Trẻ đi nhón chân có thể là do trẻ đang trong giai đoạn tập đi và sẽ dần hoàn thiện để đi bình thường bằng cả bàn chân khi trẻ đi vững hơn. Nhưng nếu trẻ lên 2 tuổi mà vẫn có những dấu hiệu đi nhón chân và kèm cả chậm nói thì đó có thể là dấu hiệu bất thường có thể do chứng tự kỷ ở trẻ. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về dấu hiệu bé đi nhón chân và chậm nói thì bố mẹ đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay của chúng tôi nhé.
Trẻ đi nhón chân và chậm nói có nguy hiểm không?
Tình trạng đi nhón chân thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn đầu mới tập đi ( từ 15 tháng đến dưới 2 tuổi) và đó là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường bởi thời điểm này trẻ đi chưa vững nên khả năng điều khiển bàn chân của trẻ chưa thể ổn định và chuẩn như người trưởng thành.
Cho nên sau thời gian khoảng 2 tuổi đa số các bé sẽ có thể đi bằng cả bàn chân để di chuyển và có những bước đi vững chắc hơn để dần hoàn thiện dáng đi như người trưởng thành trong các giai đoạn phát triển phía sau.Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn có dấu hiệu đi nhón chân và kèm thêm cả chậm nói sau khi trẻ đã vượt qua mốc 2 tuổi thì đó lại là vấn đề bất thường mà bố mẹ cần phải chú ý và đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để nắm được tình trạng mà trẻ đang gặp phải.
Lý do là vì: khi bước vào giai đoạn 2 tuổi thì trẻ đã có thể nói những câu đơn giản và đã biết cách sử dụng chân để di chuyển một cách thuần thục. Còn với những trẻ sau 2 tuổi có những biến đổi bất ổn nhất là vấn đề về chậm nói và đi nhón chân thì theo các chuyên gia đây là một cảnh báo nguy hiểm mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Bởi vì, những dấu hiệu đó cũng thường xuất hiện ở những bé gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như: trẻ tự kỷ, bại não…. Ngoài ra đó cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải những khó khăn trong vận động và sử dụng ngôn ngữ khiến cho một số chức năng vận động của trẻ bị kìm hãm và trẻ không thể nói được dễ dàng cũng như đi lại bình thường như các bạn khác. Và nếu trong trường hợp mà trẻ không được phát hiện hay can thiệp sớm thì trẻ sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại cho quá trình phát triển sau này. Vì vậy bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và nhận sự hướng dẫn tốt nhất từ phía chuyên gia.
Nguyên nhân dẫn tới trẻ đi nhón chân và chậm nói
Bé chậm nói và đi nhón chân được nhiều chuyên gia nhận định là những dấu hiệu đáng lo ngại đối với trẻ trên 2 tuổi. Và một trong những lý do gây nên hội chứng trẻ chậm nói đi nhón chân chính là:
Trẻ mắc các bệnh lý thần kinh
Trẻ đi nhón chân thường xuất hiện ở trong giai đoạn trẻ tập đi nhưng cùng với đó hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ở những trẻ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý thần kinh gây nên như:
Bại não | Não bộ không thể đưa tín hiệu điều hành đến cơ quan vận động khiến cho trẻ mắc chứng rối loạn vận động |
Tự kỷ | Tật đi nhón chân thường xuất hiện ở trẻ tự kỷ bởi trẻ đi như vậy để giảm sự nhạy cảm quá mức tại bắp chân |
Loạn dưỡng cơ | Hiện tượng này khiến cơ chân của trẻ không đủ chắc để tiến hành vận động. Do đó việc vận động, đi lại đối với trẻ rất khó khăn. |
Gân gót chân ngắn | Gân gót chân hay điểm bám gân Achilles là nơi kết nối giữa gân và các cơ gót chân. Nếu khu vực này có gân quá ngắn thì khu vực gót phía sau sẽ bị căng lên và khó di chuyển |
Bàn chân bị dẹt | Bàn chân của trẻ bị thiếu khoảng lõm ở gan bàn chân nên di chuyển khó khăn. Do đó trẻ thường có xu hướng đi nhón chân để giảm cảm giác đau |
Như vậy, trong trường hợp trẻ có những bệnh lý thần kinh kể trên thì thường trẻ sẽ có kèm theo các biểu hiện lạ về hành vi của đôi chân. Trong đó tật nhón chân ở trẻ khi mắc phải các bệnh lý này được biết đến phổ biến nhất.
Do trẻ có thói quen thích đi nhón chân
Trẻ nhỏ thích khám phá và muốn tạo ra cá tính riêng của mình nên có nhiều trẻ thích thể hiện qua hành động, giọng nói nhưng cũng có nhiều trẻ lại muốn có sự khác biệt trong dáng đi. Bởi vậy trẻ thường có những dáng đi lạ như kiểu đi kiễng gót chân, vừa đi vừa nhảy…Ban đầu vấn đề này hết sức bình thường nhưng lâu dần do không được nắn chỉnh trẻ đi nhiều thành quen và trở thành một tật ở chân.
Mặc dù tật này có thể không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nhưng nó lại khiến trẻ có dáng đi không được đẹp. Bên cạnh đó khi trẻ đi nhón chân quá lâu cũng sẽ dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp khi trưởng thành bởi khi đi trọng tâm không được dồn đều lên cả bàn chân.
Phương pháp can thiệp cho trẻ chậm nói và đi nhón chân
Trẻ chậm nói đi nhón chân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường khi trẻ đang ở giai đoạn tập đi. Nhưng vấn đề sẽ trở thành nghiêm trọng nếu hiện tượng này tiếp tục tiếp diễn sau độ tuổi lên 2. Do đó, dù trẻ mắc hội chứng đi nhón chân và chậm nói không phải do bệnh lý nghiêm trọng thì trẻ vẫn cần được can thiệp để cải thiện tình trạng này.
Và dưới đây là một số phương pháp can thiệp được sử dụng khá phổ biến mà bố mẹ có thể tham khảo
Áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng
Khi trẻ cùng mắc hội chứng chậm nói thì các chuyên gia sẽ thường khuyên bố mẹ nên cho con can thiệp các phương pháp phục hồi chức năng. Cụ thể với những trẻ mắc hội chứng chậm nói và đi nhón chân sẽ cần tham gia học âm ngữ trị liệu và vật lý trị liệu.
Trong đó:
- m ngữ trị liệu: Hỗ trợ trẻ chậm nói phát âm chuẩn hơn và luyện tập cho trẻ sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. Đây cũng được coi là phương pháp tốt nhất cần can thiệp cho trẻ chậm nói
- Vật lý trị liệu: Trẻ sẽ được tập các động tác giúp kéo dãn cơ chân và bàn chân để gân chân dẻo dai hơn. Bên cạnh đó các bài tập vật lý trị liệu còn có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng vận động và duy trì sức bền cho trẻ. Nhờ đó mà khả năng giữ thăng bằng và đi lại của trẻ ít gặp khó khăn hơn
Phẫu thuật gân achilles
Với những trẻ trên 5 tuổi khi bắp và cơ chân đã phát triển và cứng lại thì trẻ cần phải làm phẫu thuật để kéo dài gân achilles. Đây là khu vực gân quan trọng ở khu vực gót chân để cho trẻ có thể cải thiện tận đi nhón chân do ngắn gân.
Niềng chân hoặc bó bột chân
Ngoài các phương pháp trên thì có nhiều trẻ cần phải can thiệp bằng niềng chân hoặc bó bột chân để nắn chỉnh chân của bé cố định theo hướng thẳng. Sau đó sẽ kết hợp với các bài tập để cải thiện dáng đi của bé cho tới khi bé có thể sử dụng cả bàn chân để đi lại bình thường.
Việc phát hiện trẻ đi nhón chân và chậm nói kịp thời sẽ giúp bố mẹ có những giải pháp can thiệp sớm để giúp con cải thiện và có thể phát triển đạt được mốc phát triển bình thường. Bên cạnh đó khi trẻ có bất kể các dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ, hành vi bố mẹ hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên sâu để được thăm khám và đưa ra giải pháp can thiệp sớm giúp để hỗ trợ cho con sớm được cải thiện và đạt được kết quả tốt nhất.