Theo các chuyên gia, tật nói lắp có thể cải thiện bằng các phương pháp trị liệu phù hợp với từng trẻ. Tuy nhiên, mất khá nhiều thời gian và công sức của bố mẹ nên cần sự kiên trì của bố mẹ. Để tìm hiểu thêm những cách sửa cho trẻ hết nói lắp, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Nói lắp có chữa được không?
Theo các bác sĩ, tật nói lắp ở trẻ có thể cải thiện được bằng một số phương pháp đơn giản bố mẹ có thể tập tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, không phải bất cứ trẻ nào nói lắp cũng có thể can thiệp được tại nhà vì sẽ có mức độ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ khác nhau. Tuỳ vào trường hợp của trẻ sẽ có những phương pháp chữa khác nhau.
Hiện nay được xác định có hai trường hợp nói lắp là:
- Nói lắp tạm thời
- Nói lắp mãn tính
Để nhận biết được trường hợp trẻ nhà mình mắc phải không phải điều dễ dàng, nhưng bố mẹ đừng quá lo nhé, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ để xác định được tình trạng của trẻ để trị liệu phương pháp phù hợp.
- Di truyền: Nếu như trong gia đình có 1-2 người nói lắp, khi sinh ra trẻ nói lắp thì phần lớn là do trẻ ảnh hưởng bởi gen di truyền từ gia đình.
- Lứa tuổi: Với những trẻ nói lắp trước 2 tuổi có thể xem là nói lắp tạm thời, tuy nhiên sau 3 tuổi tình trạng này vẫn diễn ra thì tỷ lệ lớn trẻ chậm nói mạn tính.
- Giới tính: Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ bé trai mắc nói lắp mạn tính cao hơn so với bé gái
- Khiếm khuyết ngôn ngữ: Nếu như trẻ nói lắp kèm theo những biểu hiện khó khăn trong quá trình nghe, nói, trẻ diễn đạt kém thì tỷ lệ lớn trẻ mắc chứng nói lắp mãn tính.
Cách chữa nói lắp cho trẻ
Theo các chuyên gia, trẻ sửa nói lắp được có rất nhiều cách, tuy nhiên không phải cách nào cũng có thể khắc phục hiệu quả cho trẻ vì mỗi trẻ có nguyên nhân nói lắp khác nhau. Mặc dù đây chỉ là tật là trẻ mắc phải, tuy nhiên nếu như trẻ không được can thiệp sớm, trẻ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để giúp con cải thiện.
Cách chữa nói lắp hiệu quả bằng âm ngữ trị liệu
Can thiệp bằng âm ngữ trị liệu là cách chữa nói lắp hiệu quả nhất hiện nay đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Tuy nhiên, phương pháp này mất khá nhiều thời gian của bố mẹ nên nhiều phụ huynh không tin tưởng vào âm ngữ trị liệu.
Tuy nhiên đây là một phương pháp can thiệp phục hồi chức năng, không phải là phương pháp y khoa nên không thể cải thiện nhanh chóng cho trẻ ngày một ngày hai được. Ngoài ra, thời gian trị liệu cho trẻ còn phụ thuộc vào thể trạng của trẻ và mức độ nói lắp của trẻ.
Không phải trẻ nào nói lắp cũng cần can thiệp âm ngữ trị liệu, khi thấy con có dấu hiệu nói lắp đặc biệt nói lắp khi căng thẳng, bố mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng để được nhà chuyên môn kiểm tra và đánh giá mức độ của trẻ. Tùy vào tình trạng, có thể sẽ có những cách khắc phục trẻ nói lắp khác nhau.
Cách khắc phục trẻ nói lắp tại nhà
Ngoài những giờ trị liệu âm ngữ tại trung tâm thì bố mẹ nên tự tập cho con tại nhà để hỗ trợ con cải thiện nói lắp có hiệu quả hơn. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ có thể tự áp dụng tập luyện tại nhà cho trẻ.
Cho trẻ tập bài tập thở
Bố mẹ sẽ được những nhà chuyên môn hướng dẫn chi tiết các bài tập thở để bố mẹ tập ở nhà cho trẻ có hiệu quả nhất.
Tùy vào thể trạng của từng trẻ sẽ có hơi thở khác nhau, vì vậy mỗi trẻ sẽ có các bài tập thở khác nhau.
