Phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát bằng việc tạo thêm môi trường tích cực, khuyến khích trẻ, cho trẻ tham gia nhiều hoạt động…sẽ giúp trẻ sớm tìm lại sự tự tin và phát triển các thế mạnh của bản thân. Để giúp trẻ có thể tự tin hơn và giảm bớt lo lắng cho bố mẹ thì bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ 5 phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát giúp trẻ tự tin hơn ngay sau đây.
5 phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát lấy lại tự tin hiệu quả nhất
Trẻ nhút nhát sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc giao tiếp như trẻ chậm nói, trẻ ngại giao tiếp… Bên cạnh đó còn khiến trẻ không thể phát huy được những điểm mạnh của mình. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu của việc nhút nhát, thiếu tự tin thì bố mẹ hãy tham khảo các phương pháp sau:
Giúp trẻ kết nối với nhiều bạn bè
Đa số tâm lý trẻ nhỏ đều rất nhút nhát và sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ ở những lần đầu tiên của buổi gặp mặt. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn có tâm lý lo lắng con ốm, con bệnh nên rất bao bọc và hạn chế cho trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài khiến cho trẻ luôn bị bỡ ngỡ và lạ lẫm với mọi thứ xung quanh.
Và thường những gia đình như vậy sẽ nuôi dưỡng ra những đứa trẻ nhút nhát vì vậy, bố mẹ có thể tạo cho trẻ có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với môi trường, bạn bè, mọi người xung quanh khi đó trẻ sẽ dần hình thành thói quen làm quen với người lạ và không còn cảm giác sợ khi tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc giúp trẻ kết nối với bạn bè còn khiến trẻ phát triển nhiều kỹ năng giao tiếp, trò chuyện, nắm bắt cảm xúc với người khác. Mà quan trọng hơn là trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để cảm nhận thế giới xung quanh.
Sử dụng lời khen nhiều hơn cho trẻ
Sử dụng lời khen để giáo dục trẻ nhút nhát mang đến hiệu quả vô cùng lớn với hành trình giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nhút nhát, kém tự tin. Bởi vì khi trẻ được khen trẻ sẽ có một tâm lý thoải mái và nhờ đó mà trẻ có thể tự tin thể hiện cá tính, mong muốn hay sở trường của mình.
Và theo thống kê thì những đứa trẻ được sống cùng bố mẹ, người thân luôn biết tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho trẻ hay quan tâm tới tâm lý của trẻ thì những đứa trẻ đó thường phát triển được nhiều sở trưởng cũng như rất biết cách thể hiện cá tính riêng và tự tin trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây chính là lời khen mà bố mẹ sử dụng phải được dùng đúng lúc, đúng chỗ và phải phù hợp. Bởi vì nếu bố mẹ sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng sẽ khiến trẻ trở nên tự tin thái quá dẫn đến trẻ luôn nghĩ mình là trung tâm và mọi người phải phục tùng mình .
Đặc biệt là khi trẻ được khen sai cách sẽ hình thành nên thói quen kiêu ngạo tự mãn và trẻ không thích nghe những góp ý mang tính khuyên nhủ, giáo dục. Bởi vậy bố mẹ cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ tâm lý của trẻ cũng như cách để khen trẻ giúp bé phát huy được những ưu điểm vốn có của trẻ mà vẫn giáo dục trẻ được tính khiêm tốn.
Luôn sử dụng nguyên tắc 3K
Không so sánh, không thất vọng và không la mắng là nguyên tắc không thể thiếu trong phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát. Đây là điều mà bố mẹ cần phải chú ý nếu không tất cả mọi cố gắng, nỗ lực sẽ khó có thể đạt được thậm chí trẻ sẽ càng trở nên nhút nhát hơn.Chính vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị một tinh thần thoải mái, kiên nhân để cùng còn từng bước vượt qua cơn sợ hãi cũng như đẩy lùi tình trạng nhút nhát bên trong trẻ.
Mặc dù hành trình tìm lại sự tự tin cho con có thể sẽ nhiều chông gai và gian nan nhưng nếu bố mẹ đủ kiên nhẫn thì trẻ cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ có thêm động lực để tiếp tục rèn luyện.
Nói chuyện càng nhiều với con càng tốt
Giúp trẻ trở nên hoạt ngôn hơn cũng là cách để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nhút nhát, thiếu tự tin. Bởi vậy, việc bố mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với con là cách để con có thể phát triển tốt ngôn ngữ.Cùng với đó trẻ sẽ có thể sử dụng tốt ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi nhiều hơn với mọi người. Lâu dần trẻ sẽ quen với việc có thể giao tiếp và ngoại giao với nhiều người hơn. Không chỉ là người thân mà cả những người trẻ gặp ở bên ngoài nhờ đó mà trẻ có thể vượt qua sự sợ hãi, nhút nhát và thiếu tự tin.
Không dán mác “nhút nhát” cho con
Trẻ nhỏ khi mới gặp người lạ thường sẽ núp vào người của bố hoặc mẹ để lảng tránh nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên những câu nói kiểu như: “ bé ngại kìa”, “ cháu nhát lắm”… vô tình lại khiến cho trẻ cảm giác bản thân đúng là nhút nhát và trong tâm trí trẻ luôn cho đó là điều hiển nhiên.Tức là trẻ luôn tự gán cho mình mác nhút nhát đi khắp mọi nơi và trẻ cũng không muốn rời bỏ nhãn mác đó.
Vì vậy, thay vì gắn mác cho con bố mẹ hãy cố gắng tạo cho con một cảm giác an toàn để con kịp thích nghi với điều mới lạ. Chẳng hạn như giúp con có thể nhận biết được đó là người quen, là ông bà hay bạn bè của bố mẹ và mọi người đều rất yêu thương con nên con không nên quá lo lắng. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia nhiều hơn vào các cuộc trò chuyện khi đi chơi cùng bạn bè để trẻ thấy an tâm hơn và trẻ không còn cảm giác lo sợ.
Lưu ý khi áp dụng các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát
Quá trình áp dụng các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát có nhiều bậc phụ huynh áp dụng sai cách dẫn đến hiệu quả không cao. Do đó khi hỗ trợ trẻ nhút nhát thiếu tự tin các bậc phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau:
- Không nên ép buộc trẻ quá mức
- Thực hiện từng bước nhỏ theo từng cấp độ từ thấp đến cao
- Hiểu con đang cần gì và muốn được hỗ trợ gì để đáp ứng đúng
- Không áp đặt tiêu chuẩn quá cao với con
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với trẻ vì mỗi trẻ sẽ có cách tiếp cận khác nhau
Ngoài ra với bất kể trường hợp nào thì khi giáo dục trẻ nhỏ bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi áp dụng các phương pháp can thiệp. Bởi vì điều đó có thể khiến cho tình trạng nhút nhát ở trẻ không được cải thiện nếu áp dụng không đúng cách.
Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ 5 phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát giúp bé tự tin hơn mà bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và can thiệp nếu tình trạng nhút nhát của trẻ có dấu hiệu bất thường. Bởi vì khi được can thiệp sớm thì vấn đề của trẻ sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tốt hơn.