Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc:”Trẻ chậm nói phải làm sao?”.Nhất là tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ đang có dấu hiệu ra tăng và đáng báo động trong xã hội. Điều này không chỉ là nỗi lo ngại của nhiều gia đình mà cả của toàn xã hội. Để hiểu hơn về hội chứng chậm nói ở trẻ và giải pháp can thiệp tốt nhất hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ chậm nói bố mẹ nên làm gì?
Hội chứng chậm nói ở trẻ nhỏ đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội bao gồm cả trẻ nhỏ thuộc hội chứng chậm nói đơn thuần và cả trẻ thuộc các hội chứng chậm nói do tự kỷ,tăng động giảm chú ý, những trường hợp trẻ bị mắc các hội chứng bị ảnh hưởng bởi não bộ ( trẻ bại não, trẻ khuyết tật não…)
Mặc dù tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ đang bị báo động đỏ do ngày càng gia tăng ở mức độ cao nhưng cho tới hiện tại thì việc tìm ra nguyên nhân của chậm nói vẫn chưa được xác định cụ thể là do đâu và cũng chưa có một giải pháp điều trị nào mang kết quả tuyệt đối.
Do đó, khi con có những dấu hiệu chậm nói thì việc làm đầu tiên mà các bậc cha mẹ nên làm chính là đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và tìm được giải pháp can thiệp hữu hiệu nhất.
Bởi vì theo nhận định của các chuyên gia y tế thì trẻ có thể được cải thiện và phát triển đạt mốc bình thường khi được can thiệp đúng vào giai đoạn vàng ( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của trẻ. Chính vì thế, việc can thiệp càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao và có thể giúp trẻ cải thiện và không bị bỏ lỡ những cơ hội vàng để phát triển cùng mốc với các bạn khác..
5 lời khuyên vàng chuyên gia dành cho bố mẹ khi có con chậm nói
Sau rất nhiều thắc mắc trẻ chậm nói phải làm sao thì các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra nhận định là: “Hội chứng chậm nói của trẻ theo các chuyên gia có thể được cải thiện đạt mốc phát triển bình thường nếu trẻ được can thiệp sớm trong giai đoạn vàng ( từ 0 đến dưới 3 tuổi)”. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những trường hợp trẻ mắc chứng chậm nói thông thường còn với những trẻ mắc chứng chậm nói do bệnh lý nghiêm trọng thì chỉ có thể cải thiện ở một mức nhất định.
Bên cạnh đó các chuyên gia cũng gửi tới các bậc phụ huynh có con chậm nói 5 lời khuyên vàng nên áp dụng ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ như sau: .
Giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử
Theo một số chuyên gia thì có tới 85% trẻ mắc hội chứng chậm nói là do gia đình cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử trong một thời gian dài. Việc tiếp xúc quá lâu đã khiến trẻ bị hạn chế thời gian để giao tiếp và liên lạc với bên ngoài. Việc này không những khiến trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ lời nói mà còn khiến bé nhút nhát.
Chính vì vậy, việc phân bổ thời gian hợp lý cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử sẽ là giải pháp giúp trẻ có thể tách biệt thế giới ảo để có nhiều thời gian thực tế giao tiếp và trao đổi với mọi người. Đồng thời khi trẻ có nhiều thời gian hơn để giao tiếp với người thân trong gia đình thì vấn đề ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ dần được cải thiện. Bởi vì trẻ có được giao tiếp và tương tác qua lại với mọi người và thông qua đó trẻ cũng học thêm được nhiều vốn từ mới để bổ sung cho kho từ vựng vốn đang ít ỏi của trẻ.
Đọc sách cho trẻ nghe
Bố mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để ở bên cạnh và chăm sóc trẻ vì đó là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa trẻ với người thân và cũng là cách để trẻ cảm nhận học cách cảm nhận cảm xúc của người khác. Hãy thay thế những thiết bị điện tử bằng một cuốn sách có nhiều màu sắc, hình ảnh bắt mắt và nội dung hấp dẫn để kích thích sự tò mò của trẻ. Bởi vì trẻ nhỏ thường sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những đồ vật nhiều màu sắc và đặc biệt trẻ cũng rất thích lắng nghe giọng của bố mẹ.
Đặc biệt, cùng với việc giúp trẻ tập chung thì khi bố mẹ đọc sách trẻ cũng có nhiều cơ hội để tiếp nhận thông tin và lưu trữ vào bộ nhớ. Nhờ đó mà não bộ được kích thích và phát tín hiệu đến hệ thần kinh ngôn ngữ giúp trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ và bắt chước lại những điều bố mẹ đã nói.
Tạo cho trẻ nhiều không gian giao tiếp khác nhau
Chứng chậm nói ở trẻ theo các chuyên gia nhận định thì vấn đề của trẻ cũng xuất phát từ việc bố mẹ quá bao bọc và trẻ ít có cơ hội để giao tiếp với bên ngoài. Điều đó khiến cho trẻ bị cản trở giao tiếp và khó khăn trong việc kết giao với bạn mới. Chính vì vậy hãy thay đổi không gian giao tiếp cho trẻ để trẻ có thể cảm nhận những điều mới và cảm thấy thích thú hơn với việc giao tiếp.
Trong đó những địa điểm tốt nhất mà bố mẹ có thể lựa chọn cho con đó là:
- Công viên
- Khu vui chơi có nhiều trẻ nhỏ
- Đi dã ngoại cùng gia đình
- Nhà sách
- Khuôn viên các trường mầm non
Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên cho bé thường xuyên được thay đổi không gian giữa các phòng để trẻ làm quen với nhiều môi trường khác nhau ngay từ khi còn sơ sinh. Điều này không những giúp trẻ kích thích trí tò mò và khám phá mà còn giúp trẻ không bị bỡ ngỡ khi đột ngột bị thay đổi môi trường khi đi xa.
Thường xuyên lặp đi lặp lại tên các loại đồ vật
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường sẽ phản ứng chậm hơn so với trẻ bình thường nên khả năng tiếp thu cũng sẽ chậm hơn. Việc học các từ ngữ và ghi nhớ đối với trẻ thực sự khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, bố mẹ hãy tạo thói quen khi dạy trẻ nói hãy cố gắng lặp đi lặp lại từ ngữ đó nhiều lần. Chẳng hạn bố mẹ muốn giúp trẻ nhận biết cái cốc hãy đưa tới trước mắt trẻ một chiếc cốc và chỉ vào chiếc cốc rồi nói với trẻ tên của đồ vật đó nhiều lần.
Mặc dù trẻ có thể chậm hơn các bạn nhưng việc lặp đi lặp lại nhiều lần vẫn có thể giúp trẻ nhận biết được do não bộ đã ghi nhớ hình ảnh cụm từ ngữ và hình ảnh của đồ vật.
Sử dụng nhiều hơn những lời khen
Thay vì suốt ngày than phiền tại sao con kém cỏi, sao con chậm thế… thì bố mẹ hãy dành những lời khích lệ cho con để con có động lực và không bị tủi thân. Nhất là khi con có những hành động tốt thì bố mẹ cũng đừng nên tiếc lời khen vì có thể trẻ không biết nói nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận được. Do đó khi bố mẹ có tinh thần tích cực, biết động viên con kịp thời sẽ là một động lực to lớn giúp con thúc đẩy và cải thiện tình trạng chậm ngôn ngữ.
Chắc hẳn khi đọc tới đây bố mẹ đã biết trẻ chậm nói phải làm sao và làm thế nào là tốt nhất. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bố mẹ tìm được những giải pháp hữu hiệu nhất. Và hãy luôn nhớ đồng hành cùng với bố mẹ luôn có các chuyên gia hỗ trợ vì vậy khi khó khăn hãy liên hệ ngay với họ để được hỗ trợ kịp thời nhé.