Với những gia đình có trẻ chậm nói 2 tuổi là một vấn đề đáng lo ngại và bố mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm phục hồi uy tín để được các bác sĩ đánh giá, để đưa ra các phương pháp trị liệu tốt nhất cho con. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bố mẹ theo dõi bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói 2 tuổi có phải trẻ gặp vấn đề về trí não?
Theo các nhà chuyên môn, không phải cứ trẻ nào khi mắc chứng chậm nói là sẽ có vấn đề về trí tuệ. Vì vậy có thể khẳng định hầu hết trẻ chậm nói 2 tuổi đều có trí não bình thường. Đây là một suy nghĩ sai lầm của nhiều bậc phụ huynh khi có con chậm nói và nên được thay đổi về nhận thức, cách nhìn đối với trẻ em chậm nói.
Chậm nói được chia thành 3 nhóm khác nhau, tuy nhiên chỉ có một chứng chậm nói ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, đó là tự kỷ chậm nói. Với hai nhóm còn lại trẻ chỉ hạn chế về khả năng ngôn ngữ, còn nhận thức của trẻ hoàn toàn bình thường. Thậm chí, trong đó có một nhóm trẻ mắc chứng chậm nói thông minh, trẻ sẽ có nhận thức, trí tuệ thông minh vượt bậc so với lứa tuổi.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan, nếu như trẻ mắc chứng tự kỷ chậm nói tức là trẻ sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và khả năng giao tiếp bằng trí tuệ. Vì vậy, khả năng nhận thức của trẻ sẽ hạn chế hơn so với độ tuổi. Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ chậm nói được trị liệu sớm, khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.
Chậm nói ở trẻ 2 tuổi có đáng lo ngại?
Sai lầm của nhiều bố mẹ là khi thấy con lên 2 chưa biết nói mà vẫn chủ quan, không biết trẻ chậm nói có sao không?. Thực chất chậm nói là một chứng nguy hiểm. Mặc dù không ảnh hưởng đến thể chất của trẻ nhưng cuộc sống về sau của trẻ sẽ ảnh hưởng lớn.
Không phải trẻ nào khi mắc chứng chậm nói cũng sẽ có nguyên nhân và dấu hiệu trẻ chậm nói khác nhau. Mặc dù chưa có thông báo chính thức về nguyên nhân khiến trẻ chậm nói nhưng theo nghiên cứu, đa phần trẻ chậm nói là do mắc các bệnh lý và tác động xung quanh. Có thể trẻ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm đến tai, mũi, họng, nếu như mẹ không quan sát kỹ có thể không biết.
Nhiều gia đình có con chậm nói, sau một thời gian cho con đi khám mới biết con mắc các bệnh lý, sau đó mới tìm phương pháp dạy nói cho trẻ chậm nói, điều trị bệnh lý. Có thể tình trạng của con đã nghiêm trọng hơn, khó có thể cải thiện.
Ngoài ra, trong chậm nói có một loại chậm nói tự kỷ, trẻ không những có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kém mà còn có khả năng nhận thức kém hơn so với lứa tuổi. Thực chất, những chứng này không được trị liệu ngay từ sớm thì rất khó can thiệp về sau và hầu như không có hiệu quả.
Trẻ 2 tuổi không được trị liệu chậm nói thì lớn lên sẽ mắc các chứng như nói ngọng, nói lắp, nói không có ý nghĩa, nói không vô nghĩa,…sẽ khiến cho trẻ cảm thấy tự ti khi giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi. Vì vậy, trẻ chậm nói 2 tuổi rất nguy hiểm, bố mẹ nên cho con can thiệp từ sớm để tiến bộ hơn.
Nếu như thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây, có thể bé nhà bạn đã mắc chứng tự kỷ chậm nói và bố mẹ cần quan tâm đến bé nhiều hơn và đưa bé đi kiểm tra sớm nhất:
- Con không biết nhờ người khác khi mong muốn thứ gì
- Con không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh
- Con mắc tình trạng thoái trào ngôn ngữ
- Con có những hành động kỳ lạ như nhún nhảy, xoay tròn, đi nhón chân, hay những hành động tự hại như: đập đầu vào tường, cắn tay, chân, cào cấu lên mặt,…
- Khả năng tập trung của con kém
- Con không nghe lời, bướng bỉnh, không đáp lại khi được gọi
- Trẻ hay la hét
Những biểu hiện của trẻ 2 tuổi chậm nói
Trẻ em là những đối tượng thay đổi theo từng ngày, vì vậy chỉ cần qua vài tháng trẻ đã thay đổi rất nhiều. Mỗi thời điểm, trẻ chậm nói 2 tuổi sẽ có những biểu hiện khác biệt. Bố mẹ có thể dựa vào những biểu hiện của con qua từng giai đoạn để nhận biết con có mắc chứng chậm nói hay không nhé.
Trẻ 24 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ mới bắt đầu lên 2 nên sẽ có những biểu hiện rõ rệt mà bố mẹ có thể nhận ra như:
- Trẻ chưa nói được quá 15 từ đơn
- Trẻ chưa chủ động nói được, hầu hết nói theo người khác
- Trẻ chưa ghép các từ đơn vào một câu dài được
- Trẻ không thích giao tiếp với người khác
- Trẻ hiểu những câu người lớn nói nếu như quá dài
Trẻ 25-35 tháng tuổi
Khi trẻ bước sang tháng thứ 25 thì trẻ ít thay đổi hơn nên những biểu hiện hầu như giữ nguyên đến tháng thứ 35 như sau:
- Trẻ chưa nói được những câu ngắn
- Trẻ chưa đọc được tên các bộ phận trên cơ thể
- Trẻ không ghi nhớ được các bài thơ, bài hát được mẹ và cô giáo dạy
- Trẻ không hay đặt những câu hỏi về cuộc sống xung quanh
Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ 2 tuổi chậm nói tiến bộ?
Sự đồng hành của bố mẹ là động lực lớn nhất giúp cho trẻ chậm nói 2 tuổi cải thiện tốt nhất. Bên cạnh việc cho con tập luyện tại các trung tâm phục hồi chức năng thì bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp cho con tại nhà để phát triển ngôn ngữ cho trẻ hơn.
Dưới đây là những phương pháp cơ bản bố mẹ nên áp dụng ở nhà, nếu như chưa hiểu rõ, bố mẹ có thể hỏi trực tiếp các nhà chuyên môn để được giải đáp rõ ràng.
- Bố mẹ dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn: Đây là một trong những cách cải thiện khả năng về ngôn ngữ cho trẻ được nhiều bố mẹ áp dụng. Được trò chuyện hàng ngày trẻ sẽ được tiếp thu những vốn từ vựng mới và kích thích khả năng về giao tiếp. Khi nói bố mẹ nên nói những từ đơn, nói chậm rãi để bé nghe được và hiểu được.
- Đọc sách cho trẻ nghe: Mặc dù chỉ mới 2 tuổi nhưng bố mẹ có thể áp dụng phương pháp này để trẻ được làm quen dần với những con chữ và tiếp thu nhiều từ vựng hơn. Đọc sách cũng giúp trẻ hứng thú hơn so với trò chuyện thông thường.
- Cho trẻ tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi: Trẻ chậm nói thường có dấu hiệu thích chơi một mình, không có nhu cầu giao tiếp với nhiều người. Bố mẹ nên cho con giao tiếp với nhiều người để con mạnh dạn hơn. Khi được giao tiếp với bạn bè đồng chăng lứa sẽ kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.
- Hát cho trẻ và động viên trẻ hát cùng: Đọc sách cũng là một trong những phương pháp kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ lên được nhiều bố mẹ áp dụng. Giai điệu từ âm nhạc có thể sẽ kích thích trí não trẻ, khiến trẻ hứng thú hơn với ngôn ngữ.
- Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính: Đây là cách nhiều bố mẹ áp dụng khi trông con. Thực chất đây là những việc làm bố mẹ đang hại cả những trẻ chậm nói 2 tuổi nói riêng và trẻ khác nói chung.
- Khuyến khích trẻ tự giải quyết các vấn đề: Bố mẹ nên đưa cho con những yêu cầu nhỏ và đề xuất con tự giải quyết. Việc làm này sẽ kích thích trí não và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Sử dụng các hình ảnh, đồ vật khi trò chuyện: Khi giao tiếp với con, bố mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi con thích, hình ảnh, đồ vật mà con thích để con có hứng thú hơn với việc giao tiếp.
Bố mẹ hỗ trợ trẻ 2 tuổi chậm nói tại nhà cần lưu ý gì?
Trẻ 2 tuổi chậm nói là vấn đề nghiêm trọng và không phải trẻ nào cũng có thể áp dụng những phương pháp khác nhau. Bố mẹ nên tham khảo những lưu ý dưới đây để khi áp dụng phương pháp cho con có hiệu quả hơn:
- Theo dõi sự thay đổi của con qua từng ngày: Mặc dù trẻ chậm nói thay đổi không nhiều nhưng bố mẹ nên theo dõi hành động nhỏ của con để nắm bắt được sự thay đổi của con để áp dụng phương pháp phù hợp.
- Không quát mắng, bắt ép con nói: Khi động viên con nói, nếu con không nói bố mẹ cũng nên nhẹ nhàng trò chuyện, không nổi nóng, quát mắng con có thể khiến con hoảng sợ.
- Đổi mới cách trò chuyện: Bố mẹ nên đổi mới, đa dạng các phương thức trò chuyện với con để con không bị nhàm chán về cách nói chuyện, khi đó con sẽ không còn cảm thấy hứng thú và không có nhu cầu muốn giao tiếp.
- Phát âm các từ đơn chuẩn: Trẻ em rất hay bắt chước người lớn, bố mẹ nên nói chuẩn các từ để khi con bắt chước theo cũng sẽ nói chuẩn.
- Kiên nhẫn: Với những trẻ chậm nói 2 tuổi, bố mẹ cần phải kiên trì bên con để con tiến bộ lên từng ngày. Nếu như bố mẹ không kiên trì, cứ một thời gian ngắn thay đổi phương pháp cho con sẽ rất khó để con tiến bộ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về trẻ 2 tuổi chậm nói mà bố mẹ có thể tham khảo. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về chứng chậm nói và tìm ra phương pháp can thiệp tốt nhất cho con. Nếu có thắc mắc về bài viết trên, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.