Điều chỉnh nhịp điệu khi trẻ nói
Khi trẻ nói lắp, bố mẹ nên khuyên trẻ điều chỉnh dần dần, không nên bắt ép trẻ phải sửa đổi luôn, sẽ khiến cho trẻ bị áp lực mỗi khi nói chuyện.
- Chủ động khuyên trẻ chỉ cần nói những câu ngắn, nói chậm rãi để trẻ thoải mái hơn trong quá trình giao tiếp.
- Sau một thời gian, tăng dần mức độ câu lên cho trẻ nói, tuy nhiên chỉ cần nói chậm rãi để hạn chế được tình trạng nói lắp.
- Khi trò chuyện với trẻ, bố mẹ nên nói chuyện với tốc độ chậm rãi, nói những từ đơn giản để trẻ có thể hiểu được. Nói với tốc độ quá nhanh và những từ quá khó trẻ sẽ không hiểu và nói theo chính xác được.
- Bố mẹ nên khuyến khích những người thân khi giao tiếp với trẻ cũng nói với tốc độ chậm rãi để trẻ dần hình thành thói quen nói chính xác các từ.
Cho trẻ thực hành thư giãn
Sau khi trẻ nói lắp được bố mẹ sửa lỗi cho, nên cho trẻ thư giãn bằng một số bước sau để trẻ được thoải mái hơn, tránh tình trạng trẻ bị áp lực sau khi vừa sửa lỗi.
Bố mẹ có thể thực hiện cho trẻ bằng quy trình dưới đây:
- Trước khi trẻ nói, khuyến khích trẻ hít sâu thở ra từ 3-5 lần, khi trẻ nói sẽ hạn chế được các lỗi trẻ có nguy cơ mắc phải hơn.
- Cho trẻ tập ngồi, nhắm mắt, hít thở sâu, đều từ 1–15 phút, mỗi ngày nên động viên trẻ tập từ 2-3 lần để cơ thể được thoải mái hơn.
Massage cho trẻ hàng ngày
Hàng ngày bố mẹ nên thực hiện massage cho trẻ hàng ngày quanh cơ miệng để cải thiện được máu lưu thông. Khi các mạch máu quanh cơ miệng của trẻ được cải thiện sẽ hạn chế được cơ miệng của trẻ co thắt giúp trẻ nói chuyện dễ dàng hơn.
Lưu ý khi bố mẹ sửa nói lắp cho trẻ tại nhà
Khi tự tập luyện cho trẻ tại nhà, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo việc tập luyện sẽ có hiệu quả nhất.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu nói lắp cùng các biểu hiện bất thường khác, bố mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng của trẻ, đưa ra những phương pháp phù hợp nhất với con.
- Trong quá trình tập luyện, nếu như trẻ không đáp ứng được yêu cầu của bố mẹ cũng không được mắng trẻ. Việc làm này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ hơn.
- Khi con đang nói, mặc dù con nói chậm, nói lắp cũng kiên nhẫn nghe con nói hết câu, không ngắt ngang câu con nói. Việc bố mẹ giành nói trước hoặc cắt ngang câu con nói có thể khiến cho trẻ nghĩ rằng lời nói của con không được lắng nghe, con sẽ hạn chế nói vào những lần sau.
- Không cần quan tâm đến việc trẻ nói đúng hay sai những khi trẻ nói lên ý kiến cá nhân, bố mẹ nên lắng nghe để hiểu được suy nghĩ của con. Bố mẹ lắng nghe suy nghĩ của trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác tin tưởng và sẽ bày tỏ suy nghĩ vào những lần sau.
- Khi dạy học cho trẻ, bố mẹ nên áp dụng một số trò chơi xen lẫn để con không bị dễ chán với việc học.
Trong quá trình dạy học cho con, nếu như bố mẹ không nắm vững các lưu ý trên, mắc phải một trong những lưu ý trên có thể khiến quá trình dạy học phản tác dụng, càng khiến tình trạng của con nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chữa nói lắp cho trẻ, hy vọng với những nội dung trên, bố mẹ sẽ nắm rõ hơn những thông tin về sửa nói lắp và giải đáp được thắc mắc nói lắp có chữa được không. Bố mẹ chính là người bạn có ý nghĩa quan trọng nhất với con, đồng hành cùng con qua ngày tháng để con tiến bộ hơn. Chúc cho tật nói lắp của bé nhà mình sẽ sớm cải thiện.