Theo các chuyên gia nghiên cứu cho hay, những trẻ em chậm nói thường chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, không ảnh hưởng đến trí tuệ hay nhận thức của trẻ trừ nhóm trẻ em chậm nói tự kỷ. Tuy nhiên, trẻ có thể cải thiện bằng âm ngữ trị liệu và phục hồi chức năng nhận thức. Để được giải đáp rõ hơn về thắc mắc, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trẻ chậm nói không hề ảnh hưởng đến việc con phát triển về trí tuệ. Chứng chậm nói chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng và đánh giá về khả năng nhận thức của con qua chứng chậm nói và chưa được các chuyên gia đưa ra kết luận chính thức.
Bố mẹ nào cũng mong muốn cho con được tốt nhất, khi thấy con có những dấu hiệu chững lại về ngôn ngữ, chắc hẳn có rất nhiều bố mẹ lo lắng về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và khả năng nhận thức của trẻ. Tuy nhiên không phải bất cứ bé nào có dấu hiệu chậm nói sẽ đều có khả năng nhận thức kém.
Chứng chậm nói được chia thành ba loại chính là chậm nói tự kỷ, chậm nói đơn thuần và chậm nói thông minh. Bé nhà bạn có thể mắc phải một trong ba loại chậm nói trên. Mỗi loại chậm nói sẽ có những đặc điểm riêng, vì vậy không thể khẳng định bé chậm nói nào cũng giống nhau.
Chậm nói là một trong những chứng nguy hiểm dù là bất cứ hội chứng nào, cần phải được can thiệp từ sớm để đảm cho con được cải thiện nhanh nhất. Nếu như bé nhà bạn có những dấu hiệu sau đây, đừng chần chờ gì nữa, hãy cho con đến ngay các trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra.
- Trẻ đã được 1 tuổi rưỡi nhưng không chỉ giao tiếp bằng cử chỉ hoặc ê a một hai câu, nói không rõ chữ.
- Khi bố mẹ, những người xung quanh gọi đến tên bé, bé không có bất cứ phản ứng nào để đáp lại.
- Trẻ lên 2 tuổi những chỉ nói được một từ, một cụm từ nhưng không rõ chữ, chỉ bắt chước lại hành động của bố mẹ.
- Khi người thân đưa ra yêu cầu nhỏ nhưng trẻ không lắng nghe và không làm theo.
- Giọng nói của trẻ có âm thanh bất thường.
Bé chậm nói có biểu hiện lạ về trí thông minh
Theo các chuyên gia cho rằng, trẻ chậm nói được chia ra thành ba nhóm đối tượng chính, tuy nhiên trong đó có 2 nhóm ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ là nhóm tự kỷ chậm nói và chậm nói thông minh. Mặc dù đều ảnh hưởng đến trí tuệ nhưng trẻ chậm nói thông minh và trẻ tự kỷ có những đặc điểm, biểu hiện và phương pháp trị liệu khác nhau.
Trẻ chậm nói kém thông minh
Trẻ chậm nói kém thông minh cũng có thể gọi là trẻ chậm nói tự kỷ. Ở nhóm trẻ này, trẻ không chỉ gặp vấn đề về khả năng ngôn ngữ mà khả năng nhận thức của trẻ cũng hạn chế hơn so với lứa tuổi. Những trẻ chậm nói tự kỷ hầu hết chỉ thích chơi một mình, không có nhu cầu giao tiếp và không có phản ứng khi được gọi nên khá khó để áp dụng trị liệu cho trẻ.
Theo các nhà trị liệu hầu hết những trẻ mắc chậm nói tự kỷ không chỉ cần áp dụng âm ngữ trị liệu mà còn cần áp dụng một số phương pháp phục hồi chức năng về nhận thức để tiến bộ dần dần về khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng bé nên lựa chọn những phương pháp khác nhau và mức độ can thiệp khác nhau.
Trẻ chậm nói nhưng rất thông minh
Ngược lại với trẻ chậm nói kém thông minh là nhóm bé chậm nói thông minh. Theo nghiên cứu từ nhà khoa học người Đức, đã tìm thấy những em bé hạn chế về mặt ngôn ngữ nhưng lại có trí tuệ phát triển cao. Những em bé này được ví như những nhà khoa học nhí, phân tích những vấn đề sâu sắc cùng trí nhớ siêu phàm, hầu hết những trẻ chậm nói thông minh đều có những năng khiếu bẩm sinh. Đây cũng là những dấu hiệu nhỏ để nhận biết được nhóm chậm nói này.
Với nhóm trẻ có trí tuệ phát triển cao, trẻ có thể chỉ cần áp dụng âm ngữ trị liệu để cải thiện tình trạng giao tiếp bằng ngôn ngữ và áp dụng dạy trẻ chậm nói tại nhà để cải thiện cùng. Theo nhận định từ các chuyên viên trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng, những bé này có khả năng nhận thức tốt nên quá trình học tập, tiếp thu và tiến bộ nhanh.
Trên đây là những thông tin quan trọng về trẻ chậm nói để bố mẹ có thể giải đáp được thắc mắc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ được hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu như có vấn đề gì cần được giải đáp, mời bạn bình luận ở bài viết dưới đây để được chúng tôi giải đáp trong bài viết tiếp theo.