Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vì hội chứng rối loạn ở trẻ nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng lớn trong tương lai sau này. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bố mẹ những thông tin liên quan tới hội chứng rối loạn giao tiếp ở trẻ để bố mẹ hiểu và tìm được cách can thiệp tốt nhất.
Tìm hiểu chung về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ hay suy giảm ngôn ngữ là những rối loạn liên quan tới vấn đề giao tiếp của trẻ nhỏ. Trong đó trẻ thường gặp khó khăn khi truyền đạt thông tin mà trẻ mong muốn chia sẻ cho người khác một cách trơn chu. Và những trẻ khi mắc rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở cả hai trường hợp khó khăn trong việc nói và cả khả năng diễn đạt ngôn ngữ ở dạng chữ viết.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì vấn đề rối loạn ngôn ngữ ở bé trai thường chiếm tỷ lệ cao hơn bé gái. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bé gái không có nguy cơ mắc hội chứng này nên bố mẹ vẫn cần phải quan sát và theo dõi con khi thấy trẻ có những bất thường về vấn đề diễn đạt ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.
Bởi vậy việc theo dõi và phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sớm được can thiệp sẽ vẫn mang lại cho trẻ nhiều cơ hội hơn để cải thiện. Nhất là khi trẻ được can thiệp sớm vào đúng giai đoạn vàng phát triển ( từ 0 cho tới trước năm 3 tuổi) của trẻ. Rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ được phân làm hai loại :
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Ở dạng rối loạn này bố mẹ sẽ dễ dàng phát hiện được bởi các biểu hiện được thể hiện rất rõ. Cụ thể là trẻ không thể tự hiểu được người khác nói gì hay muốn truyền đạt thông tin gì với mình. Đặc biệt những trẻ này không chỉ không hiểu khi nghe người khác truyền đạt mà ngay cả khi trẻ đọc sách thì trẻ cũng không thể hiểu được các thông tin trong đó đề cập tới nội dung gì.
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn, mục đích, nguyện vọng của mình. Thông thường thì những trẻ diễn đạt kém bằng lời nói xuất hiện nhiều hơn nhưng bên cạnh đó cũng có những trẻ diễn đạt kém cả vấn đề ngôn ngữ chữ viết. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một khía cạnh nhưng cũng có thể bao gồm cả hai khiến trẻ càng gặp khó khăn hơn trong quá trình giao tiếp
Biểu hiện của trẻ mắc chứng rối loạn chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ nếu được can thiệp sớm có thể giúp trẻ cải thiện và có thể đạt được mốc phát triển bình thường. Và việc nhận biết những biểu hiện dưới đây có thể giúp bố mẹ có thể giúp con sớm được tiếp cận các giải pháp can thiệp sớm.
Do đó khi thấy những biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ sau đây thì bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra và can thiệp sớm :
- Thường xuyên nói những từ ngữ xáo trộn không đúng nghĩa
- Trẻ không nhớ được những từ ngữ đã học và thường thay thế bằng các từ khác nhưng không có nghĩa
- Thường chỉ nói những từ ngắn
- Vốn từ ngữ ít
- Khó tiếp thu được từ ngữ mới, câu giao tiếp
- Khả năng tiếp nhận và truyền đạt thông tin kém
- Khó khăn khi làm theo hướng dẫn của người khác
- Trẻ khó khăn khi diễn đạt nguyện vọng mong muốn, trẻ diễn đạt kém.
- Việc nhớ tên gọi các đồ vật đối với trẻ trở nên khó khăn
Tuy nhiên đây chỉ là những biểu hiện để bố mẹ tham khảo vì không phải tất cả các trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ. Và việc chuẩn đoán được trẻ có bị mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ hay không thì bố mẹ nên đứa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và tìm giải pháp can thiệp sớm nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ
Nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ ở trẻ hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo một số chuyên gia phân tích thì khi trẻ mầm non và trẻ tiểu học mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Yếu tố di truyền |
|
Rối loạn bộ não |
|
Dị tật bẩm sinh |
|
Ảnh hưởng trong quá trình mang thai của mẹ |
|
Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ mà bố mẹ cần phải chú ý đó là nhiều quan điểm cho rằng việc học song ngữ sẽ khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai bởi khi trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ thì dù trẻ có học bao nhiêu ngôn ngữ thì hội chứng này vẫn tồn tại ở tất cả các loại ngôn ngữ đó. Và nó có thể xuất hiện ở việc biểu đạt ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết hoặc xuất hiện ở cả hai.
Biện pháp can thiệp dành cho trẻ rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy lớn gây ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ngôn ngữ trong trẻ. Do vậy khi trẻ có những biểu hiện sớm của hội chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ thì bố mẹ nên tìm những giải pháp can thiệp sớm để giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Trong đó điều bố mẹ cần làm đó là:
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể biểu hiện sớm hoặc muộn nhưng đôi khi cũng không thể hiện rõ ràng khiến việc nhận biết đối với bố mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. Do vậy,, việc đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và sàng lọc là điều mà bố mẹ nên làm đầu tiên khi thấy con có những dấu hiệu bất thường. Lý do là việc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp các chuyên gia đánh giá được chính xác mức độ của trẻ để có được giải pháp can thiệp dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ phù hợp.
Áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu
Âm ngữ trị liệu là được biết đến như một giải pháp rèn luyện ngôn ngữ mang lại hiệu quả cực tốt đối với những trẻ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, tự kỷ… Bởi vì liệu pháp này giúp trẻ được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, luyện phát âm, sửa lỗi sai khi nói… Nhờ đó mà trẻ có thể cải thiện tình trạng khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt và giao tiếp.
Đặc biệt, với những trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ ở thể nhẹ còn có thể cải thiện và phát triển đạt mốc của những bạn bình thường. Do vậy, nếu trẻ được can thiệp và được hỗ trợ kịp thời thì phép màu có thể sẽ đến sớm hơn với bé.
Sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, xã hội
Rối loạn giao tiếp ở trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện khi trẻ được sống trong một môi trường có nhiều sự quan tâm, yêu thương và thấu hiểu. Và những người có thể giúp trẻ làm tốt được điều đó chính là bố mẹ, ông bà, người xung quanh trẻ.
Điều đó có nghĩa là không chỉ bố mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, chăm sóc cho trẻ mà bố mẹ cũng nên tạo cho con những môi trường luyện tập tốt để trẻ có an tâm để rèn luyện. Đó có thể là những trung tâm phục hồi chức năng tại các thành phố lớn như: trung tâm phục hồi chức năng Hà Nội, hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh các trường học chuyên biệt hoặc đơn giản chỉ là việc bố mẹ cho trẻ được trải nghiệm ở những môi trường mới khi đi dã ngoại. Tất cả những điều đó hoàn toàn có thể giúp trẻ cảm nhận được và có thể cải thiện được vấn đề rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm những thông tin hữu ích để cùng đồng hành cùng con cải thiện và phát triển toàn diện hơn. Nếu bố mẹ gặp khó khăn hãy tìm ngay tới các chuyên gia để được hỗ trợ và tìm được những giải pháp can thiệp tốt nhất nhé.