Trẻ diễn đạt kém khiến cho việc giao tiếp của trẻ gặp khó khăn và vấn đề giao tiếp cũng bị cản trở. Bên cạnh đó tình trạng diễn đạt kém nếu kéo dài sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti và lười nói lâu dần trẻ sẽ mất dần khả năng sử dụng ngôn ngữ. Để hiểu hơn về dấu hiệu này bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Trẻ diễn đạt kém có nguy hiểm không?
Trẻ diễn đạt kém nếu trẻ đang trong giai đoạn học nói thì đó là điều hoàn toàn bình thường bởi vì khi đó trẻ mới đang bắt đầu làm quen với ngôn ngữ và vốn từ của trẻ còn ít. Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy tình trạng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ vẫn chậm hơn mốc phát triển bình thường sau khoảng 2 tuổi thì đó lại là điều đáng báo động.
Bởi vì sau khoảng 2 đến 3 tuổi thì khả năng ngôn ngữ và vốn từ của trẻ đã nhiều hơn, trẻ cũng có thể nói những câu đơn giản và giao tiếp được với bố mẹ tốt hơn. Nhưng nếu tại thời điểm này trẻ vẫn chỉ nói được những từ đơn giản hoặc gặp khó khăn trong việc diễn đạt thì bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra vì trẻ có thể đang mắc phải hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Và nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm đúng trong giai đoạn vàng phát triển trước năm 3 tuổi của con thì có thể trẻ sẽ được cải thiện và có khả năng phục hồi ở mức độ tốt nhất. Thậm chí có những trẻ khi được phát hiện và can thiệp sớm trẻ còn có thể cải thiện và phát triển ngôn ngữ đạt được mốc phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng diễn đạt kém
Trẻ mắc chứng diễn đạt kém, trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ… cho tới nay vẫn chưa tìm được một nguyên nhân cụ thể nào có thể tác động tới vấn đề này của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khi thăm khám, kiểm tra và tìm hiểu cội nguồn của vấn đề gây nên tình trạng trẻ diễn đạt kém từ phía các bậc phụ huynh thì các chuyên gia đều đưa ra chung một kết luận đó là: Hầu hết các bé mắc hội chứng diễn đạt kém đều bị tác động bởi những yếu tố sau:
Thời gian trò chuyện giữa trẻ và bố mẹ không đủ nhiều
Trẻ đang trong độ tuổi học nói nếu được sống trong một môi trường có khả năng giao tiếp tốt chẳng hạn như bố mẹ, ông bà hoạt bát và có nhiều anh chị em thì khả năng giao ti ếp và sử dụng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại khi công việc và mọi mối quan hệ xã hội khiến cho khoảng cách giữa gia đình và những đứa trẻ bị hạn chế hơn về thời gian trò chuyện thì tình trạng trẻ chậm nói, diễn đạt kém hay rối loạn ngôn ngữ lại càng nhiều hơn.
Sở dĩ như vậy bởi trẻ không có nhiều thời gian để được học hỏi ngôn ngữ từ chính những người thân bên cạnh và cũng không được cùng đồng hành khi trẻ học nói. Do đó trẻ không có cơ hội để tiếp xúc với ngôn ngữ và dần trẻ trở nên lười nói, ngại giao tiếp và không muốn học hỏi những ngôn ngữ giao tiếp mới.
Trẻ được tiếp xúc sớm và nhiều với các thiết bị điện tử
Đa số các gia đình hiện nay đều cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm và đó là điều khiến cho trẻ không có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người. Trong khi đó khi trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử lại chỉ nhận được thông tin phản hồi từ một chiều nên trẻ cũng không thể tương tác lại bằng ngôn ngữ.
Cuối cùng, đa số những trẻ sau khi tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử đều không còn có nhu cầu giao tiếp bởi trẻ bị đam mê vào các thông tin trong thiết bị điện tử và chăm chú vào các thông tin đó mà không cần phải sử dụng tới ngôn ngữ giao tiếp. Điều đó khiến cho trẻ gặp phải rào cản về ngôn ngữ lâu dần mất đi khả năng sử dụng ngôn ngữ và luôn phát triển chậm hơn so với mốc bình thường.
Trẻ gặp phải các bệnh lý dị tật bẩm sinh
Theo một số nghiên cứu thì những trẻ mang trong mình những dị tật bẩm sinh như: suy giảm thính giác hay các dị tật liên quan tới vòm miệng đều gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và truyền đạt ngôn ngữ. Do đó với những trường hợp này bé cần được kiểm tra để tìm ra được mấu chốt của vấn đề và có hướng can thiệp sớm nhất trong giai đoạn vàng phát triển ( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của trẻ để không làm lỡ mất cơ hội phát triển, học tập của trẻ.
