Rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ có thể khiến trẻ gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển sau này bởi rào cản ngôn ngữ. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng can thiệp phù hợp sẽ có thể giúp trẻ cải thiện tốt hơn về vấn đề ngôn ngữ. Để bố mẹ có thể tìm kiếm được những thông tin hữu ích nhất thì bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Tìm hiểu về hội chứng rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ nhỏ
Rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi trong và cũng có nhiều trường hợp gặp cả ở những trẻ trên 5 tuổi. Trong đó những trẻ đang gặp phải vấn đề rối loạn giao tiếp thường rất khó khăn trong việc sử dụng ngôn từ hay diễn đạt mong muốn của mình tới người khác.
Và không phải do trẻ không thích được giao tiếp, tương tác với người khác mà do khả năng dùng ngôn ngữ của trẻ không được chuẩn chỉnh nên khi giao tiếp người khác không hiểu được trẻ muốn gì để tương tác lại do đó mà cuộc hội thoại diễn ra không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lâu dần khiến cho trẻ dần bị tách khỏi các cuộc trò chuyện và trẻ cũng dần ngại giao tiếp với người khác.
Rối loạn giao tiếp ở trẻ có thể bị rối loạn do vấn đề giọng nói, thính giác, lời nói, ngôn ngữ hoặc một số yếu tố khách quan tác động như: di truyền, di tật bẩm sinh, những vấn đề liên quan tới não bộ của trẻ…Và trẻ có thể bị rối loạn khu vực hoặc nhiều khu vực hoặc cũng có thể chỉ một khu vực sau đó ảnh hưởng lan rộng sang các khu vực khác. Chẳng hạn như: một số trẻ do thính giác bị khiếm khuyết khiến cho khả năng nhận thông tin của trẻ gặp khó khăn và dẫn tới việc trẻ gặp rối loạn ngôn ngữ, lời nói
Bên cạnh đó theo các chuyên gia thì với những trẻ mắc chứng rối loạn giao tiếp thường sẽ gặp phải nhiều hệ luỵ sau này nếu không được can thiệp sớm. Bởi vì việc trẻ bị hạn chế giao tiếp trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng nhiều vấn đề: tâm lý, tích cách, hành vi….
Đặc biệt là việc đó có thể sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tự kỷ, trầm cảm, tăng động giảm chú ý… khiến ảnh hưởng rất lớn tới tương lai sau này của trẻ. Do đó khi bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường của việc sử dụng ngôn ngữ thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra và để các chuyên gia có các giải pháp can thiệp sớm cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới việc rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ
Hiện nay chưa có một nhận định nào cho thấy trẻ mắc rối loạn giao tiếp bị tác động bởi một nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên việc gia tăng trẻ mắc rối loạn giao tiếp trong xã hội lại được nhiều chuyên gia tìm hiểu và thấy rằng trẻ mắc phải hội chứng này là do bị tác động bởi một số yếu tố như:
Vấn đề liên quan tới não bộ |
|
Ảnh hưởng trong giai đoạn mẹ mang thai |
|
Yếu tố di truyền |
|
Dị tật bẩm sinh |
|
Ảnh hưởng của quá trình sau sinh |
|
Ngoài ra cũng có một số yếu tố tác động tới việc rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ khiến cản trở việc trẻ giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên những yếu tố đó không rõ ràng nên không được nghiên cứu và tìm hiểu sâu và duy chỉ có các yếu tố kế trên được nhắc đến nhiều hơn cả.
Rối loạn giao tiếp xã hội ở trẻ và biện pháp can thiệp tốt nhất
Trẻ chậm nói, trẻ rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn giao tiếp xã hội nếu ở thể nhẹ mà được can thiệp kịp thời đều có thể có cơ hội cải thiện để đạt được mốc phát triển bình thường. Tuy nhiên để làm được điều đó cần phải có sự phối hợp ăn ý từ cả hai phía chuyên gia và gia đình. Cụ thể là:
- Giải pháp từ chuyên gia khi can thiệp cho trẻ rối loạn giao tiếp xã hội
Trẻ mắc các loại rối loạn ngôn ngữ hay giao tiếp đều cần được áp dụng các giải pháp âm ngữ trị liệu để cải thiện vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Và khi trẻ được can thiệp âm ngữ trị liệu thì sau một thời gian tình trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ có những chuyển biến tích cực thậm chí là có những trẻ cải thiện đến 80% tình trạng rối loạn giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì có nhiều trẻ mắc rối loạn giao tiếp xã hội sẽ kèm theo các biểu hiện lạ về hành vi, nhận thức… Do đó để giúp trẻ cải thiện toàn diện thì bố mẹ nên để trẻ được kiểm tra bởi các nhà chuyên môn và thực hiện theo phác đồ của các nhà chuyên môn để trẻ có thể đạt được kết quả tốt nhất và phục hồi trong thời gian sớm.
- Hướng can thiệp dành cho gia đình
Cùng với sự can thiệp của các chuyên gia và các giải pháp can thiệp âm ngữ trị liệu thì việc gia đình cũng có vai trò không hề nhỏ đối với việc cải thiện ngôn ngữ ở trẻ. Do đó, khi có những dấu hiệu của việc rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn với con để kết nối sợi dây tình cảm của gia đình với trẻ. Ngoài ra trẻ cũng cần phải được chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn để cho trẻ có đầy đủ dưỡng chất để đủ sức khỏe tập luyện.
Mặt khác bố mẹ cũng nên chủ động cho con được giao tiếp với bên ngoài nhiều hơn khi cùng con tham gia các buổi dã ngoại, đi chơi công viên hay chỉ đơn giản là đưa trẻ tới những nơi có nhiều bạn nhỏ khác. Còn nếu muốn trẻ có một nơi rèn luyện tốt nhất thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm phục hồi chức năng hoặc các ngôi trường chuyên biệt để được can thiệp tốt nhất.
Như vậy, với những trẻ mắc rối loạn giao tiếp xã hội nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại những di chứng về sau ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ hãy theo sát con và nếu thấy có bất ổn hãy liên hệ với các chuyên gia để được hỗ trợ cùng những giải pháp can thiệp tốt nhất cho con nhé.