Trẻ Không Nói Chuyện Với Người Lạ Do Tính Cách Hay Bệnh Lý?

Trẻ không nói chuyện với người lạ là một trong những biểu hiện thường thấy với những trẻ nhút nhát. Tính cách này cần được cải thiện, nếu như để trẻ nhút nhát trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh lý về tâm lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây. 

trẻ không nói chuyện với người lạ
Trẻ lo sợ, hoảng loạn khi nói chuyện cùng người lạ là tính cách cần cải thiện

Trẻ không nói chuyện với người lạ do đâu?

Theo các chuyên gia đánh giá, trẻ không nói chuyện với người lạ bắt nguồn từ tính cách của trẻ. Hầu hết những trẻ không nói chuyện với người lạ thuộc hai nhóm đối tượng chính là trẻ nhút nhát, sợ hãi và trẻ em chậm nói. Đây là hai nhóm trẻ có tỷ lệ ngày càng tăng hiện nay.

Trẻ không nói chuyện với người lạ do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ ngại tiếp xúc với người lạ

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trẻ không nói chuyện với người lạ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến, thậm chí có thể do trẻ đang mắc một bệnh về tâm lý.

Do tính cách của trẻ

Trẻ không nói chuyện với người lạ được xác định nguyên nhân chính là phổ biến là do phụ thuộc vào tính cách từ khi sinh ra của trẻ. Vì vậy, nhiều cha mẹ chủ quan, không cải thiện cho con khiến cho cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng.

Trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là những trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ kém hơn so với độ tuổi. Ngược lại, trẻ không tiếp xúc với người lạ cũng là một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói. Trẻ thường có dấu hiệu như nói không rõ chữ, không phản ứng với tiếng động, không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là người ngoài.

Do tính cách của trẻ
Không có nhu cầu giao tiếp với người lạ có thể do trẻ chậm nói

Mặc dù không phải bệnh lý nhưng chứng chậm nói ở trẻ cần được can thiệp sớm bằng âm ngữ trị liệu để cải thiện tình trạng này. Nếu như không trị liệu cho trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ.

Trẻ nhút nhát

Trẻ không nói chuyện với người lạ là một trong những biểu hiện đặc trưng của trẻ nhút nhát. Trẻ thường có dấu hiệu rụt rè, lo lắng nên thường sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ vì vậy cũng hạn chế giao tiếp với họ.

Trẻ nhút nhát
Không giao tiếp với người lạ cũng là một trong những biểu hiện của trẻ nhút nhát

Tính cách nhút nhát của trẻ có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ nếu như trẻ không được hỗ trợ bởi bố mẹ hoặc các nhà chuyên môn về tâm lý. Ngoài ra, trẻ còn có thể dẫn đến những biến chứng như chậm nói, tự kỷ, trầm cảm,…nếu như tình trạng này tiếp tục kéo dài.

Do trẻ mắc bệnh lý

Theo các nhà chuyên môn, trẻ không nói chuyện với người lạ cũng có thể do trẻ mắc các bệnh về tâm lý. Những trẻ này cần được phục hồi chức năng kịp thời để tránh để lại những hệ luỵ không tốt về sau.

Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ là một trong những bệnh lý liên quan đến não bộ, nhận thức của trẻ. Những trẻ này thường có biểu hiện thích thu mình lại, thiếu kỹ năng giao tiếp, không thích nói chuyện với người lạ,..

Do trẻ mắc bệnh lý
Trẻ không nói chuyện với người lạ có thể do trẻ mắc bệnh tự kỷ

Nếu như trẻ không muốn nói chuyện với người lạ là do mắc bệnh lý thì đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời về nhận thức tại các trung tâm phục hồi chức năng. Mặc dù chưa có minh chứng cho rằng chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ nhưng trẻ sẽ được cải thiện tình trạng nếu như trị liệu sớm nhất.

Trẻ trầm cảm

Trẻ trầm cảm cũng là một trong những bệnh lý trẻ nhỏ mắc phải có dấu hiệu không muốn giao tiếp với người lạ. Đây là bệnh lý nhiêu trẻ em hiện nay mắc phải và dẫn đến những hệ luỵ không mong muốn xảy ra. Trẻ thường thu mình lại, không giao tiếp với bất cứ ai kể cả là bố mẹ, những người thân. Trẻ không có xu hướng muốn kết bạn và chỉ chơi một mình trong phòng.