Trẻ có cấu trúc não bộ bị tổn thương
Với những trẻ gặp các vấn đề liên quan tới não bộ như: trẻ tự kỷ, bại não, trẻ bị tổn thương não sau sinh… thì trẻ cũng sẽ thường bị cản trở về vấn đề sử truyền đạt ngôn ngữ. Lý do là não bộ không thể điều khiển tốt việc nhận thức cũng như truyền tải thông tin mà trẻ mong muốn. Do đó trẻ thường sẽ khó thể diễn đạt được ý muốn và nếu có thì cần phải mất khoảng thời gian lâu để truyền đạt nhưng thông tin thường đứt đoạn không rõ ràng và người tiếp nhận cũng không hiểu được ý của trẻ.
Hệ quả của việc diễn đạt kém nếu không được can thiệp sớm
Rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc con diễn đạt kém chỉ là trong giai đoạn ngắn và sẽ tự mất đi nên không đáng lo ngại. Sự thật thì trẻ đúng là có một giai đoạn như vậy nhưng chỉ là giai đoạn đầu khi học nói còn sau đó chỉ cách vài tuần là trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt khi vốn từ trẻ được học hàng ngày càng ngày càng tăng cao.
Bởi vậy, việc quan sát con là chưa đủ mà bố mẹ cần phải xác định được trẻ đang diễn đạt kém là do vấn đề trẻ mới tiếp nhận ngôn ngữ hay trẻ đang gặp phải vấn đề gì khác khiến khả năng dùng ngôn ngữ bị hạn chế.
Bởi vì, tình trạng trẻ bị mắc hội chứng diễn đạt kém nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gặp phải rất nhiều hệ luỵ như:
- Hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ
- Trẻ thường có kết quả học tập giảm sút do vấn đề truyền đạt gặp rào cản
- Khả năng giao tiếp và kết bạn của trẻ gặp khó khăn
- Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm nhưng không can thiệp sẽ khiến khả năng phục hồi mất nhiều thời gian và có thể khó bình phục
- Trẻ bị kìm hãm những sở trường vì không có cơ hội phát huy
Bố mẹ nên làm gì khi bé mắc chứng diễn đạt kém
Trẻ diễn đạt kém, trẻ nói nhiều nhưng không rõ khiến cho trẻ mất đi nhiều cơ hội để phát triển bản thân nhất là khi rào cản ngôn ngữ khiến cho trẻ không thể giao tiếp với những người xung quanh. Do đó khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường về việc sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt kém thì bố mẹ cần phải làm ngay những việc sau:
Kiểm tra sức khoẻ tổng thể cho trẻ
Trong tất cả mọi trường hợp khi trẻ có những dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ bất thường bố mẹ đều cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra. Việc thăm khám không chỉ giúp cho các chuyên gia xác định được vấn đề của trẻ mà còn tìm được hướng giải quyết nhanh nhất và tốt nhất cho trẻ để trẻ có cơ hội phục hồi tốt nhất
Thực hiện theo phác đồ mà các chuyên gia đã nêu ra
Sau khi trẻ được kiểm tra sẽ được các chuyên gia đưa ra những phác đồ can thiệp tuỳ vào mức độ mà trẻ đang gặp phải có thể là can thiệp âm ngữ trị liệu để giúp con cải thiện khả năng nói hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để giúp con cải thiện toàn diện…Trong đó bố mẹ cần phải thực hiện đúng những hướng dẫn mà chuyên gia chỉ ra để có thể hỗ trợ con thực hiện và cải thiện tốt nhất.
Đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc đồng hành cùng con
Sự quan tâm của bố mẹ cũng như mọi người thân trong gia đình luôn cần thiết với quá trình can thiệp hỗ trợ trẻ diễn đạt kém. Vì vậy, bố mẹ luôn cần phải dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng con, đọc sách hay cùng con đi chơi để tăng khoảng thời gian ở bên gia đình của bé và cùng với đó gia đình cũng sẽ hỗ trợ trẻ tiếp xúc với những vốn từ mới.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải chú ý hơn tới vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có đầy đủ dưỡng chất và thể chất hỗ trợ cho trẻ trong quá trình rèn luyện. Tóm lại thì bố mẹ luôn cần phải ở cạnh bé để cùng còn rèn luyện vì bố mẹ là nguồn động lực lớn nhất khiến cho trẻ có đủ tự tin để vượt qua mọi khó khăn và cải thiện tốt tình trạng diễn đạt ngôn ngữ kém.
Chắc hẳn, đọc tới đây bố mẹ đã biết được trẻ diễn đạt kém có nguy hiểm không và nên làm gì. Nếu trường hợp bố mẹ vẫn khó khăn trong việc hỗ trợ can thiệp cho trẻ thì hãy luôn hỏi ý kiến của các chuyên gia để nhận được lời khuyên tốt nhất. Đặc biệt là bố mẹ hãy cùng đồng hành với con trong suốt chặng đường để cùng còn rèn luyện và cải thiện để đạt được mốc phát triển tối ưu nhất nhé.