Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ giúp trẻ đạt được những thành công trong học tập, cuộc sống của trẻ. Đặc biệt, với trẻ chậm nói, việc tập trung giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ một cách đáng kể. Tìm hiểu các cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ hiệu quả.
9 cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ đạt hiệu quả cao
Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ mà sẽ có những phương án phù hợp riêng. Với những trẻ chậm nói tự kỷ hoặc gặp vấn đề bệnh lý, việc rèn luyện khả năng tập trung cần có sự tư vấn từ các nhà chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn. Sau đây là 9 cách giúp nâng cao sự tập trung ở trẻ.
1. Không sử dụng các thiết bị di động khi không cần thiết
Với thời đại công nghệ hiện nay, rất nhiều ông bố, bà mẹ nuông chiều cho con sử dụng các thiết bị công nghệ vượt quá thời gian giới hạn. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự tập trung, trở thành lạm dụng các thiết bị di động. Nhiều trường hợp trẻ mải chơi triền miên, trẻ thích chơi 1 mình, bỏ qua mọi hoạt động thể chất và học tập hằng ngày.
Cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho con chơi những thiết bị điện tử trong thời gian quá dài. Chỉ cung cấp thiết bị điện tử cho con sử dụng khi thực sự cần thiết. Hãy quy định cho trẻ thời gian và những ứng dụng trẻ được dùng khi sử dụng các thiết bị điện tử.
2. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Não bộ cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể, khi thiếu chất dinh dưỡng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tập trung và dễ bị phân tâm.
Với những đứa trẻ đang bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành, cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoang chất cho trẻ. Trẻ khi ăn đủ chất sẽ tỉnh táo, tinh thần phấn chấn vui vẻ, khả năng ghi nhớ và tập trung được cải thiện đáng kể.
3. Chế độ ngủ hợp lý
Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần có thể độ ngủ hợp lý để tránh tình trạng phân tâm, kém tập trung. Mẹ có thể tham khảo chế độ ngủ dưới đây:
- Trẻ 0 – 4 tháng: Tổng thời gian ngủ của trẻ từ 16 – 18 giờ. Riêng ban đêm giấc ngủ cần kéo dài 8 – 9 giờ.
- Trẻ 5 – 12 tháng: Tổng thời gian ngủ của trẻ từ 12 – 16 giờ. riêng ban đêm giấc ngủ cần kéo dài 9 – 10 giờ.
- Trẻ 1 – 2 tuổi: Tổng thời gian ngủ của trẻ từ 11 – 14 giờ. riêng ban đêm giấc ngủ cần kéo dài khoảng 11 giờ.
- Trẻ 3 – 5 tuổi: Tổng thời gian ngủ của trẻ từ 10 – 13 giờ. riêng ban đêm giấc ngủ cần kéo dài khoảng 10 – 13 giờ.
- Trẻ 6 – 12 tuổi:Tổng thời gian ngủ của trẻ từ 9 – 12 giờ.
4. Tập thể dục đều đặn
Bên cạnh việc cung cấp đủ chất, việc tập thể dục giúp tinh thần minh mẫn và tỉnh táo. Với trẻ nhỏ, việc tập thể dục là vô cùng quan trọng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, tinh thần trở nên hoạt bát hơn. Tập thể dục mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp trẻ tập trung cao độ khi học hành.
5. Tăng sự tập trung một cách từ từ
Tương tụ khi dạy trẻ nhút nhát, rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ một cách đột ngột không phải là một giải pháp hay. Cha mẹ nên rèn luyện sự tập trung cho trẻ trong một thời gian ngắn sau đó mới nâng dần thời gia tập trung của trẻ lên. Các bước giúp rèn luyện khả năng tập trung của trẻ một cách từ từ:
- Bước 1: Đặt đồng hồ hẹn giờ 5 phút và giao cho con tập trung vào việc gì đó trong đúng khoảng thời gian này.
- Bước 2: Để con nghỉ ngơi khoảng 2 phút sau đó lại tiếp tục tập trung 5 phút.
- Bước 3: Mẹ lặp lại hành động trên hằng ngày. Mỗi ngày mẹ hãy cộng thêm 2 phút nghỉ ngơi và 5 phút tập trung để tiến hành rèn luyện cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ có khả năng tập trung trong vòng 45 phút mà chỉ cần nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút.
Phương pháp này tương đối hiệu quả và có tác dụng nếu mẹ kiên trì áp dụng. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, thiếu tập trung, mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn trước khi thực hiện.
6. Thực hiện từng việc một
Trong trường hợp con bạn có quá nhiều bài tập, bạn không nên thúc ép khiến trẻ thêm áp lực và mất tập trung. Thậm chí khi làm như vậy, hiệu quả công việc của trẻ cũng sẽ giảm, dễ đẩy trẻ vào tình trạng chán nản.
Thay vì đó, cha mẹ nên gợi ý trẻ chia nhỏ và hoàn thành từng việc một. Khi đó, mỗi công việc sẽ giữ được sự tập trung cao độ và đạt hiệu quả cao nhất.
7. Nghe nhạc
Một trong những phương pháp tương đối hiệu quả để nâng cao sự tập trung chính là nghe nhạc. Tuy nhiên, cha mẹ nên lựa chọn loại nhạc phù hợp như những bản nhạc không lời, nhạc nhẹ,.. tránh những bản nhạc quá sôi động, gây xao nhãng.
8. Tạo môi trường không ồn ào
Khả năng tập trung ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Chính vì vậy, sau khi trẻ chơi xong, bạn cần yêu cầu trẻ dọn dẹp phòng một cách sạch sẽ, tránh xao nhãng.
Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể để bé ghi chú xung quanh bàn học nhưng cần khoa học và hợp lý, tránh bừa bộn.
9. Lên kế hoạch cho mọi việc
Lập kế hoạch là một trong những thói quen hữu ích hỗ trợ con trẻ nâng cao khả năng tập trung. Chính vì vậy, cha mẹ có thể rèn luyện con học tập và vui chơi theo một lộ trình được vạch sẵn.
Phụ huynh hãy hỗ trợ con lập ra lịch trình cá nhân của trẻ theo từng ngày. Sau đó, cần đảm bảo con thực hiện đúng theo lộ tình đó nhằm tạo thói quen hữu ích cho trẻ. Vao thời gian đầu thực hiện lên kế hoạch, cha mẹ hãy đồng hành cùng con và thực hiện việc làm tương tự để làm mẫu và tạo động lực cho con.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu tập trung
Nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tập trung ở trẻ giúp bạn rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ một cách tốt hơn. Có rất nhiều nguyên nhan gây ra hiện tượng thiếu tập trung ở trẻ như phương pháp giáo dục, chế độ dinh dưỡng, không ngủ đủ giấc, sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ và do yếu tố di truyền.
1. Do phương pháp giáo dục
Nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng thiếu tập trung ở trẻ là phương pháp giáo dục. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đã tạo cho con những nếp xấu như vừa ăn cơm vừa xem ti vi, vừa học vừa nói chuyện,.. Vô tình từ những điều đó, cha mẹ đã tạo nên những nếp xấu trong sinh hoạt đồng thời ảnh hưởng tới sự tập trung của con.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ thiếu tập trung do không được rèn luyện về tính kỷ luật ngay từ nhỏ. Phương pháp giáo dục này khiến trẻ trở nên mất tập trung và khó cải thiện tình trạng ngay từ nhỏ.
2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu tập trung ở trẻ. Cha mẹ thường nuông chiều cho con ăn quá nhiều kẹo thay vì những thực phẩm bổ dưỡng khác. Đặc biệt, thiếu hụt sắt khiến trẻ giảm tập trung, giảm chú ý, ảnh hưởng tới sức khở thể chất của trẻ.
3. Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng với trẻ em. Nếu không ngủ đủ, trẻ sẽ bị mệt mỏi. Thậm chí trong giờ học trẻ dễ gặp tình trạng uể oải, chán nản khiến trí nhớ suy giảm rõ rệt. Về lâu dài tình trạng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất và tinh thần của trẻ.
4. Sử dụng các thiết bị công nghệ
Do thói quen nuông chiều con nên nhiều cha mẹ để con sử dụng một cách thoải mái các thiết bị công nghệ như iPad, điện thoại,… Ánh sáng xanh phát ra từ những thiết vị này ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ, làm suy giảm trí nhớ, khiến trẻ dễ xao nhãng hơn trong những hoạt động thường ngày.
5. Di truyền
Yếu tố rối loạn di truyền là một trong những yếu tố có thể gây nên tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Một trong số những biểu hiện đso là trẻ chậm nói, bé 17 tháng chưa biết nói,…Đây được coi là một loại bệnh lý và cần được kiểm tra kĩ càng bởi bác sĩ.
Trẻ chậm nói kém tập trung có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tự kỷ. Chính vì vậy, ngay khi con có những dấu hiệu đầu tiên của việc chậm nói, mất tập tủng, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để kiểm tra.
Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ 9 cách rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có biểu hiện thiếu tập trung mà cần tìm cách khắc phục để tránh ảnh hưởng tới con trong tương lai. Hy vọng mẹ sẽ sớm lựa chọn được giải pháp tốt và phù hợp để cải thiện khả năng tập trung của trẻ.