Trẻ chậm nói và cách điều trị cho trẻ chậm nói là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm để cải thiện tình trạng chậm nói. Hiện nay vẫn chưa chính thức có phương pháp điều trị triệt để tình trạng trẻ chậm nói, tuy nhiên theo một số chuyên gia, bố mẹ nên phục hồi chức năng âm ngữ trị liệu cho con sớm để cải thiện. Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, mời bố mẹ theo dõi bài viết dưới đây.
Có phương pháp điều trị nào cho trẻ chậm nói không?
Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có biện pháp chính thức nào được công nhận có thể điều trị triệt để tình trạng trẻ chậm nói, tuy nhiên với những trẻ có khả năng giao tiếp ngôn ngữ chậm hơn so với lứa tuổi bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng âm ngữ trị liệu cho trẻ để trẻ cải thiện tình trạng dần dần.
Trên thực tế, có rất nhiều bé cải thiện rõ rệt khả năng giao tiếp sau khi được tập âm ngữ trị liệu tại những trung tâm phục hồi chức năng. Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là hai chứng khác nhau vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng của trẻ, sẽ được các nhà chuyên môn tư vấn các bài học phục hồi chức năng phù hợp nhất với trẻ để trẻ có thể phục hồi.
Tuy nhiên, đây đều là những phương pháp phục hồi chức năng nên bố mẹ cần kiên trì cho con tập trong một thời gian dài mới có được hiệu quả, vì vậy quá trình trị liệu cho con bố mẹ cần kiên trì cùng con cố gắng để cải thiện hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời điểm vàng cho trẻ tập phục hồi chức năng âm ngữ trị liệu là dưới 3 tuổi, sau 3 tuổi khả năng cải thiện của trẻ sẽ giảm dần. Vì vậy, bố mẹ cần cho con đi tập ngay từ khi vừa phát hiện con có dấu hiệu chậm nói để có thể cải thiện tốt nhất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Có thể hỗ trợ trẻ bằng những giải pháp nào?
Mặc dù chưa có phương pháp chính thức để điều trị dứt điểm tình trạng trẻ chậm nói, nhưng không đồng nghĩa với việc trẻ nhà bạn chậm nói không có cách phục hồi. Hiện nay có rất nhiều trung tâm phục hồi chức năng với các phương pháp âm ngữ trị liệu có thể cải thiện tình trạng trẻ chậm nói. Khi bắt đầu phát hiện con có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ nên áp dụng những giải pháp dưới đây để cải thiện tình trạng cho con sớm nhất.
Đưa trẻ đi kiểm tra
Khi vừa phát hiện con bắt đầu có dấu hiệu chậm nói như: con hai tuổi chưa nói được một từ đơn hoặc bập bẹ nói, thậm chí không nói một câu nào thì bố mẹ nên cho con đi kiểm tra để nắm bắt được tình trạng của trẻ.
Chậm nói không phải là một bệnh lý có thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp y học, nên đến những trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra, nhận xét về mức độ chậm nói và trẻ chậm nói nguyên nhân tư vấn những phương án tốt nhất để trẻ có thể cải thiện.
Khi bố mẹ đưa trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng để kiểm tra thì có thể sẽ nhận được một số câu hỏi liên quan để nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói như:
- Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ
- Khả năng phát âm của trẻ
- Những cử chỉ bất thường của trẻ
- Tình trạng mũi, miệng, lưỡi của trẻ
Bố mẹ có thể lưu ý những vấn đề trên để theo dõi con ngay ở nhà trước khi đến các trung tâm phục hồi chức năng để có câu trả lời sát với tình trạng của bé nhất. Khi nắm rõ được tình trạng của bé, các nhà chuyên môn sẽ đưa ra được hướng đi tốt nhất để cải thiện tình trạng của trẻ. Tuy nhiên, thời gian cải thiện của từng trẻ là khác nhau do thể trạng của các bé, vì vậy không thể cam đoan trẻ sẽ cần tập phục hồi chức năng trong bao lâu.
Giao tiếp cho trẻ tại nhà
Bên cạnh việc cho trẻ tới các trung tâm trị liệu để cải thiện tình trạng chậm nói thì bố mẹ cũng cần giao tiếp, tập cho con những bài tập đơn giản tại nhà để giúp con cải thiện nhanh hơn. Sự đồng hành cùng bố mẹ đóng vai trò rất lớn trong quá trình con tiến bộ.
Nếu như bố mẹ chưa có nhiều kiến thức để giúp con cải thiện tình trạng chậm nói tại nhà thì có thể nghe tư vấn từ các chuyên gia trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng, ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo một số sách, vở hoặc những trang web uy tín.
Dưới đây là một số giải pháp bố mẹ nên áp dụng tại nhà cho con để cùng con cải thiện tình trạng chậm nói.
- Không bắt chước cách nói của trẻ: Nhiều bố mẹ có thói quen thấy con nói ngọng, nói lắp hay trêu con nhưng thực chất hành động này là sai lầm, càng khiến con nói như vậy nhiều hơn.
- Nhìn thẳng vào mắt trẻ khi giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp, nếu bố mẹ nhìn thẳng vào mắt trẻ tăng khả năng tương tác của mắt trẻ, kích thích trí não trẻ ghi nhớ về hoạt động giao tiếp.
- Giao tiếp chậm, rõ ràng: Bắt đầu dạy con nói với cả những trẻ chậm nói hay không chậm nói, bố mẹ nên nói những câu ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ có thể tiếp thu được nội dung giao tiếp. Nen nói chậm, ngắt câu theo nhịp kích thích phản ứng của trẻ.
- Giao tiếp qua đồ chơi: Bố mẹ có thể mua những món đồ chơi trẻ thích, sau đó giao tiếp với trẻ bằng cách đọc tên đồ vật, giao tiếp trực tiếp với đồ vật. Khi đó, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được kết nối. Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những tấm thẻ hoặc bảng có tiếng nói để trẻ học nói theo.
- Cho trẻ tự xử lý thông tin: Khi trẻ bắt đầu có nhận thức rõ rệt, bố mẹ nên đưa ra những yêu cầu nhỏ với trẻ và để cho trẻ tự xử lý thông tin trong vài giây kích thích não bộ của trẻ.
- Nói không với thiết bị điện tử: Bố mẹ không nên cho con sử dụng các thiết bị điện tử dù trẻ có chậm nói hay không. Các thiết bị điện tử sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và nhận thức của trẻ.
- Đọc sách, hát cho con: Đọc sách và hát cho con là một trong những giải pháp hữu hiệu được nhiều bố mẹ áp dụng tại nhà cho con. Khi đọc sách và nghe hát trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới hơn, kho tàng ngôn ngữ của trẻ sẽ được mở rộng.
Cho con giao lưu với các bạn
Nhiều bố mẹ khi có con bị chậm nói, thường có xu hướng hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các bạn khác. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm. Đối với những trẻ chậm nói, bố mẹ nên cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời như các trò chơi, dã ngoại với bạn bè cùng lứa tuổi.
Khi được tham gia giao lưu và giao tiếp với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ mạnh dạn hơn, thúc đẩy khả năng giao tiếp của trẻ. Có thể trong quá trình giao tiếp với các em bé cùng độ tuổi khác, sẽ kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Lưu ý khi áp dụng biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói là một vấn đề nghiêm trọng nhiều bố mẹ thường bỏ qua. Nếu như không được can thiệp cho trẻ sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện nhanh chóng và có chất lượng. Dưới đây là những lưu ý khi bố mẹ áp dụng các biện pháp trị liệu cho con.
Tùy thuộc thể trạng từng bé áp dụng biện pháp trị liệu khác nhau
Không phải trẻ nào cũng có thể áp dụng những biện pháp trị liệu giống nhau để cải thiện, tùy thuộc vào thể trạng, mức độ chậm nói và khả năng tiến bộ của trẻ sẽ lựa chọn những biện pháp khác nhau. Và không phải trẻ nào chậm nói cũng sẽ chỉ cần tập âm ngữ trị liệu, có một số trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ thì cần kết hợp cả âm ngữ trị liệu và phục hồi chức năng về nhận thức.