Trẻ trầm cảm
Trẻ trầm cảm thường thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai

Trẻ trầm cảm sẽ biểu hiện ra một số biểu hiện để trẻ có thể nhận ra, tuy nhiên bố mẹ cần để ý đến con vì khi trẻ đã xuất hiện những dấu hiệu có thể nhận biết thì điều đó cũng chứng tỏ tình trạng trầm cảm của trẻ nghiêm trọng.

Trẻ mắc rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một trong những bệnh lý về nỗi sợ hãi, lo lắng mọi lúc và khả năng giao tiếp xã hội cũng hạn chế hơn so với độ tuổi. Trẻ thường có xu hướng không thích đến những nơi đồng người, không phát biểu giữa đám đông. Trẻ thường có những nỗi sợ không đáng có xung quanh cuộc sống.

Trẻ mắc rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu có thể là một trong những bệnh lý khiến trẻ hạn chế giao tiếp

Bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu này cần cho trẻ tới gặp nhà chuyên môn tư vấn để được đưa ra các phương pháp dạy trẻ nhút nhát phù hợp. Nếu như trẻ rối loạn lo âu quá lâu có thể dẫn đến stress, có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Trẻ mắc ám ảnh xã hội

Nhiều người thường nhầm lẫn ám ảnh xã hội với rối loạn xã hội nhưng đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. So với rối loạn lo âu thì trẻ mắc ám ảnh xã hội không có những nỗi sợ vô lý nhưng lại không thích những nơi đông người, không thích giao tiếp với những người không quen, run rẩy, tim đập nhanh khi đi ra chỗ đông người, bé hay la hét,…

Trẻ mắc ám ảnh xã hội
Chứng ám ảnh xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm lý không muốn giao tiếp của trẻ

Hầu hết bệnh lý này xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành trở lên nhưng theo số liệu thống kê có nhiều trẻ nhỏ cũng mắc phải bệnh lý này. Đây là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh của trẻ nên cần được can thiệp sớm.

Do các yếu tố môi trường tác động

Không phải bất cứ trẻ nào không nói chuyện với người lạ cũng là xuất hiện từ khi trẻ vừa trào đời hoặc do trẻ mắc bệnh lý. Theo nghiên cứu, những tác động từ các yếu tố môi trường cũng là nhóm nguyên nhân lớn khiến cho trẻ không có nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là với người lạ.

Trẻ được bố mẹ bao bọc quá mức

Đây là nguyên nhân nhiều gia đình hiện nay mắc phải. Nhiều phụ huynh giữ con, lo sợ con ra ngoài đường sẽ gặp những tổn thương do xã hội mang lại do trẻ đang còn quá bé. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm, dần khiến cuộc sống của trẻ bị ảnh hưởng.

Do các yếu tố môi trường tác động
Khi được bao bọc quá mức, tính cách của trẻ sẽ nhút nhát hơn so với lứa tuổi

Sự bọc bọc quá mức của bố mẹ sẽ khiến cho trẻ không được tiếp xúc với xã hội, không được làm quen với những điều mới lạ, hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ và trẻ chậm nói hay ăn vạ khi không vừa ý điều gì đó. Cũng vì vậy mà trẻ thường lo lắng, hoảng sợ khi giao tiếp với những người không quen.

Trẻ ảnh hưởng từ người thân

Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng tính cách bởi những người xung quanh. Nếu như trẻ sống cùng người thân có tính cách nhút nhát hoặc mắc bệnh liên quan đến tâm lý lâu, có thể tính cách của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Việc tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với người rụt rè sẽ khiến tính cách trẻ ảnh hưởng. Vì vậy, môi trường sống của con là một điều vô cùng cần thiết và bố mẹ nên tạo cho con điều kiện sống thoải mái nhất để con được phát triển đúng với lứa tuổi.

Trẻ tổn thương tâm lý từ nhỏ

Khi còn nhỏ, có thể trẻ trải qua những tổn thương về tâm lý như: người thân mất, gặp tai nạn, bị đánh đập, bạo hành,…khiến cho trẻ ám ảnh, sợ hãi không muốn tiếp xúc gần với ai.

