọng do đâu nhé.
Trẻ nói ngọng nguyên nhân do đâu?
Nói ngọng ở trẻ hiện chưa được khẳng định bởi một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên khi kiểm tra và thăm khám cho những bé mắc tật nói ngọng thì các chuyên gia nhận ra rằng trẻ nói ngọng là do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Trẻ nói ngọng do yếu tố bẩm sinh
Trẻ nói ngọng do bẩm sinh thường được các chuyên gia nghĩ tới đầu tiên trước khi xác định trẻ gặp phải tình trạng nói ngọng xuất hiện ở trẻ.
Do đó thường thì khi trẻ mắc tật nói ngọng sẽ được các chuyên gia tiến hành kiểm tra các khu vực liên quan tới các bộ phận chức năng ngôn ngữ như: khu vực lưỡi, vòm miệng… để xác định xem có phải trẻ đang mắc phải các tật liên quan tới cơ quan phát âm như trẻ bị ngắn lưỡi, lưỡi đầy, hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, tật chẻ vòm lưỡi… hay không.
Bởi vì tất cả những vấn đề đó đều là những yếu tố gây ảnh hưởng tới việc phát âm của trẻ và khiến trẻ bị mắc chứng nói ngọng.
Bên cạnh đó để loại trừ cả khả năng do thính giác kém khiến trẻ mắc chứng nói ngọng thì các chuyên gia cũng sẽ tiến hành kiểm tra cả khả năng tiếp nhận âm thanh trên thính giác của trẻ. Bởi theo nhiều nghiên cứu thì khi thính giác hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe và tiếp nhận thông tin khiến cho trẻ nghe tiếp nhận thông tin sai và dẫn tới việc trẻ nói sai, nói ngọng, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.
Trẻ mắc tật nói ngọng do các yếu tố khác tác động
Ngoài vấn đề liên quan tới các dị tật bẩm sinh thì trẻ mắc tật nói ngọng còn do các yếu tố khác tác động như:
- Di truyền từ thế hệ trước
- Do trẻ có thói quen ngậm núm ti giả quá lâu gây ảnh hưởng tới cấu trúc miệng
- Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi cũng là yếu tố khiến trẻ mắc tật nói ngọng
- Trẻ tự kỷ, bại não cũng là một yếu tố khiến trẻ nói ngọng hoặc khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ
- Môi trường xung quanh trẻ có nhiều bạn nói ngọng nên trẻ bắt chước theo
- Bệnh lý liên quan tới mũi họng như: viêm xoang, viêm VA…
Mặc khác vấn đề vì sao trẻ nói ngọng còn có thể được xác định bởi những vấn đề liên quan tới bộ não của bé. Bởi vì với những bé có khiếm khuyết ở não thường sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ do hệ thần kinh trung ương không thể tạo tín hiệu đến cơ quan vận động. Chính vì vậy mà những trẻ bị ảnh hưởng bởi não bộ thường mắc các hội chứng chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển hành vi, nói lắp bắp, nói ngọng… Và những rào cản đó khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Nói ngọng ở trẻ khi nào cần can thiệp
Chứng nói ngọng ở trẻ theo các chuyên gia phân tích thì thường xuất hiện nhiều ở trẻ đang trong độ tuổi học nói từ 15 tháng đến 2 tuổi là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên có những trẻ sau 4 tuổi vẫn còn có những biểu hiện của chứng nói ngọng thì đó lại là điều mà bố mẹ nên coi là bất thường.
Bởi vì ở giai đoạn từ 2 tuổi đến dưới 4 tuổi trẻ có thể hoàn toàn nói tốt hơn và có thể giao tiếp tốt với người lớn khi trò chuyện. Do đó, nếu bé đã trên 4 tuổi mà còn có những biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bởi các chuyên gia để được áp dụng các phương pháp can thiệp sớm tốt nhất cho trẻ:
- Trẻ nói ngọng thường nói với giọng điệu nhanh, gấp gáp nhưng không rõ nghĩa
- Âm thanh phát ra có thể bị mất chữ hoặc sai âm
- Cách cử động môi dưới, hàm ếch… chậm chạp hơn so với bình thường
- Trẻ khó khăn trong việc nói hoặc không thể nói ra thành câu hoàn chỉnh
- Hơi thở khi phát âm ngắn hoặc không đều cảm giác như bị hụt hơi
3 cách can thiệp tốt nhất cho trẻ nói ngọng không nên bỏ lỡ
Trẻ nói ngọng sẽ đem lại những hệ luỵ ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ thì bố mẹ nên có cách can thiệp sớm để giúp trẻ cải thiện nhanh vấn đề này. Trong đó bố mẹ nên thực hiện theo các phương pháp sau:
- Đưa trẻ đi kiểm tra sức khoẻ
Mặc dù tật nói ngọng ở trẻ rất dễ nhận biết nhưng để xác định rõ vì sao trẻ nói ngọng thì bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám và kiểm tra.
Tại đây trẻ sẽ được kiểm tra tổng thể và được các chuyên gia hỗ trợ để tìm hiểu được vấn đề khiến trẻ mắc chứng nói ngọng. Đồng thời các chuyên gia cũng sẽ giúp cho trẻ có thể tiếp cận với những phương pháp can thiệp tốt nhất và phù hợp nhất để trẻ cải thiện tình trạng nói ngọng. Chẳng hạn như: sử dụng phương pháp can thiệp âm ngữ, tâm lý trị liệu…
- Dành nhiều thời gian hơn với con
Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ hay trẻ nói ngọng có thể do các yếu tố bẩm sinh tác động nhưng bên cạnh đó thì có những trẻ mắc phải các hội chứng này do quá trình học nói của trẻ không có sự đồng hành cùng bố mẹ.
Bởi vậy, vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ và can thiệp cho trẻ mắc tật nói ngọng nói riêng và các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói chung là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Quan trọng hơn là, khi bố mẹ có thể dành những thời gian tích cực cho con sẽ khiến trẻ có thể đẩy nhanh tiến độ cải thiện vấn đề nói ngọng. Bởi vì khi đó trẻ đã bắt được tín hiệu tích cực và giải tỏa được những vấn đề tâm lý trong trẻ.
- Tạo môi trường rèn luyện tích cực cho trẻ
Trẻ có thể luyện tập để cải thiện tình trạng nói ngọng ngay tại nhà nếu như bố mẹ có sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia và có nhiều thời gian để cùng luyện tập với con. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia các lớp tập dành cho trẻ nói ngọng tại các trung tâm ngôn ngữ để giúp trẻ nhanh chóng được cải thiện tình trạng này.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên cho con ra ngoài nhiều hơn để con có cơ hội giao tiếp với nhiều bạn khác. Việc làm đó có thể giúp trẻ giải tỏa được vấn đề tâm lý nhưng cũng giúp trẻ học hỏi thêm nhiều ngôn từ hữu ích khi giao tiếp với các đứa trẻ khác.
Tóm lại khi hiểu được vì sao trẻ nói ngọng thì bố mẹ sẽ có thể dễ dàng tìm được giải pháp can thiệp tốt nhất cho con. Bởi vậy, khi trẻ có những bất thường về ngôn ngữ thì bố mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu thăm khám và tìm được giải pháp can thiệp tốt nhất.