Tăng động giảm chú ý ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại rất nhiều hệ lụy trong tiến trình phát triển của trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục sớm sẽ giúp trẻ có thể đạt được mốc phát triển bình thường. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Thông tin về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn hành vi thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi . Trong đó những biểu hiện dễ thấy nhất ở những trẻ rối loạn hành vi chính là: khó tập chung, thường hiếu động thái quá, dễ nổi nóng và khó kiềm chế được cảm xúc, rối loạn phát triển thần kinh ( ví dụ: tự kỷ)….
Và theo một số chuyên gia nhận định thì trẻ khi mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện sử dụng hành động quá nhiều và thường làm những hành động không có chủ đích, bốc đồng và không thích quan tâm hay tập chung vào bất kể một sự vật hiện tượng nào ở xung quanh.
Do đó, những đứa trẻ bị rối loạn hành vi thường có các mốc phát triển thấp hơn so với bình thường và thường kèm theo cả những dấu hiệu như: chậm nói, kém tập chung…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ
Hiện nay chưa xác định được một nguyên nhân cụ thể nào có thể tác động tới tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tuy nhiên theo một số chuyên gia khi nghiên cứu về tình trạng của trẻ rối loạn hành vi thường cho thấy trẻ bị tác động bởi một số yếu tố như:
- Yếu tố di truyền
- Bệnh lý của mẹ khi mang thai
- Não khi sinh bị tổn thương
- Bệnh lý sau sinh
- Trẻ sinh non, thiếu tháng
- Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Ảnh hưởng bởi môi trường sống
Dầu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý
Trẻ mắc chắc rối loạn hành vi thường sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
Hiếu động quá mức |
|
Sử dụng hoạt động nhiều hơn |
|
Khả năng tập trung kém |
|
Chậm phát triển ngôn ngữ |
|
Trẻ thường bốc đồng |
|
Tích cách dễ nổi nóng khó kiềm chế được cảm xúc |
|
Ngoài ra, trẻ tăng động giảm chú ý còn có các biểu hiện vội vàng, bất cẩn và luôn muốn tự tạo ra tích cách riêng của mình.
Các biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ
Trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý nếu không được can thiệp kịp thời sẽ mang đến những hệ lụy và kìm hãm sự phát triển của trẻ sau này. Do đó khi thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên hoặc thấy con có những hành động bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để thăm khám và tìm giải pháp can thiệp sớm.
Bởi vì với mỗi trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Lý do là vì mức độ bệnh lý của mỗi trẻ là khác nhau nên việc áp dụng phương pháp can thiệp cũng khác nhau.
Và dưới đây là một số biện pháp can thiệp cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đang được áp dụng phổ biến mà bố mẹ có thể tham khảo:
Dùng hóa dược để điều trị
Đối với hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiện nay đã có thuốc điều trị và được các chuyên gia chỉ định sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ mắc hội chứng rối loạn hành vi đều có cùng một cách điều trị mà điều đó còn tùy thuộc vào việc kiểm tra và tầm soát bệnh.
Thông thường khi các trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi sẽ được các bác sĩ thăm khám và đánh giá mức độ bệnh sau đó sẽ kê đơn cho từng đối tượng.
Phương pháp giáo dục hành vi cho con
Các trẻ mắc chứng rối loạn hành vi thường có rất khó kiểm soát được hành vi của mình . Do đó mà trẻ thường làm những hành động trái ngược với người khác. Chẳng hạn như: ăn ngủ không đúng giờ giấc, đi lại tự do, hành động khác lạ….Do đó, với những trẻ mắc hội chứng rối loạn hành vi thì bố mẹ cần cùng bác sĩ phối hợp để giáo dục hành vi cho con. Chẳng hạn như: rèn luyện cho con cách ăn, ngủ và thức dậy đúng giờ hay đi vệ sinh đúng lúc…
Ngoài ra bố mẹ cũng nên hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc đúng nơi, đúng chỗ. Tuy nhiên bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh khi hướng dẫn con thực hiện. Bởi vì nếu tâm lý của bố mẹ nóng giận sẽ khiến trẻ trở nên chống đối lại và sẽ phản tác dụng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những nội dung liên quan tới bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình nuôi dưỡng con. Nếu trường hợp bố mẹ gặp khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng trẻ rối loạn hành vi hãy tìm gặp các chuyên gia để nhờ tới sự trợ giúp tốt nhất và kịp thời nhé.
Bài viết liên quan:
9 Cách Rèn Luyện Khả Năng Tập Trung Cho Trẻ Hiệu Quả