Hiện nay, tỷ lệ trẻ tự kỷ chậm nói ngày càng tăng và có nhiều bố mẹ nhầm lẫn trẻ chậm nói là bị tự kỷ. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, trẻ tự kỷ chậm nói chỉ là một loại trong nhóm trẻ chậm nói. Để hiểu rõ hơn về trẻ tự kỷ chậm nói, bố mẹ có thể tham khảo các thông tin có trong bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?
Trẻ chậm nói không phải là trẻ tự kỷ, chậm nói chỉ là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ, tuy nhiên không phải trẻ chậm nói nào cũng tự kỷ và ngược lại.
Trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ có một số biểu hiện giông nhau như: Không có nhu cầu giao tiếp, trẻ không nói chuyện với người lạ, khả năng sử dụng ngôn ngữ kém,…nên nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn trẻ chậm nói là trẻ tự kỷ.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia có đến 1/4 trẻ chậm nói nhưng vẫn phát triển bình thường, không có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh tự kỷ. Với những trường hợp trẻ như vậy, là trẻ mắc chứng chậm nói đơn thuần.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết bên cạnh trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói đơn thuần thì còn một nhóm nữa là trẻ chậm nói thông minh với trí tuệ siêu phàm. Vì vậy ý kiến trẻ chậm là trẻ tự kỷ hoàn toàn sai lầm.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ chậm nói
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được chứng minh là nguyên nhân gây ra chứng chậm nói tự kỷ. Dựa theo số liệu thống kê thực tế, các nhà chuyên môn nhận thấy các trẻ em mắc phải chứng chậm nói tự kỷ đều có chung một đặc điểm đó là:
- Có người thân trong gia đình từ mắc phải chứng chậm nói hoặc tự kỷ;
- Do trong quá trình trong bụng mẹ, trẻ gặp vấn đề về gen khiến não bộ bị tổn thương;
- Các bé mắc phải bệnh về tâm lý (trầm cảm, tăng động,….);
- Trong quá trình mang thai mẹ sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,..và sống và làm việc trong môi trường độc hại;
- Trẻ mắc các bệnh lý như mất thính lực, dị tật não bẩm sinh, trẻ bại não, xuất huyết não, viêm màng não,…
- Trẻ trải qua biến cố về tâm lý
Những đặc điểm trên chỉ là những điểm chung được thống kê từ những trẻ mắc tự kỷ chậm nói chứ không phải nguyên nhân cụ thể được công bố của những trẻ tự kỷ bại não. Tùy vào thể trạng và hoàn cảnh của từng trẻ sẽ có những nguyên nhân khác nhau, vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc tự kỷ chậm nói, bố mẹ nên cho trẻ đến những cơ sở, trung tâm y tế để được xác định nguyên nhân chính xác.
Biểu hiện trẻ tự kỷ chậm nói
Nhiều mẹ nhầm lẫn trẻ chậm nói tự kỷ, trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói có biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, trẻ chậm nói chỉ là một loại chậm nói và có biểu hiện khác hoàn toàn so với trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói thông thường khác. Vì vậy, bố mẹ cần phải nắm rõ những biểu hiện của con để có thể nhận biết được con mắc tự kỷ chậm nói hay tự kỷ, chậm nói đơn thuần.
Trẻ mắc tự kỷ chậm nói thường có những biểu hiện dưới đây:
- Lên một tuổi, trẻ vẫn chưa phát âm ra thành tiếng, thường xuyên có các hành động bất thường như chỉ tay, vỗ tay, lắc lư người.
- Khi trẻ gần 1 tuổi rưỡi, trẻ vẫn chưa thể phát ra âm thanh bằng giọng nói
- Tới khi 2 tuổi, những trẻ chưa nói được câu nào hay những trẻ đã nói được nhưng chỉ nói được một từ đơn, còn nói ngọng, không rõ chữ thì vẫn có thể xếp vào chậm nói.
- Trẻ phát triển bình thường, có khả năng giao tiếp đúng với lứa tuổi, tuy nhiên sau một sự kiện thì khả năng giao tiếp của trẻ biến mất. Có thể trẻ trải qua những sự kiện như ngã, mắc bệnh sởi hoặc nằm viện trong thời gian dài khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ bị hạn chế.
- Trẻ chỉ thích chơi một mình, không thích giao tiếp, chơi với các bạn đồng chăng lứa.
- Trẻ không thích chơi đồ chơi
- Trẻ hạn chế giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện hoặc có nhu cầu muốn làm gì đó.
- Khi mọi người gọi, trẻ có biểu hiện không trả lời, hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào biểu hiện đã nghe thấy tiếng gọi.
- Hay tập trung nhìn vào một đồ vật đang chuyển động trong thời gian dài.
- Trẻ không đòi bố mẹ bế, khi được các bố mẹ bế thì không dơ tay ra.
- Trẻ thấy khó chịu khi có người khác chạm vào người trẻ.
- Khi không vừa ý, trẻ có biểu hiện bực tức, khó chịu không kiểm soát được cảm xúc nên thường la hét, ném đồ, đập đồ thậm chí đâm đầu vào tường.
- Khi có những mùi hương lạ hoặc thấy âm thanh lạ, trẻ có biểu hiện nhạy cảm, giật mình.
