Trẻ Chậm Nói Hay Ăn Vạ Hơn Trẻ Bình Thường? Cách Khắc Phục

Trẻ chậm nói hay ăn vạ là tình trạng thường xuyên gặp phải do trẻ không thể giao tiếp bằng lời nói. Cha mẹ nên trang bị những kiến thức giúp xử trí tình trạng trên một cách hợp lý và đảm bảo không ảnh hưởng tới tâm lý trẻ. Tìm hiểu ngay nguyên nhân trẻ chậm nói đi kèm ăn vạ và cách khắc phục tình trạng trên hợp lý.

Trẻ chậm nói hay ăn vạ
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay ăn vạ

Nguyên nhân trẻ chậm nói hay ăn vạ

Trẻ chậm nói hay ăn vạ là do trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ bình thường để giao tiếp với người lớn. Chính vì vậy, để biểu đạt, trẻ chậm nói hay la hét, ăn vạ và gây sự chú ý để biểu đạt ý muốn. Bên cạnh biểu hiện ăn vạ, mẹ có thể bắt gặp bé có những biểu hiện khác như kêu khóc không thành lời, khó ăn, khó ngủ và dễ mất tập trung.

Trẻ hay ăn vạ là một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói và là tình trạng rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn vạ quá dữ dội và gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Trẻ chậm nói ăn vạ gặp khó khăn giao tiếp
Trẻ chậm nói hay ăn vạ do gặp khó khăn trong việc diễn đạt

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay ăn vạ

Trẻ em chậm nói nguyên nhân đa dạng và để khắc phục  đòi hỏi mẹ cần bình tĩnh và có những ứng xử phù hợp, tránh ảnh hưởng tới tâm lý con. Sau đây là một số cách để trẻ dừng ăn vạ một cách nhanh chóng.

1. Xử lý cơn ăn vạ ở bước đầu

Để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay ăn vạ, mẹ cần thật sự bình tĩnh và không nên tỏ thái độ quá gay gắt hoặc tức giận. Ngay khi phát hiện con có biểu hiện ăn vạ, mẹ hãy nhẹ nhàng an ủi và trấn an con. Cơn khó chịu của trẻ sẽ nhanh chóng qua đi, trẻ sẽ hiểu được rằng mẹ đã ở đây và trẻ hoàn toàn an tâm về điều đó.

Trấn an khi trẻ chậm nói ăn vạ
Trấn an trẻ khi trẻ bắt đầu ăn vạ

2. Dạy con gọi tên cảm xúc

Một trong những việc làm cần thiết giúp trẻ chậm nói nâng cao khả năng biểu đạt là giúp con gọi tên những cảm xúc. Mẹ hãy giúp bé biểu đạt những gì trẻ cảm thấy chỉ đơn giản như cảm giác mệt, đói,… Trẻ sẽ hiểu được rằng, khi trẻ bày tỏ và nói thì nhu cầu của trẻ sẽ nhanh chóng được đáp ứng thay vì ăn vạ.

3. Dạy con ngôn ngữ ký hiệu

Nếu trong lúc ăn vạ, trẻ không nói được, bố mẹ hãy dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu. Khi học những ngôn ngữ ký hiệu, trẻ sẽ biết cách diễn đạt mà không cần tới lời nói. Ngôn ngữ ký hiệu được coi là một trợ thủ đắc lực giúp ba mẹ hiểu con hơn và giảm bớt tình trạng ăn vạ ở trẻ. Trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ đều có thể áp dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Dạy trẻ chậm nói ăn vạ ký hiệu
Dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu để biểu đạt

4. Giải thích cho trẻ

Sau khi con đã bình tĩnh và nhu cầu được đáp ứng, mẹ hãy giải thích cho bé về tình huống vừa xảy ra. Phân tích cho trẻ tại sao không nên hành động như vậy và khi gặp các trường hợp tương tự trong tương lai, trẻ nên xử trí ra sao. Việc giải thích cho trẻ giúp hạn chế tình trạng trẻ bị tổn thương và xảy ra những hành động quá khích.

5. Đánh lạc hướng trẻ

Để giảm sự căng thẳng và kích thích ở trẻ chậm nói hay la hét, mẹ có thể đánh lạc hướng trẻ. Hãy đưa trẻ món đồ chơi yêu thích, làm những hành động hài hước và vui nhộn. Khi đó, trẻ sẽ được điều hướng sự chú ý tới điều khác, góp phần giảm bớt căng thẳng.

Trẻ chậm nói ăn vạ đồ chơi
Đánh lạc hướng trẻ chậm nói hay ăn vạ bằng món đồ chơi yêu thích

6. Không ngó lơ trẻ

Với trẻ chậm nói, cha mẹ không nên ngó lơ trẻ. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy nhu cầu của mình bị khước từ và càng ăn vạ dữ dội hơn. Về lâu dài, nếu bạn lặp đi lặp lại hình ảnh trên sẽ gây ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn nguyên nhân trẻ chậm nói ăn vạ và cách xử trí phù hợp. Bạn nên đưa trẻ chậm nói tới các cơ sở hoặc trung tâm phục hồi chức năng uy tín để trả có thể cải thiện khả năng giao tiếp, hạn chế tình trạng trẻ chậm nói la hét, ăn vạ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận