Trẻ chậm nói nếu không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, ngay khi nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những ảnh hưởng của chậm nói tới trẻ và dấu hiệu trẻ cần can thiệp.
Trẻ chậm nói có sao không?
Trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và khả năng giao tiếp của trẻ khi lớn lên. Chính vì vậy, nếu phát hiện dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ đi can thiệp trong thời gian sớm nhất có thể. Sau đây là những ảnh hưởng của tình trạng chậm nói tới trẻ nếu không được điêu trị kịp thời.
1. Trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt
Trẻ chậm nói nguyên nhân có thể do dính thắng lưỡi, khiếm khuyết về răng miệng hoặc thính giác,… sẽ gặp khó khăn khi phát âm, nói ngọng,… Ngoài ra, do đặc điểm bất thường ở lưỡi, trẻ cũng gặp phải khó khăn khi ăn uống. Bạn nên đư trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp can thiệp phù hợp.
2. Trẻ giao tiếp kém
Trở ngại lớn nhất mà trẻ chậm nói phải đối mặt chính là trẻ có khả năng giao tiếp kém. Lời nói là phương tiện giao tiếp hỗ trợ trẻ bày tỏ được những suy nghĩ và cảm súc của bản thân. Với trẻ con, nhu cầu giao tiếp là vô cùng cao.
Những bé bị chậm nói có xu hướng trầm lặng và ít giao tiếp với mọi người, trẻ thích chơi một mình. Ngay cả với người thân, trẻ cũng e ngại hoặc không biết cách bộc lộ cảm xúc. Chính vì vậy, ta dễ dàng bắt gặp tình trạng trẻ chậm nói hay ăn vạ, la hét, ném đồ để giải toả cảm xúc.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi can thiệp sớm để cải thiện khả năng giao tiếp, giúp trẻ nhanh biết nói, nâng cao vốn từ cho trẻ.
3. Kết quả học tập sa sút
Ngôn ngữ được coi là phương tiện căn bản khi giao tiếp, là nền tảng để phát triển các kỹ năng khi trẻ còn nhẻ. Trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, hiểu từ ngữ và ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy, trẻ sẽ tiép thu chậm các lời giảng từ giáo viên. Trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sa sút trong học tập
4. Gặp bất lợi khi muốn thể hiện năng lực của bản thân
Thể hiện bản thân là nhu cầu cơ bản của con người. Trẻ chậm nói đơn thuần gặp khó khăn trong giao tiếp nên sẽ khó lòng thể hiện những tài năng của bản thân.
Một biểu hiện rõ rệt khi trẻ gặp khó khăn trong lúc thể hiện năng lực là trẻ ít giơ tay để phát biểu những suy nghĩ, ý kiến của mình bằng lời nói. Ngoài ra, trẻ chậm nói hay la hét để mọi người chú ý và có thể hiểu được ý bé. Nếu tình trạng trên kèo dài, trẻ sẽ hình thành tâm lý tự ti, thụ động, không dám phát biểu ý kiến và mất dần cảm hứng trong mọi việc.
5. Ảnh hưởng tới tâm lý
Con người cần sự chia sê trong cuộc sống và ngay cả những đứa trẻ cũng vậy. Chậm nói khiến trẻ nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp. Do đó, trẻ rất khó để kết bạn khi đi học. Trẻ có xu hướng thu mình, lười ra ngoài thậm chí sợ giao tiếp xã hội.
Đặc biệt, trong môi trường học đường, trẻ thích chơi một mình, dễ gặp phải tình trạng bạo lực học đường. Nếu nhà trường và phụ huynh không phát hiện và có biện pháp can thiệp về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ.
Trẻ chậm nói có thể tự phát triển bình thường được không?
Nếu trẻ gặp phải tình trạng chậm nói thì trẻ không thể tự phát triển bình thường mà cần dựa vào các biện pháp can thiệp. Nếu cha mẹ chủ quan và để tình trạng trên diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển về ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ chậm nói còn là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý liên quan như tự kỷ, bại não, não bị dị tật bẩm sinh,.. Ngoài ra, chậm nói còn cảnh báo tình trạng các cơ quan phát âm ở trẻ như tai, mũi, họng gặp phải các bất thường. Chính vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân chậm nói cũng như có phương án can thiệp phù hợp.
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hiện tại và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu đầu tiên của chứng chậm nói, cha mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tránh bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp cho trẻ.