Có thể dựa vào nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể áp dụng những biện pháp trị liệu phù hợp để trẻ có thể cải thiện tốt hơn.
Trẻ chậm nói do thính lực
Có nhiều trẻ chậm nói là do thính lực của trẻ gặp vấn đề. Với những trẻ hơn 2 tuổi nếu như đi kiểm tra, được xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do thính lực có thể sẽ được các chuyên viên tư vấn bố mẹ nên cho con tập âm ngữ trị trị liệu hết hợp với các thiết bị hỗ trợ thính lực cho trẻ. Những trẻ có thính lực mất hoàn toàn khả năng nghe có thể sẽ phải sử dụng máy trợ thính.
Trẻ chậm nói do não bộ
Não bộ là nơi nhiều dây thần kinh của trẻ, có vai trò điều khiển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Những trẻ thuộc trường hợp này có thể sẽ phải kết hợp âm ngữ trị liệu và phục hồi chức năng về nhận thức của trẻ. Vì não bộ không chỉ điều khiển dây thần kinh về khả năng ngôn ngữ mà còn có các chức năng khác nên cần can thiệp sớm.
Trẻ chậm nói do tâm lý
Có một số trường hợp trẻ mắc phải chậm nói không phải do trẻ không thể nói hoặc không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Một phần do tính cách của trẻ từ khi sinh ra và các yếu tố môi trường tác động khiến cho trẻ không muốn nói chuyện. Trẻ có thể giao tiếp bình thường nhưng không có nhu cầu giao tiếp.
Những bé như vậy thì âm ngữ trị liệu chỉ chiếm một phần, phần lớn cha mẹ cần giao tiếp, trò chuyện với con thường xuyên để kích thích nhu cầu giao tiếp của con lên. Khi trò chuyện với con, bố mẹ nên nói chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng để con dễ tiếp thu và cảm thấy gần gũi hơn khi giao tiếp.
Bố mẹ là người đồng hành quan trọng với con
Ghi nhận tại một số trung tâm phục hồi chức năng, có một số trường hợp trẻ có trị liệu bằng các phương pháp, thậm chí áp dụng các phương pháp ngoài âm ngữ trị liệu để tăng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng tốc độ phát triển của con rất thấp, nguyên nhân là do bố mẹ quá bận, không có thời gian dành cho con.
Mặc dù đã cho con can thiệp bằng phục hồi chức năng nhưng bố mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất, là người bạn đồng hành tốt nhất cho con trên hành trình tiến bộ. Ngoài những giờ học, bố mẹ nên dành thật nhiều thời gian cho con tại nhà để trò chuyện, cho con tham gia các hoạt động kích thích khả năng giao tiếp và não bộ của con.
Giúp con cải thiện tình trạng chậm nói là một hành trình dài, vì vậy bố mẹ không nên lo lắng mà nên kiên trì cùng con. Bố mẹ chính là nhân tố quan trọng giúp con được tiến bộ hơn.
Không ép con nói
Nếu như không thấy trẻ giao tiếp, tuyệt đối bố mẹ không được ép con trò chuyện. Khi con cảm thấy gượng ép, có thể khiến não bộ của trẻ bị kích động. Nếu như trẻ thuộc nhóm nói do não bộ bị ép phải nói có thể khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, bố mẹ nên giao cho con những yêu cầu nhỏ, nếu như con làm được thì khen ngợi, khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy, nếu như trẻ không làm được cũng nhẹ nhàng động viên con cố gắng, không được la mắng con. Não bộ, tâm trạng của trẻ bị kích động thì rất khó trẻ có thể giao tiếp được.
Trên đây là những kiến thức về trẻ chậm nói và cách điều trị cho những bố mẹ có con chậm nói nắm rõ hơn. Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ được vấn đề của trẻ và tìm ra được phương pháp tốt nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói. Nếu thấy bài viết trên hữu ích, bố mẹ cùng nhau chia sẻ đến gia đình và bạn bè để mọi người cùng nắm được những thông tin hữu ích nhé.