Theo các chuyên gia, hiện nay đã có nhiều phương pháp dành cho trẻ tự kỷ chậm nói được nghiên cứu và công nhận có thể sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói trong thời gian dài luyện tập. Dưới đây là top các phương pháp mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng chậm nói cho con tại nhà, mời các bố mẹ tham khảo.
Top 10 phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói tại nhà
Dưới đây là những phương pháp dạy cho trẻ chậm nói tự kỷ tại nhà, bố mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để áp dụng sớm nhất cho con.
Luôn trả lời những câu hỏi của trẻ
Trẻ con thường rất hay thắc mắc về những vấn đề xung quanh cuộc sống. Với trẻ chậm nói tự kỷ nói riêng và trẻ em chậm nói chung thì mặc dù trẻ chưa nói được hoặc phát âm chưa rõ thì mẹ cũng nên giải đáp những thắc mắc của trẻ.
Vậy làm sao để nhận biết được trẻ có những vấn đề gì? Mẹ có thể dựa vào những cử chỉ, hành động, thái độ và ánh mắt của trẻ khi nhìn một đồ vật, sự việc hay con vật nào đó. Có thể bé muốn được giải đáp về chúng, muốn lấy chúng. Mẹ nên chủ động để ý đến thái độ của con và giải thích cho con về món đồ vật và đưa đồ đó cho con nếu như con có nhu cầu muốn chơi cùng.
Phương pháp này sẽ giúp bé mở rộng kiến thức và vốn từ vựng. Mặc dù chỉ là một phương pháp đơn giản nhưng được các nhà chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích bố mẹ nên tập luyện cho con tại nhà.
Dạy trẻ từ những từ ngữ đơn giản
Trẻ chậm nói tự kỷ không chỉ đơn thuần chậm nói mà còn có dấu hiệu của tự kỷ nên mặt nhận thức của con sẽ chậm hơn so với các bạn khác vì vậy, việc bé tiếp được nội dung mà bố mẹ giao tiếp với trẻ sẽ hạn chế hơn.
Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ, bố mẹ nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để con dễ dàng hiểu được nội dung giao tiếp. Bố mẹ nên bắt đầu bằng từ liên quan đến cuộc sống hàng ngày mà bé mà bé diễn ra. Như vậy, trẻ sẽ được tiếp xúc với từ ngữ quen thuộc và dễ tiếp thu hơn.
Ngoài ra, khi giao tiếp, bố mẹ không nên nói câu quá dài và nói với tốc độ quá nhanh sẽ khiến trẻ không hiểu và không nghe được những gì bố mẹ nói. Theo các chuyên gia, nên giao tiếp với trẻ với nhịp độ nói chuyện là 2/12 để bé tiếp thu được nội dung trò chuyện tốt nhất.
Trò chuyện với trẻ mọi lúc
Những trẻ tự kỷ chậm nói thường có dấu hiệu không để ý những lời bố mẹ hoặc người khác nói, thậm chí khi gọi đến có dấu hiệu không quan tâm. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà bố mẹ hạn chế nói chuyện với con tại nhà.
Mặc dù bé có giao tiếp lại hay không thì bố mẹ vẫn nên tích cực trò chuyện với bé hàng ngày để cải thiện khả năng giao tiếp và vốn từ vựng. Có thể bé không đáp lại lời nhưng chắc chắn bé nghe thấy những lời bố mẹ nói.
Bố mẹ nên nói chuyện với bé mọi lúc và giới thiệu những việc mà mẹ làm bằng những từ dễ hiểu, ngắn gọn với tốc độ nói chuyện chậm rãi. Bố mẹ có thể kết hợp những cử chỉ kèm theo lời nói như: vẫy tay, chào tạm biệt kết hợp tay, nhận đồ bằng hai tay,…để con có hứng thú hơn với nội dung trò chuyện.
Giao tiếp với trẻ qua hình ảnh, đồ vật
Với những bé mắc tự kỷ chậm nói thường khó chú ý, không tập trung vào lời bố mẹ nói, vì vậy bố mẹ có thể kết hợp các đồ vật để giao tiếp, giúp bé hứng thú hơn. Đây cũng là phương pháp được các bố mẹ khác sử dụng trong quá trình dạy con tại nhà.
Trẻ con thường hứng thú với những món đồ chơi, những trang sách đa sắc màu, mẹ có thể sử dụng một tấm thẻ bảng, một tờ giấy hoặc món đồ chơi mà bé thích nhất để giao tiếp với trẻ. Mẹ nên kích thích bé gọi tên đồ vật, giả dạng giao tiếp luôn cùng đồ vật như một người bạn. Như vậy, trẻ sẽ hứng thú hơn và tăng vốn từ của trẻ.
Cổ vũ trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ mắc tự kỷ chậm nói không chỉ có dấu hiệu về chậm nói mà còn có những dấu hiệu về hình thể, não bộ. Vì vậy, việc xử lý các vấn đề là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên đưa ra cho con một số công việc nhỏ và nhờ con giúp. Với phương pháp này, sẽ kích thích về trí não của con được hoạt động.
Nên để trẻ giải quyết vấn đề trong vài phút, nếu như trẻ có thể tự giải quyết vấn đề thì đó là một tín hiệu tốt, nếu như trẻ không thể giải quyết được vấn đề bố mẹ nên giúp con và hướng dẫn con cách đề giải quyết vấn đề đó.
Lưu ý: Trẻ tự kỷ rất khó để kiểm soát cảm xúc, không nên để bé không giải quyết được vấn đề quá lâu, có thể khiến cho trẻ bị kích thích hệ thần kinh. Tuy nhiên, cũng không nên giúp con ngay khi vừa giao việc, nên để con kích thích trí não để giải quyết vấn đề.
Nói không với tivi, điện thoại
Ngày nay, bố mẹ thường có thói quen cho con xem tivi, điện thoại tuy nhiên đây là một thói quen xấu đang dần gây hại cho những trẻ mắc tự kỷ chậm nói và cả những trẻ bình thường. Thay vì xem tivi, điện thoại thì bố mẹ nên đọc sách cho con nghe để con được tiếp thu những tri thức bổ ích và mở rộng vốn từ. Nên kể chuyện với giọng điệu có ngắt nghỉ, gần với nhân vật trong chuyện để trẻ có hứng thú nghe chuyện.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mua cho con những món đồ chơi thông minh có phát ra tiếng nhạc để trẻ học hát theo. Đây cũng là một trong những cách được nhiều bố mẹ áp dụng và đã nhìn thấy con có sự tiến bộ từng ngày.
Bố mẹ nên cho con đi học để được giao tiếp với bạn bè, đôi khi ở nhà với bố mẹ bé không có nhu cầu muốn nói nhưng khi gặp được các bạn, được vui chơi với đúng lứa tuổi, trẻ sẽ nhanh cải thiện được khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Không nói theo trẻ
Thông thường, bố mẹ hay có thói quen trêu con bằng cách nhại theo tiếng con nói, đặc biệt là những âm thành, ngôn ngữ đặc biệt khi con nói ngọng, con nói lắp. Việc đó tưởng chừng như không sao nhưng thật sự sẽ khiến cho tình trạng nói lắp, nói ngọng của con càng nặng hơn.
Khi thấy bố với mẹ bắt chước nhại theo âm thanh mà mình vừa phá ra, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và có thể tiếp tục phát ra những âm thanh như vậy để trêu lại bố mẹ. Tình trạng này vô tình khiến cho trẻ càng nói lắp, nói ngọng hơn. Lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen và đi sâu vào trong tiềm thức.
Rất khó có thể sửa thói quen đã hình thành sâu vào trong tâm trí trẻ, đặc biệt về cách giao tiếp của những trẻ mắc tự kỷ chậm nói. Thay vào đó, bố mẹ có thể nói lại từ ngữ con nói với cách nói chuẩn nhất, chậm rãi nhất và đố trẻ nói theo. Khi đó tình trạng nói ngọng của trẻ sẽ được cải thiện nếu như lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cho con tham gia hoạt động ngoài trời
Thông thường những bé mắc chứng tự kỷ chậm nói không thích những nơi đông người, trẻ không nói chuyện với người lạ. Bố mẹ cứ để con chỉ ở nhà với 4 bức tường và chơi một mình có thể khiến tình trạng tự kỷ của con nặng hơn.
Bố mẹ nên cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài để con thấy được bên ngoài thật thú vị. Điều này sẽ giúp con cởi bỏ được tấm áo giáp, hình thành khả năng giao tiếp. Nếu con sợ đông người thì bố mẹ nên cho con gặp tiếp xúc với ít người trước, sau đó mới tăng dần số lượng người qua từng buổi gặp gỡ.
Nên cho con tiếp xúc với các bạn nhỏ cùng lứa tuổi, khi đó bé sẽ giao tiếp dễ dàng hơn và tự tin hơn trước đám đông.
Không bắt ép bé nói hoặc làm việc
Không phải bé nào mắc chậm nói tự kỷ khi nhận được khuyến khích, yêu cầu nhỏ của mẹ là sẽ lập tức nói theo và nhận nhiệm vụ được giao. Những bé mắc tự kỷ chậm nói thường khá nhạy cảm nên bố mẹ cần lưu ý nhỏ nhẹ khi khuyến khích con nói hoặc giao việc cho con.
Nếu như con làm được việc hoặc phát được thành tiếng khi bố mẹ nên cổ vũ, khen ngợi con để con tiếp tục cố gắng tiếp. Còn con không nói hoặc không làm theo yêu cầu thì cũng nên nhẹ nhàng với con, tuyệt đối không la mắng, gượng ép con nói hoặc làm việc. Khi đó bé có thể sẽ bị kích thích não bộ và xảy ra một trong hai trường hợp:
- Bé tức giận, đập phá đồ đạc, trẻ hay la hét, thậm chí đập đầu vào tường
- Bé sợ hãi, trốn trong bóng tối, không dám đến gần bất cứ ai, kể cả là bố mẹ
Sự nóng giận không kiểm soát được của bố mẹ có thể khiến trẻ bị kích động não bộ, phản tác dụng dạy hoặc thậm chí còn có thể khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn.
Bên cạnh những bài tập được áp dụng tại các trung tâm phục hồi chức năng, bố mẹ nên kết hợp tập luyện các bài tập nhỏ cho con tại nhà để tăng chất lượng cải thiện cho con. Những bài tập này chỉ là bài tập nhỏ chỉ mất một vài phút, bố mẹ nên rèn luyện cho con mỗi ngày để cải thiện tình trạng của con nhanh hơn.
Bài tập cho trẻ từ 1-3 tuổi
Nếu bố mẹ phát hiện bé từ 1-3 tuổi đã có dấu hiệu chậm nói tự kỷ, bố mẹ nên kết hợp tập cho con tại nhà để cải thiện tình trạng của con sớm nhất. Bố mẹ chỉ cần dạy cho con những bài tập đơn giản như:
- Chu môi
- Bặm môi
- Há miệng to
Có thể áp dụng những bài tập trên như cho bé chơi các trò chơi thổi bóng bay, thổi nến sinh nhật, ai nhanh hơn,…với mục đích cho bé làm quen để lấy hơi, phát âm,…
Bài tập cho trẻ trên 3 tuổi
Mặc dù những trẻ trên 3 tuổi thì tỷ lệ cải thiện không cao nhưng nếu như con đã ở ngoài thời điểm vàng thì bố mẹ vẫn nên kết hợp các bài tập để giúp con cải thiện dần dần.
Bé trên 3 tuổi lớn hơn nhóm tuổi 1-3 nên những bài tập sẽ được nâng cao hơn. Bố mẹ có thể tham khảo những bài viết dưới đây để tập cho con tại nhà:
- Bài tập chu môi: Cho bé chu môi trong 5 giây, di chuyển sang trái, sang phải mỗi bên 10 lần.
- Bài tập cười: Cho bé cắn khít hai hàm răng với nhau, cười sao cho răng, nướu hở và không nheo mắt. Giữ nguyên trong 5 giây và lặp đi lặp lại 10 lần.
- Bài tập đẩy hơi trong miệng: Cho bé hít một hơi sâu, phồng má, mím chặt môi trong 5 giây không để không khí thoát ra ngoài. Đẩy hơi sang trái, phải lặp đi lặp lại 10 lần.
- Bài tập bĩu môi: Cho bé bĩu môi trong 5 giây, lặp đi lặp lại 10 lần.
- Bài tập căng lưỡi: Cho bé há miệng to, lè lưỡi dài, di chuyển từ trái sang phải, mỗi bên giữ nguyên 5 giây, lặp đi lặp lại với mỗi bên 10 lần.
Trên đây chỉ là những phương pháp và bài học nhỏ mà bố mẹ nên áp dụng để tập luyện cho con tại nhà kết hợp với những bài tập âm ngữ trị liệu và phục hồi chức năng về nhận thức tại các trung tâm phục hồi chức năng. Nếu như bé chỉ tập những bài tập trên tại nhà mà không được trị liệu chuyên sâu hoặc chỉ đến trung tâm can thiệp mà bố mẹ không tập luyện cho tại nhà thì tỷ lệ con cải thiện là rất thấp. Bố mẹ nên kết hợp cả hai để con được tiến bộ nhanh hơn.
Những lưu ý bố mẹ cần biết trước khi bố mẹ dạy con tại nhà
Tùy thuộc vào tình trạng của từng bé mà bố mẹ nên áp dụng những phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng chậm nói cho con. Bố mẹ cần nắm rõ những lưu ý dưới đây để áp dụng đúng cách dạy con tại nhà.
- Bố mẹ cần theo dõi những hành động, cử chỉ của con để phân biệt được con mắc chậm nói đơn thuần hay chậm nói tự kỷ. Vì hai trường hợp cần áp dụng những cách giảng dạy khác nhau mà có một số biểu hiện khá giống nhau nên bố mẹ cần để ý những chi tiết nhỏ mới có thể nhận ra.
- Khi phát hiện con mắc chậm nói tự kỷ phải lập tức đưa trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá tình trạng của trẻ. Sau đó đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho trẻ. Khi nhận được tư vấn về các phương án và hành trình cải thiện của trẻ, bố mẹ sẽ áp dụng được đúng các phương pháp, đúng cách hơn.
- Trước khi dạy trẻ, cần nghiên cứu kỹ các phương pháp phù hợp vào tính cách của trẻ. Mỗi trẻ có một tính cách khác nhau, với những trẻ tự kỷ chậm nói thường khó có thể kiểm soát cảm xúc nên bố mẹ cần khéo léo hơn khi dạy con, tránh lớn tiếng, la mắng với con sẽ khiến não bộ trẻ bị kích thích.
- Để cải thiện tình trạng chậm nói tự kỷ của trẻ, bố mẹ cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài, và nhất quán xuyên suốt quá trình dạy trẻ. Không nên nóng vội vì đây là những phương pháp phục hồi chức năng, ngoài ra trẻ còn có thể phải áp dụng những biện pháp y học kết hợp để trị liệu.
- Cải thiện cho trẻ sớm nhất, có thể từ khi trẻ 12 tháng khi nhận biết được trẻ có dấu hiệu chậm nói. Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói âm ngữ trị liệu và các phương pháp phục hồi chức năng khác có một thời điểm vàng để can thiệp là dưới 3 tuổi. Nếu như bố mẹ cho con trị liệu khi con đã quá lớn, rất khó để dạy con và tình trạng cải thiện của con không cao.
Bài viết trên đây là những phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói cho những bố mẹ đang có con tự kỷ chậm nói muốn kết hợp dạy con tại nhà. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc gì về bài viết, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây để được giải đáp trong thời gian ngắn nhất.