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của trẻ tự kỷ chậm nói. Không phải bé nào mắc tự kỷ chậm nói cũng có những dấu hiệu trên và có thể trẻ sẽ mắc những dấu hiệu trẻ chậm nói khác những biểu hiện trên. Nếu như bố mẹ theo dõi, thấy bé nhà mình có những dấu hiệu trên hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì bố mẹ nên cho trẻ đến những trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra và đánh giá tình trạng của bé càng sớm càng tốt.
Những biện pháp trị liệu có thể can thiệp cho trẻ tự kỷ chậm nói
Trẻ tự kỷ chậm nói không thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp y khoa, trẻ cần được tập phục hồi chức năng dần để cải thiện tình trạng của mình. Trẻ chậm nói có ba loại chính, với mỗi loại sẽ được áp dụng những phương pháp trị liệu khác nhau phù hợp với nguyên nhân trẻ chậm nói, thể trạng và tốc độ phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với bất cứ loại chậm nói nào cũng sẽ được áp dụng âm ngữ trị liệu chính để can thiệp cho trẻ.
Với trẻ tự kỷ chậm nói, theo các chuyên gia trẻ nên được tác động bằng âm ngữ trị liệu kết hợp với phục hồi chức năng nhận thức. Ngoài ra, khi ở nhà bố mẹ cũng nên dành cho con nhiều thời gian để luyện nói cho trẻ chậm nói tại nhà để con tiến bộ hơn. Một số giải pháp bố mẹ nên áp dụng tại nhà để cải thiện cho trẻ tự kỷ chậm nói.
Chơi với con nhiều hơn
Hiện nay có nhiều gia đình càng ngày càng dành ít thời gian chơi với con ở nhà. Tuy nhiên, nếu như trẻ được áp dụng âm ngữ trị liệu mà ở nhà không có bố mẹ giao tiếp, dành thời gian chơi với con thì rất khó để trẻ có thể cải thiện tình trạng giao tiếp của mình.
Bố mẹ nên giao tiếp với con hàng ngày, đặc biệt nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời để con mạnh dạn hơn. Kích thích khả năng nhận thức và giao lưu của trẻ với các bạn bè cùng lứa tuổi.
Giao tiếp qua đồ vật
Trẻ chậm nói tự kỷ thường khả năng tập trung, khả năng giao tiếp của trẻ khá kém. Vì vậy, nếu như giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ thông thường thì rất khó để trẻ tiếp thu và giao tiếp lại được.
Giao tiếp với trẻ qua các đồ chơi trẻ thích, qua sách báo hoặc tấm thẻ là cách được nhiều người áp dụng khi giao tiếp với trẻ. Bố mẹ có thể gọi tên đồ vật, hóa thân và giao tiếp cùng đồ vật để con có hứng thú giao tiếp theo.
Nói những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản
Trẻ chậm nói tự kỷ có khả năng nhận thức không cao, nếu như khi giao tiếp với trẻ bố mẹ sử dụng những câu nói dài, từ ngữ phức tạp khó hiểu với tốc độ nói nhanh thì rất khó trẻ có thể hiểu được bố mẹ nói gì.
Bố mẹ nên nói những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ dễ dàng tiếp thu được. Khi hiểu được bố mẹ nói gì, sẽ kích thích não bộ của trẻ, có thể sẽ kích thích luôn dây thần kinh giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Khuyến khích động viên bé tập nói
Ngay từ khi con bắt đầu có nhận thức, bố mẹ nên trò chuyện với con hàng ngày và khuyến khích con tập nói bằng cách chỉ vào các tấm bảng có chữ để trẻ đọc theo hoặc hát cho trẻ nghe để trẻ có thể hát theo.
Việc này còn khiến cho trẻ có thể đa dạng vốn từ ngữ của trẻ và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể nói ngay lập tức khi bố mẹ vừa dạy, đặc biệt là những trẻ tự kỷ chậm nói. Vì vậy nếu như không thấy con có dấu hiệu nhận biết và giao tiếp thì bố mẹ cũng nên nhẹ nhàng không nên mắng con, điều đó sẽ khiến cho não bộ của trẻ bị kích thích và tình trạng của trẻ trầm trọng hơn.
Không giúp đỡ trẻ khi vừa gặp khó khăn
Bố mẹ nên đưa ra các yêu cầu nhỏ cho con để con thực hiện, việc này sẽ giúp trẻ phải động não, kích thích trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên với những trẻ tự kỷ chậm nói thường rất khó để đưa ra yêu cầu vì vậy bố mẹ cần thuyết phục con bằng những thứ con thích.
Nếu như trẻ không xử lý được yêu cầu của bố mẹ thì nên để trẻ xử lý trong vòng vài giây để con có thể vận dụng trí não để xử lý vấn đề. Có thể khi không thể xử lý được, bé cần sự trợ giúp, bé sẽ phát ra âm thanh. Bố mẹ nên lưu ý không nên để con tự xử lý vấn đề quá lâu vì trẻ tự kỷ chậm nói có biểu hiện sẽ nổi giận, không kiểm soát được bản thân khi không vừa ý. Khi đó bố mẹ nên hướng dẫn con cách xử lý.
Trên đây là những thông tin chi tiết về trẻ tự kỷ chậm nói để các bố mẹ có thể tham khảo. Hy vọng với nội dung có trong bài viết trên bố mẹ sẽ bổ sung được thêm các thông tin về tình trạng của trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bài viết, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất.