Trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa có thể là những dấu hiệu bất thường của những hội chứng liên quan tới chậm nói, rối loạn ngôn ngữ… Như vậy, khi con có những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp sớm.
Bình thường hay bất thường khi trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa
Ngôn ngữ của trẻ có thể thay đổi theo từng mốc phát triển của trẻ. Tuy nhiên vấn đề trẻ nói nhiều nhưng lại không có nghĩa lại khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không hiểu đó là bình thường hay bất thường.
Và điều này có thể được lý giải như sau:
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là điều bình thường |
|
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là bất thường |
|
Với những trẻ nói nhiều không rõ nghĩa chỉ xuất hiện ở giai đoạn nhất định thì điều đó là hoàn toàn bình thường và trẻ có thể được cải thiện sau khi lớn lên cùng với sự rèn luyện của bố mẹ.
Còn với những trường hợp trẻ nói không rõ nghĩa và nói nhiều không chủ đích thì đó rất có thể trẻ đang có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ mà bố mẹ cần phải đưa trẻ đi kiểm tra và có các phương pháp can thiệp sớm để có thể giúp trẻ cải thiện và phát triển tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nói nhiều nhưng không rõ mắc rối loạn ngôn ngữ
Trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ thường biểu hiện rất rõ bởi các dấu hiệu sau:
- Trẻ thường nói những câu khó hiểu
- Thường xuyên đảo lộn câu từ như: con mèo thành mòn ceo, con chó thành chón ceo…
- Khả năng tập trung của trẻ kém
- Khả năng nắm bắt thông tin kém ngay cả khi trao đổi trực tiếp hoặc bé đọc sách
- Trẻ thường không thích giao tiếp với người lạ
- Trẻ chỉ hiểu được nghĩa thực mà không hiểu được ẩn ý của người nói
Ngoài ra với những bé mắc rối loạn ngôn ngữ thì bé gặp khó khăn cả về vấn đề nói và viết. Điều này khiến trẻ không thể giao tiếp tốt được với mọi người vì mọi phương tiện giao tiếp đều đang trở thành rào cản với trẻ.
Ảnh hưởng của chứng rối loạn ngôn ngữ tới tương lai của trẻ
Trẻ nhỏ sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc và nguyện vọng của mình để giao tiếp với mọi người. Nhưng nếu trẻ mắc phải hội chứng rối loạn ngôn ngữ hay cụ thể là trẻ nói nhiều nhưng không rõ thì vấn đề ngôn ngữ của trẻ đang khiến trẻ có một rào cản lớn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Trong đó, đa số các trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ đều gặp phải tình trạng:
Khó khăn trong việc giao tiếp
Trẻ khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ sẽ khiến cho việc giao tiếp của trẻ gặp nhiều trở ngại. Bởi vì khi trẻ nói nhưng người khác không thể hiểu được mong muốn mà trẻ để đáp ứng và ngược lại trẻ cũng không thể hiểu người khác đang nói gì
Kết quả học tập không cao
Đối với những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thì việc dùng ngôn ngữ đã là một giao cản khiến trẻ khó khăn khi tiếp xúc với giáo viên. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin kém, không thể tập trung khi ngồi học hay không nghe hiểu cô giáo giảng… đều là những vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới việc tiếp nhận kiến thức của trẻ và kéo theo việc trẻ sẽ khó có thể đạt được kết quả học tập cao.
Kết bạn khó khăn
Việc giao tiếp bình thường đã là vấn đề lớn khiến cho trẻ khó khăn trong việc kết giao với bạn bè trong quá trình học tập và vui chơi.
Bên cạnh đó trẻ cũng thường có xu hướng chơi một mình nhiều hơn cũng như ngại giao tiếp với người khác nên thời gian để trẻ có thể tiếp xúc với những người khác cũng bị hạn hẹp. Điều đó khiến cho trẻ ít có cơ hội để giao tiếp với bên ngoài và kết bạn.
Dễ có nguy cơ biến chứng sang các bệnh lý khác
Trẻ chậm ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ do bị cản trở về việc giao tiếp nên trẻ thường bị rào cản tâm lý rất nhiều. Điều đó không những khiến trẻ khó cải thiện tình trạng chậm nói mà còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tự kỷ, trầm cảm, bệnh tâm lý…
Lời khuyên của chuyên gia khi gia đình có trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa có thể chỉ diễn ra ở một giai đoạn nhất định sau đó sẽ được cải thiện hơn khi trẻ lớn lên và tích lũy nhiều hơn về vốn từ. Nhưng với những trẻ sau giai đoạn tập nói mà vẫn mắc tình trạng này thì vấn đề đó cần được can thiệp sớm để cải thiện tình trạng của trẻ. Vì vậy theo các chuyên gia khi gia đình có con mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ bố mẹ nên cho con áp dụng các phương pháp can thiệp cho trẻ phù hợp để cải thiện vấn đề này càng sớm càng tốt.
Ngoài việc can thiệp cho trẻ bằng phương pháp phục hồi chức năng thì bố mẹ có thể tạo cho trẻ những môi trường rèn luyện tốt nhất như: các trung tâm phục hồi chức năng, các trường chuyên biệt… Đặc biệt là hãy dành nhiều thời gian hơn ở bên con để cùng con đồng hành và con cũng an tâm hơn khi rèn luyện
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên để tìm hiểu chính xác thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bởi các chuyên gia để được kiểm tra và được ra các giải pháp can thiệp tốt nhất.