Rối loạn ngôn ngữ được coi là một rào cản lớn trong quá trình giao tiếp. Đặc biệt, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới trẻ khi trưởng thành. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết xoay quanh chứng bệnh rối loạn ngôn ngữ.
1. Tìm hiểu về rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là rối loạn các chức năng ngôn ngữ khiến người bệnh suy giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ ngữ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Rối loạn ngôn ngữ khiến bản thân người bệnh và những người xung quanh không thể đạt hiệu quả khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
2. Dấu hiệu bệnh rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và người lớn sẽ khác nhau. Bạn cần lưu ý sớm những dấu hiệu của bệnh để kịp thời chữa trị, tránh ảnh hưởng tới sau này.
2.1. Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ như sau:
- Trẻ không thể nhớ được chính xác tên của những vật dụng trong đời sống trẻ. Trẻ thường xuyên không gọi rõ mà thay bằng “cái đó” và “cái ấy”.
- Trẻ thường xuyên nhận nhầm tên gọi. Chẳng hạn như trẻ gọi “cái bàn” là “cái ghế”, “thịt lợn” là “thịt bò”,…
- Trẻ đảo các âm trong cùng một từ trong vô thức như “mèo con” đọc thành “mòn ceo”.
- Trẻ diễn đạt kém, quên từ và chế một từ khác để thay thế.
- Trẻ thường xuyên sắp xếp các từ ngữ trong câu hoặc nói những câu tối nghĩa.
- Trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa, không tập trung khi nghe người khác nói, dễ bị xao nhãng bởi tiếng ồn.
- Trẻ mất hứng thú khi nói chuyện với mọi người ngay cả với người thân và bạn bè cùng lứa tuổi.
- Trẻ không nhớ được thông tin trong cuộc trò chuyện vừa xảy ra.
2.2. Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành
Rối loạn ngôn ngữ ở người trưởng thành sẽ có những biểu hiện khác nhau:
- Dễ gặp tình trạng lo lắng khi phải nói chuyện hoặc thuyết trình trước quá đông người.
- Gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi ngay cả khi đã biết rõ câu trả lời.
- Không thể nhớ rõ được từ ngữ chuyên ngành thường sử dụng trong công việc.
- Không bắt kịp những nội dung phát biểu trong cuộc họp trên công ty.
- Nghiêm trọng hóa những câu nói có nội dung vô cùng bình thường.
- Gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn phức tạp trong công việc.
2. Nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ
Ở trẻ em, nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ khó xác định vụ thể. Tuy nhiên yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không thể tự khỏi mà cần có phương pháp can thiệp phù hợp.
Ở người trưởng thành, rối loạn ngôn ngữ xảy ra khi có những tổn thương liên quan tới dây thanh, cơ, các dây thần kinh. Ngoài ra, một số căn bệnh phổ biến cũng dẫn tới rối loạn ngôn ngữ:
- Đột quỵ
- Ung thư vòm miệng.
- Ung thư thanh quản.
- Chứng mất trí nhớ.
- Bệnh Lou Gehrig.
Để xác định rõ nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp can thiệp kịp thời.
3. Độ tuổi mắc rối loạn ngôn ngữ
Người trưởng thành và trẻ em đều có khả năng mắc rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở trẻ em. Theo thống kê, có tới 10 – 15% trẻ dưới 3 tuổi gặp rối loạn ngôn ngữ. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra và được can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng tới trẻ khi trưởng thành.
4. Biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ
Để cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ, cần có sự kết hợp từ bác sĩ, chuyên gia ngôn ngữ, người nhà và cả thầy cô nếu bệnh xảy ra ở trẻ em. Sau đây là những biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ:
4.1. Kiểm tra sức khỏe
Ngay khi phát hiện có những triệu chứng đầu tiên của rối loạn ngôn ngữ, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những đánh giá chính xác. Bác sĩ sẽ hỗ trợ xác định nguyên nhân và loại bỏ các khả năng như gặp vấn đề về thính giác hoặc suy giảm giác quan.
4.2. Ngôn ngữ trị liệu (Âm ngữ trị liệu)
Phương pháp phổ biến nhất giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ là âm ngữ trị liệu. Cách can thiệp ở người lớn và trẻ em sẽ khác nhau. Ngoài ra, phương pháp được đưa ra dựa theo mức độ rối loạn của người bệnh. Nếu được trị liệu sớm, khả năng phục hồi của người bệnh sẽ cao hơn.
4.3. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh tiến hành đưa người bệnh tới các cơ sở uy tín để trị liệu, người nhà nên giúp đỡ người bệnh bằng một số cách như sau:
- Không nên thúc giục người bệnh trả lời câu hỏi. Bạn hãy kiên nhẫn để người bệnh có thể tìm ra câu trả lời.
- Giữ bầu không khí thoải mái khi giao tiếp với người rối loạn ngôn ngữ.
- Khi nói chuyện, bạn hãy diễn đạt một cách rõ ràng, chậm rãi câu hỏi.
- Khi giao công việc, bạn hãy yêu cầu họ nhắc lại một lần nữa yêu cầu để đảm bảo đã nắm rõ yêu cầu.
Với trẻ em, bạn hãy liên hệ với giáo viên lưu ý về con để trẻ có thể nhanh chóng hòa nhập và có thể thảo luận về các hoạt động trong lớp một cách nhanh chóng.
4.4. Tâm lý trị liệu
Người bị rối loạn ngôn ngữ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tâm lý do không thể giao tiếp với mọi người. Người bệnh dễ bị ức chế, khó chịu và có những hành vi vượt kiểm soát. Người nhà cần quan sát và đưa người bệnh tới gặp chuyên viên tâm lý trị liệu để cân bằng được cảm xúc và hành vi.
Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, học tập và công việc của người bệnh. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ vượt qua những trở ngại trong giao tiếp, nhanh chóng cải thiện tình hình.