Quan điểm trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy là một nhận định thiếu cơ sở và có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của cả mẹ và trẻ nhỏ. Và nếu hội chứng chậm nói của trẻ không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ nhỏ. Còn với những bà mẹ có con mắc hội chứng chậm nói sẽ dễ bị mắc các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, việc nhìn nhận vấn đề trẻ chậm nói cần được xét trên nhiều phương diện khác nhau mà chúng tôi đã cập nhập trong bài viết sau đây.
Quan điểm trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy có đúng không?
Mẹ là người gần gũi và chăm sóc trẻ nhiều nhất do đó mà tất cả mọi vấn đề liên quan đến trẻ đều được mọi người gắn mác” do mẹ” . Nhưng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm bởi trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách, hành động của mẹ khi bắt chước theo chứ không hề bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nội quan bên trong cho dù mẹ có thể là người ít nói.
Trong khi đó, theo các chuyên gia phân tích việc trẻ chậm nói do mẹ là hoàn toàn thiếu cơ sở bởi vấn đề ngôn ngữ ở trẻ chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: cơ quan chức năng phát âm, khả năng thích học hỏi ngôn ngữ, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ…Do đó ngay cả trong trường hợp mẹ có thể là người rất hoạt ngôn và luôn có định hướng sớm để hỗ trợ con nói nhưng trẻ không có nhu cầu và không hợp tác thì trẻ vẫn khó thể sử dụng ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, việc đổ trách nhiệm hoàn toàn vào việc trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy là hoàn toàn sai bởi có thể trẻ chỉ bị chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với mốc bình thường nhưng có thể đó chỉ là vấn đề chậm nói đơn thuần mà không phải bệnh lý. Còn nếu muốn biết trẻ chậm nói như thế nào thì gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để thăm khám và kiểm tra chứ không nên kết luận hay gán mác cho việc mẹ không biết dạy,
Mặt khác, việc gắn mác đó cũng rất nguy hiểm vì sẽ tạo cho những người mẹ chăm con nhỏ bị áp lực dẫn đến ảnh hưởng tâm lý và cũng sẽ tác động tâm lý không tốt đến cả đứa trẻ. Cho nên, với những gia đình có con mắc chứng chậm nói hãy bình tĩnh xử lý và cho trẻ đi kiểm tra để có nhận định đúng đắn nhất cũng như cách can thiệp để giúp con không bị bỏ lỡ thời gian phát triển vàng.
Trẻ chậm nói do đâu?
Hội chứng chậm nói ở trẻ đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội nhưng cho đến hiện nay thì các nhà nghiên cứu, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được một nguyên nhân nhất định nào có thể gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia đã trực tiếp tham gia kiểm tra, can thiệp và điều trị cho trẻ chậm nói đã nhận định rằng chứng chậm nói ở trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
Bệnh lý | Trẻ em chậm nói do bệnh lý có đặc điểm: gặp các vấn đề về cơ quan phát âm như: tai, mũi, họng. Chẳng hạn như:
|
Tâm lý |
|
Tự kỷ |
|
Di truyền |
|
Như vậy, trẻ mắc chứng chậm nói không phải do mẹ không biết dạy bởi vì hiện nay vấn đề trẻ em chậm nói nguyên nhân do đâu vẫn đang là nội dung được tìm kiếm bởi hiện tại theo các chuyên gia thì vấn đề khiến cho trẻ chậm nói cho tới hiện tại y học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân chủ đích dẫn tới vấn đề trẻ nhỏ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Và cũng không có một cơ sở chứng minh nào cho thấy đứa trẻ bị chậm nói là do cách dạy của mẹ bởi vì thực tế là những gia đình bố mẹ rất hoạt ngôn nhưng trẻ vẫn chậm nói.
Chính vì vậy, để không làm tổn thương tới tâm lý của người mẹ cũng như giúp trẻ có thể sớm tiếp cận với các giải pháp can thiệp sớm thì khi gia đình có trẻ nhỏ mắc chứng chậm nói bố mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế chuyên sâu để được các chuyên gia tiến hành kiểm tra và thăm khám. Việc thăm khám sớm sẽ là tiền đề giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để cải thiện và phục hồi nhất là khi bố mẹ phát hiện sớm và cho con can thiệp trong giai đoạn vàng( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của con.
Trẻ chậm nói – phương pháp can thiệp tốt nhất
Như đã phân tích ở trên thì trẻ chậm nói không phải do cách dạy của mẹ mà do các yếu tố khác tác động. Do đó, khi trẻ mắc hội chứng chậm nói thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên sâu để được hỗ trợ và tìm giải pháp can thiệp. Chẳng hạn như:
Tiểu phẫu dính thắng lưỡi
Rất nhiều bậc phụ huynh có con chậm nói bị mắc tật dinh thắng lưỡi thắc mắc rằng : “Dính thắng lưỡi có làm bé chậm nói hay không?”. Để lý giải cho vấn đề này thì các chuyên gia đã chỉ ra răng: “Dính thắng lưỡi là một tật bẩm sinh khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng và đa số những trẻ dính thắng lưỡi sẽ bị phát âm ngọng”. Nếu trường hợp bố mẹ không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì tình trạng giọng nói của trẻ sẽ ngày càng gặp nghiêm trọng.
Do đó với những trẻ bị dính thắng lưỡi được các chuyên gia khuyên nên làm tiểu phẫu trong khoảng 3 tháng đầu đời. Bởi thời gian này trẻ còn nhỏ vấn đề còn đơn giản và tiếp nữa tiểu phẫu rất nhanh và đơn giản. Sau khi tiểu phẫu trẻ chỉ có cảm giác hơi đau nhưng vẫn có thể bú mẹ bình thường.
Giải quyết các vấn đề về thính lực cho trẻ
Rất nhiều trẻ mắc hội chứng chậm nói là do thính lực của trẻ bị suy giảm. Do đó khi trẻ chậm nói đến khám tại các cơ sở chuyên sâu thường được các chuyên gia cho kiểm tra trước về thính lực. Nếu đúng là trường hợp trẻ bị ảnh hưởng do thính lực thì trẻ sẽ được can thiệp bằng phương pháp dùng máy trợ thính sau tai hoặc cấy ghép điện cực ốc tai… để hỗ trợ trẻ nghe tốt hơn và hiểu được mọi người đang giao tiếp với mình và phản ứng lại.
Áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là giải pháp can thiệp sớm được áp dụng cho tất cả các trường hợp trẻ mắc hội chứng chậm nói. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại chậm nói thì các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng khác nhau. Chẳng hạn:
- Chậm nói đơn thuần và chậm nói thông minh sẽ được áp dụng phương pháp âm lý trị liệu
- Chậm nói tự kỷ thì trẻ sẽ cần áp dụng cả phương pháp âm lý trị liệu và vận động
Chắc hẳn đọc tới đây thì bạn đã biết được trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy là quan điểm đúng hay sai. Do đó khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hoặc mốc phát triển của trẻ đang ở dưới mức bình thường thì bố mẹ hãy đưa trẻ tới các trung tâm y tế chuyên sâu để kiểm tra và can thiệp sớm nhất nhé.