Trẻ tổn thương tâm lý từ nhỏ
Trẻ không muốn nói chuyện với người lạ có thể do từ bé gặp phải tác động tâm lý

Những tổn thương tâm lý của trẻ không thể có thể mất đi nhanh chóng, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp nhà chuyên môn tâm lý để được tư vấn những phương pháp can thiệp cho trẻ. Trẻ tổn thương tâm lý, sợ hãi quá lâu có thể dẫn đến trầm cảm, tự kỷ thậm chí những hậu quả không mong muốn khác.

Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng cần được trau dồi để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không để ý tới vấn đề này của con nên thường chỉ bắt con học trên sách vở khiến cho con không biết cách để giao tiếp với người lạ.

Trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp của trẻ ảnh hưởng nhiều đến khả năng giao tiếp của trẻ

Kỹ năng giao tiếp có thể cải thiện dần, tuy nhiên bố mẹ nên cho trẻ can thiệp sớm nhất để trẻ dễ dàng tiếp thu hơn khi trẻ lớn lên. Trẻ được bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp không chỉ cải thiện khả năng giao tiếp mà còn cải thiện những kỹ năng quan trọng khác cần có.

Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều

Theo số liệu thống kê được, hầu hết những trẻ em xem tivi, điện thoại quá nhiều đều giảm nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh. Trẻ thường tập trung tâm trí để xem điện thoại nên thường không để ý đến những thứ xung quanh, trong đó có nhu cầu giao tiếp.

Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều
Xem tivi điện thoại quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ ít giao tiếp

Trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều có thể sẽ để lại những hệ luỵ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, vì vậy bố mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử và mạng internet. Nếu như phát hiện con có dấu hiệu bất thường về tâm lý nên cho con can thiệp luôn vì có thể hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở việc trẻ không nói chuyện với người lạ mà có thể nguy hiểm hơn.

Bố mẹ có nên cho con tiếp xúc với người lạ?

Giao tiếp là một cách để trẻ có thể trao đổi và nhận thông tin, kiến thức. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi cho con tiếp xúc với người ngoài sẽ là mối nguy hiểm đối với con. Suy nghĩ đó không sai nhưng có thể sẽ khiến cho cuộc sống của trẻ bỏ lỡ đi nhiều cơ hội đáng giá.

Trẻ có nên giao tiếp với người lạ không?
Trẻ giao tiếp với nhiều người giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Khi trẻ được giao tiếp với những người xung quanh, kể cả người quen lẫn người lạ, trẻ sẽ nhận lại được rất nhiều lợi ích như:

  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
  • Giúp trẻ thích nghi hơn với môi trường và các kỹ năng mềm khác
  • Thúc đẩy trẻ vận động tư duy
  • Cải thiện tình trạng trẻ rụt rè, nhút nhát giúp trẻ mạnh dạn hơn
  • Giúp trẻ tiếp thu những kiến thức mới mẻ
  • Giúp trẻ kết nối thêm được với nhiều bạn mới
trẻ không nói chuyện với người lạ
Trẻ nói chuyện với người lạ sẽ giúp trẻ trau dồi kiến thức và khả năng giao tiếp

Mặc dù giao tiếp với những người xung quanh mang lại cho trẻ những kỹ năng cũng như kiến thức bổ ích nhưng việc đó không đồng nghĩa với việc bố mẹ vẫn phải cảnh giác khi trẻ giao tiếp với người lạ. Chỉ nên cho trẻ giao tiếp với những người bạn bố mẹ đã quen. Nên lựa chọn đối tượng trẻ giao tiếp để đảm bảo sự an toàn của con.

Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn hơn trước đám đông

Trẻ không muốn nói chuyện với người lạ chủ yếu là xuất phát từ tích cách của trẻ, có thể cải thiện dần nếu như có sự đồng hành cùng bố mẹ. Tuy nhiên nếu như trẻ có biểu hiện trên không phải do xuất phát từ tính cách mà do mắc bệnh lý thì bố mẹ cần kết hợp cho trẻ can thiệp tại các trung tâm phục hồi chức năng để trị liệu cho trẻ.

Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân trẻ không nói chuyện với người lạ sẽ có những biện pháp riêng giúp trẻ cải thiện tình trạng.

Đưa trẻ tới trung tâm phục hồi chức năng

Những trẻ không nói chuyện với người lạ do mắc bệnh liên quan đến tâm lý là những đối tượng cần phải được can thiệp sớm nhất. Theo các chuyên gia, hầu hết những bệnh lý gây ra biểu hiện đó là do tâm lý, hệ thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng.

Các biện pháp xử lý trẻ không nói chuyện với người lạ
Bố mẹ có thể đưa con đến các trung tâm phục hồi chức năng để được trị liệu

Bố mẹ nên cho con đến bệnh viên để được xác định chính xác bệnh mà trẻ đang mắc phải, sau đó kết hợp cho con can thiệp về nhận thức tại các trung tâm phục hồi chức năng để giúp con tiến bộ. Nếu như để trẻ kéo dài bệnh lý có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Theo các nhà chuyên môn, những trẻ cần can thiệp về nhận thức, âm ngữ trị liệu sẽ không thể khỏi bệnh luôn mà trẻ cần có thời gian để cải thiện. Tuỳ thuộc vào thể trạng, khả năng nhận thức của trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiến bộ của trẻ.

Cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là điều tất yếu không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần được học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Bố mẹ nên cho con học các lớp kỹ năng mềm về giao tiếp. Có thể con khả năng giao tiếp của con hạn chế, con không biết cách bắt chuyện nên con không giao tiếp với những người xung quanh.

Cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng mềm
Tham gia học kỹ năng mềm sẽ giúp con có nhiều kiến thức hơn

Khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng giao tiếp, trẻ sẽ tự tin hơn để trò chuyện cùng những người xung quanh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên áp dụng với nhóm trẻ không nói chuyện với người lạ là do tính cách và ảnh hưởng từ môi trường.

Ngoài kỹ năng giao tiếp thì bố mẹ cũng nên bổ sung cho con các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng phản biện, kỹ năng quản lý thời gian để con áp dụng vào cuộc sống của con. Thiếu những kỹ năng mềm quan trọng, con sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Động viên trẻ chia sẻ nỗi sợ của bản thân

Trẻ không nói chuyện với người lạ là do nhiều nguyên nhân dẫn đến, đôi khi không phải bố mẹ nào cũng biết nguyên nhân khiến con như vậy, điều gì khiến con sợ hãi để chia sẻ với con. Bố mẹ chia sẻ, phân tích nỗi sợ cùng con sẽ khiến con có cảm giác được chia sẻ, tin tưởng hơn.

Động viên trẻ chia sẻ nỗi sợ của bản thân
Bố mẹ nên động viên để con chia sẻ và cùng con giải quyết nỗi sợ

Việc trẻ được chia sẻ những nỗi sợ của mình cũng là một cách giúp trẻ được giải toả những nỗi lo trong lòng. Bố mẹ sẽ như một người bạn với con, đồng hàng cảm thông và khích lệ con cố gắng để vượt qua nỗi sợ. Vì đây là những biểu hiện về mặt tâm lý nên bố mẹ cần nhẹ nhàng với con.

Tuyệt đối không nổi nóng, cáu giận với những lí do con sợ hãi hoặc coi thường nỗi sợ của con là bé. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ càng sợ hãi hơn và thu mình lại với thế giới bên ngoài. Có thể khiến trẻ mắc phải những bện về mặt tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá là cách nhiều bậc phụ huynh hay làm để con được mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông. Với những hoạt động ngoại khoá sẽ giúp trẻ được cải thiện rất nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và tìm kiếm được những người bạn mới.

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá
Tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ mạnh dạn hơn

Khi được tiếp xúc với nhiều người lạ, trẻ sẽ dần cải thiện tình trạng sợ hãi. Cách này không chỉ áp dụng được với trẻ không bắt chuyện với người lạ mà còn có thể áp dụng với trẻ chậm nói, tự kỷ, trầm cảm, bại não,..

Tuy nhiên, nếu như trẻ không muốn tham gia, bố mẹ chỉ động viên con, không nên ép buộc, bắt ép con tham gia sẽ khiến con có những ác cảm không hay về hoạt động ngoại khoá và tình trạng của con có thể sẽ nghiêm trọng hơn.

Trẻ không muốn nói chuyện với người là do nhiều nguyên nhân dẫn đến, tuy nhiên với bất cứ nguyên nhân nào bố mẹ cũng nên quan tâm, tiến bộ cùng con. Trên đây là những thông tin chi tiết về biểu hiện của trẻ, hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ và có biện pháp phù hợp để con có thể lấy lại sự tự tin. Nếu thấy bài viết hữu ích, cùng chia sẻ đến người thân và bạn bề để mọi người cùng nắm được bố mẹ nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận