Nói lắp ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nói lắp ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu trẻ mắc nói lắp không được can thiệp sớm sẽ gây cản trở tới việc phát triển và giao tiếp của trẻ. Để hiểu hơn chứng nói lắp ở trẻ thì bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về nói tình trạng này ở trẻ.

Nói lắp ở trẻ nhỏ
Nói lắp ở trẻ nhỏ

Thông tin chung triệu chứng nói lắp ở trẻ

Nói lắp ở trẻ là một dạng rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong giai đoạn học nói nhưng cũng có thể kéo dài cho tới khi trưởng thành nếu không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Trong đó những trẻ mắc chứng nói lắp thường nói có những khoảng dừng và gián đoạn, không trôi chảy và kéo dài thời gian khi nói. Và chính những khoảng thời gian kéo dài này chính là thời gian mà trẻ nói lặp đi lặp lại một âm tiết, âm thanh, từ ngữ nào đó nhiều lần.

Mặc dù tật nói lắp ở trẻ không gây ảnh hưởng tới việc phát triển thể chất hay các vấn đề sức khoẻ khác của trẻ nhưng việc trẻ nói lắp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn việc giao tiếp, trò chuyện, học tập của trẻ khi trẻ sử dụng ngôn ngữ để tương tác với người thân, thầy cô và bạn bè. Điều đó khiến cho việc giao tiếp của trẻ gặp nhiều rào cản và làm trẻ mất tự tin cũng như thế hiện cá tính riêng của mình cũng như cảm thấy gượng gạo ngại giao tiếp với người khác.

Nói lắp thường được bắt gặp nhiều ở trẻ em
Nói lắp thường được bắt gặp nhiều ở trẻ em

Nguyên nhân của chứng nói lắp ở trẻ nhỏ

Nói lắp ở trẻ nhỏ thường diễn ra trong giai đoạn tập nói nhưng cũng có thể diễn ra lâu hơn cho tới khi trẻ trưởng thành. Mặc dù vậy cho đến nay nguyên nhân trẻ nói lắp vẫn chưa được xác định cụ thể là do đâu nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu thì khi trẻ mắc tật nói lắp thường có thể do bị tác động bởi một số yếu tố sau:

Yếu tố di truyền
  • Trong gia đình tiền sử người mắc tật nói lắp
Môi trường sống của trẻ
  • Trẻ tiếp xúc với những người có tật nói lắp trong thời gian học nói
  • Trẻ nói sai nhưng không được chỉnh sửa ngay từ đầu
Giới tính của trẻ
  • Bé trai thường nói lắp nhiều hơn so với bé gái
Yếu tố liên quan tới cảm xúc và tính cách
  • Dễ bị kích động
  • Căng thẳng dồn nén thường xuyên khiến trẻ nói lắp khi căng thẳng.
  • Quá trình nói chuyện thường bị bối rối, lo lắng
Những vấn đề liên quan tới cơ quan não bộ
  • Trẻ chấn thương não bộ
  • Tật bẩm sinh liên quan tới não
  • Trẻ tự kỷ, bại não…

Như vậy, việc trẻ mắc chứng nói lắp thường bắt nguồn bởi nhiều yếu tố tác động và việc của bố mẹ đó là kịp thời phát hiện để cho trẻ kiểm tra và được can thiệp sớm để giúp trẻ có thể cải thiện và phục hồi tốt nhất. Bởi vì chứng nói lắp có thể được chữa khỏi nếu tình trạng nói lắp của trẻ không phải do vấn đề bệnh lý hay do các vấn đề liên quan tới vấn đề chấn thương não bộ nghiêm trọng. Do đó bố mẹ cần cho trẻ can thiệp sớm để trẻ có cơ hội cải thiện và phục hồi.

Trẻ bại não có cấu trúc não tổn thương thường kèm theo biểu hiện nói lắp
Trẻ bại não có cấu trúc não tổn thương thường kèm theo biểu hiện nói lắp

Triệu chứng dẫn tới việc trẻ mắc chứng nói lắp

Nói lắp ở trẻ rất dễ nhìn nhận bởi các biểu hiện của hội chứng này rất rõ ràng. Trong đó bố mẹ có thể quan sát và kịp thời can thiệp nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Nói một từ nhưng kéo dài
  • Thường xuyên nhắc đi nhắc lại một vấn đề
  • Khi nói vấn đề bật âm của trẻ gặp khó khăn khiến các cơ vận động của miệng và mặt thường bị căng cứng để diễn đạt được lời nói
  • Đang nói có thể ngắt nghỉ không đúng chỗ
  • Hạn chế giao tiếp với nhiều người
  • Trẻ nói những câu nói khó hiểu do câu nói của trẻ nói lắp thường hay bị mất từ

Ngoài ra, trẻ mắc chứng nói lắp còn kèm theo các cử chỉ, hành động như: chớp mắt, rung hàm, rung môi, giật cơ mặt, co giật phần đầu… Và khi vấn đề nói lắp trở nên nghiêm trọng sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trong giao tiếp, trò chuyện. Do đó, khi bố mẹ thấy trẻ có những triệu chứng bất ổn của việc dùng ngôn ngữ mà cụ thể đó là những triệu chứng của chứng nói lắp thì bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra tại các trung tâm y tế chuyên sâu để được kiểm tra và can thiệp sớm giúp trẻ sớm phục hồi và có thể sử dụng ngôn ngữ tốt hơn trong việc giao tiếp.

Trẻ nói lắp thường hạn chế trong giao tiếp
Trẻ nói lắp thường hạn chế trong giao tiếp

Chẩn đoán triệu chứng nói lắp ở trẻ

Hội chứng nói lắp, chậm nói ở trẻ hay các bất thường về ngôn ngữ ở trẻ chỉ có thể được chẩn đoán chính xác khi trẻ được thăm khám, kiểm tra bởi các chuyên gia y tế chuyên khoa. Trong đó khi trẻ đến thăm khám bố mẹ cần phải nắm được một số vấn đề sau để cung cấp cho các chuyên gia :

  • Thời gian phát hiện trẻ nói lắp là khi nào
  • Khi trẻ nói lắp có bị vấn đề nào tác động không
  • Mức độ nói lắp của trẻ có thường xuyên không hay chỉ trong một vài trường hợp cụ thể
  • Trẻ có gặp khó khăn gì trong giao tiếp khi nói lắp không
  • Các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ đã sử dụng

Ngoài ra các chuyên gia sẽ cần làm thêm một vài bài test nhỏ để kiểm tra xem mức độ nói lắp ở trẻ. Việc kiểm tra chuẩn xác không những nắm bắt được vấn đề của trẻ mà còn giúp các chuyên gia có thể đưa ra các giải pháp can thiệp tốt nhất. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải cung cấp các thông tin một cách chuẩn xác và càng cụ thể càng tốt. Bởi những thông tin đó sẽ giúp các chuyên gia hiểu được nguồn gốc của chứng nói lắp mà trẻ đang gặp phải.

Triệu chứng nói lắp ở trẻ cần được chẩn đoán bởi các chuyên gia y tế
Triệu chứng nói lắp ở trẻ cần được chẩn đoán bởi các chuyên gia y tế

Biện pháp can thiệp khi trẻ mắc chứng nói lắp

Như đã nói thì chứng nói lắp ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm hay gây hại tới tính mạng của trẻ nhưng nếu vấn đề này của trẻ không được can thiệp sớm thì trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, học tập và giao tiếp xã hội. Vì vậy, khi bố mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ bố mẹ thường được các chuyên gia đưa ra những lời khuyên như sau:

Can thiệp bằng âm ngữ trị liệu cho trẻ

Tất cả những vấn đề liên quan tới ngôn ngữ của trẻ đều cần có sự hỗ trợ của các phương pháp phục hồi chức năng. Đặc biệt với những trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ kém như trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ bại não… thì giải pháp hỗ trợ tốt nhất chính là ứng dụng can thiệp bằng âm ngữ trị liệu. Lý do là âm ngữ trị liệu sẽ giúp cho trẻ có thời gian để rèn luyện, uốn chỉnh các âm tiết để trẻ có thể nói tròn vành, rõ tiếng và nói rõ ràng hơn. Bên cạnh đó các giải pháp âm ngữ trị liệu còn có thể giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng nói lắp ở trẻ. Và nếu trẻ được can thiệp sớm trong giai đoạn vàng phát triển ( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của trẻ thì trẻ vẫn có thể sẽ đạt được mốc phát triển bình thường như các bạn cùng tuổi.

Trẻ được can thiệp âm ngữ trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng
Trẻ được can thiệp âm ngữ trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng

Cho trẻ áp dụng các giải pháp tâm lý trị liệu

Trẻ mắc chứng nói lắp có thể do mắc phải các vấn đề về tâm lý và trẻ thường do quá lo lắng, căng thẳng nên dẫn tới nói lắp. Vì vậy, với các trường hợp này thì trẻ hoàn toàn có thể được khắc phục khi được can thiệp bởi liệu pháp tâm lý trị liệu. Sở dĩ như vậy bởi vì tâm lý trị liệu giúp trẻ rèn luyện khả năng bình tĩnh, giảm căng thẳng và lo lắng khi giao tiếp. Nhờ đó mà khi giao tiếp trẻ tự tin hơn cũng như hoàn thành tốt vấn đề giao tiếp.

>>>Có thể bạn quan tâm: Nói Lắp Có Chữa Được Không? Cách Sửa Cho Trẻ Hiệu Quả Nhất

Đẩy cao vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ cải thiện nói lắp

Gia đình luôn là điểm tựa tốt nhất và cũng là môi trường tốt nhất để trẻ có nhiều cơ hội hơn trong việc rèn luyện. Do đó khi trẻ mắc chứng nói lắp bố mẹ cần phải:

  • Dành nhiều thời gian hơn để chơi với con và trò chuyện với con
  • Không gây áp lực nhiều cho con để con bị căng thẳng và lo lắng
  • Chăm chút hơn vấn đề dinh dưỡng cho trẻ để bổ sung dưỡng chất
  • Để trẻ được hòa nhập trong nhiều môi trường khác nhau

Bên cạnh đó bố mẹ luôn phải là người bình tĩnh để cùng đồng hành với con bởi việc rèn luyện không thể một sớm một chiều. Và nếu bố mẹ cố gắng ép trẻ luyện tập thì có thể khiến cho trẻ càng bị ảnh hưởng hơn về vấn đề tâm lý.

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ cải thiện tật nói lắp
Chú trọng vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ cải thiện chứng nói lắp

Việc nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân cũng như phương pháp can thiệp của chứng nói lắp ở trẻ trong giai đoạn sớm có thể giúp trẻ có nhiều cơ hội để khôi phục nhanh hơn. Do đó bố mẹ cần thường xuyên theo dõi con và nếu thấy có vấn đề bất thường về ngôn ngữ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế chuyên sâu để được các chuyên gia hỗ trợ và tìm giải pháp can thiệp tốt nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận